Cần ngăn ngừa hành vi quấy rối, xâm hại phụ nữ và trẻ em trên không gian mạng
Cần ngăn ngừa hành vi quấy rối, xâm hại phụ nữ và trẻ em trên không gian mạng

Cần ngăn ngừa hành vi quấy rối, xâm hại phụ nữ và trẻ em trên không gian mạng

Thưa luật sư, đối với những hành vi quấy rối, đe doạ, lừa đảo trực tuyến sẽ bị xử lý ra sao?

Thạc sĩ.Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám Đốc Công ty Luật TNHH TGS (Đoàn Luật Sư Thành Phố Hà Nội):

Tùy thuộc vào tính chất và mức độ vi phạm thì hành vi quấy rối, đe dọa, lừa đảo trên không gian mạng sẽ có thể bị xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội danh tương ứng với từng hành vi phạm cụ thể.

Theo quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 101 và điểm g Khoản 3 điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP của Chính phủ, thì các hành vi lợi dụng mạng xã hội để cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân;” hoặc “cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác;” sẽ bị  phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người vi phạm là tổ chức. Trường hợp cá nhân có hành vi vi phạm như của tổ chức thì mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức. Ngoài ra, người vi phạm còn bị buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn hoặc thông tin vi phạm pháp luật nêu trên.

Nếu hành vi phạm ở mức độ nghiêm trọng thì còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về “Tội làm nhục người khác” (Điều 155 BLHS), với mức hình phạt cao nhất là 05 năm năm tù; hoặc “Tội vu khống” (Điều 156 BLHS), với mức phạt cao nhất là 07 năm tù.

Ngoài ra việc “sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội” cũng được coi là tình tiết định khung tặng nặng trách nhiệm hình sự đối với các tội danh này.

Còn đối với hành vi lợi dụng không gian mạng để lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính, với mức phạt phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng (Khoản 1 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP của Chính phủ)

Trong trường hợp vi phạm nghiêm trọng thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về “tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (174 BLHS), với hình phạt cao nhất lên đến 20 năm hoặc tù chung thân; hoặc  “Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản (Điều 290 BLHS), với loại và mức hình phạt là phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến đến 20 năm tù.

Ngoài ra, người vi phạm còn có trách nhiệm bồi thường toàn bộ các thiệt hại về vật chất và tinh thần đã gây ra cho người bị hại theo quy định của Luật dân sự.

Theo luật sư, vì sao phụ nữ và trẻ em gái lại là đối tượng dễ bị quấy rối, xâm hại khi tham gia môi trường mạng

Thạc sĩ.Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám Đốc Công ty Luật TNHH TGS (Đoàn Luật Sư Thành Phố Hà Nội):

Thực tế, nạn nhân bị quấy rối, xâm hại trên không gian mạng thường là phụ nữ và trẻ em gái là do những quan điểm bất bình đẳng giới, những định kiến xã hội lạc hậu, lệch lạc về nữ giới, đặc biệt là đối với xã hội Châu á (nơi tư tưởng gia trưởng, trọng nam khinh nữa vẫn còn tồn tại khá dai dẳng, như là quan miệm “làm hoa cho người ta hái, làm gái cho người ta trêu”). Đồng thời, phụ nữ và trẻ em gái là những đối tượng yếu thế, khả năng phản kháng, tự bảo vệ mình thường mềm yếu hơn, thậm chí rất nhiều người đã chọn cách im lặng, cam chịu trước các hành vi xâm hại. Do đó, các đối tượng đã lợi dụng những điều đó để thực hiện các hành vi vi phạm đối với phụ nữ và trẻ em gái, để lại những hệ lụy rất tiêu cực về tâm lý, tinh thần, thiệt hại về tài sản cho các nạn nhân.

Những quy định xử phạt tại VN đã đủ sức răn đe đối với những kẻ xấu đang lợi dụng môi trường mạng để thực hiện những hành vi quấy rối, đe doạ, lừa đảo hay chưa?

