Tình huống pháp luật: Ngang nhiên xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp Kem 35

Tình huống pháp luật: Ngang nhiên xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp

Theo phản ánh của Công ty cổ phần Tràng Tiền Tràng Tiền 35 ( địa chỉ số 138, tổ 10, phố Phúc Tân, Hoàn Kiếm, Hà Nội) với DN&PL, hiện công ty này đang bị 02 công ty xâm phạm nghiêm trọng quyền sở hữu công nghiệp mà chưa được cơ quan chức năng vào cuộc xử lý.

Công ty cổ phần Tràng Tiền Tràng Tiền 35 là công ty chuyên sản xuất các mặt hàng thực phẩm chủ yếu là sản phẩm Kem lạnh các loại (kem ăn) mang nhãn hiệu hàng hóa “35 và hình” và nhãn hiệu hàng hóa “kem 