Thạc sĩ. Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám Đốc Công Ty Luật TNHH TGS (Đoàn Luật Sư Thành Phố Hà Nội)

Hiện nay, hệ thống pháp luật của chúng ta có rất nhiều các quy định để xử lý các hành vi vi phạm này, từ các chế tài hành chính, dân sự cho đến hình sự. Tuy nhiên, khâu thực thi pháp luật của chúng ta chưa thực sự hiệu quả, các vụ việc bị điều tra, xử lý chưa tương xứng với thực trạng của loại hành vi vi phạm này, dẫn đến tình trạng nhờn luật, không đủ sức răn đe và phòng ngừa vi phạm.

Theo ông cần có những giải pháp gì để ngăn ngừa những hành vi như vậy?

Thạc sĩ. Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám Đốc Công ty Luật TNHH TGS (Đoàn Luật Sư Thành Phố Hà Nội)

Trước hết, các phụ huynh, các gia đình có các em nhỏ và nhà trường cần phải thường xuyên quan tâm, giáo dục các em về những hiểu biết và kỹ năng cần thiết, để phòng tránh và xử lý các tình huống bị quấy rối, xâm hại khi sử dụng mang internet. Đồng thời, cũng phải có những biên pháp giám sát, quan tâm phù hợp và đúng mức đối với các em, để kịp thời phát hiện những biểu hiện bất thường, những vụ việc xâm hại, để có thể nhanh chóng xử lý, tránh các hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.

Đối với chị em phụ nữ thì cũng cần phải có các biện pháp bảo vệ mình (không nên đăng tải những thông tin, hình ảnh mang tính quá riêng tư hoặc nhậy cảm), cảnh giác trong việc trao đổi thông tin với người lạ, áp dụng các biện pháp bảo vệ bí mật thông tin cá nhân khi sử dụng mạng intrenet.  Khi bị quấy rối hoặc xâm phạm thì không nên in lặng mà phải nhanh chóng thông báo cho nhà cung cấp dịch vụ, hoặc các cơ quan có thẩm quyền, để kịp thời ngăn chặn và xử lý các đối tượng vi phạm theo đúng quy định của pháp luật.

Các cơ quan chức năng cũng cần phối hợp với các đoàn thể xã hội, các cơ quan báo chí đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật, kiến thức và kỹ năng phòng chống việc bị quấy rối, xâm phạm trên không gian mạng, đặc biệt là đối với phụ nữ và trẻ em gái.

Đồng thời, chúng ta cũng phải hoàn thiện hơn nữa các quy định của pháp luật, cơ chế phòng chống, phối hợp giữa các cơ quan hữu quan, để có thể thường xuyên kiểm tra, kịp thời phát hiện và xử lý thật nghiêm minh các hành vi phạm, để tăng cường tính răn đe và phòng ngừa vi phạm, cũng như có thể triển khai đồng bộ và thống nhất các giải pháp phòng chống hiệu quả vấn nạn này.

»BÁO CHÍ ĐƯA TIN:

Ý kiến của Luật sư Nguyễn Đức Hùng được Truyền Hình Thông Tấn VNews đăng tải trong phóng sự: https://vnews.gov.vn/video/goc-nhin-vnews-ngay-25-03-2022-33745.htm

 

call-to-like

Đội ngũ luật sư đất đai – Hãng Luật TGS LAWFIRM

lstuan

 

Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS

Ông là một luật sư giỏi có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai. Luật sư đã tham gia tranh tụng nhiều vụ án tranh chấp đất đai, vụ án hình sự, kinh tế, thương mại,.. trên toàn quốc.

lshunga

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám Đốc Công ty Luật TGS

Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng là một luật sư giỏi, đã từng công tác tại Công ty Luật TNHH NHB và nhiều công ty luật có thương hiệu khác, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Đất đai, hình sự, dân sự.

lshungb

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Luật sư Công ty Luật TGS

Luật sư Đức Hùng từng công tác tại nhiều tổ chức hành nghề luật sư uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tranh tụng hình sự, đất đai, tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình.

lsson

 

Luật sư Hà Huy Sơn – Luật sư Công ty Luật TGS

Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực hình sự. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Hình Sự, luật sư Hà Huy Sơn đã gây dựng được cho mình thương hiệu riêng và sự uy tín vững chắc đối với khách hàng.

tu van
ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS Law
  • Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Điện thoại: 0984.769.278
  • Email: contact.tgslaw@gmail.com
  • Hotline: 0985.928.544 - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!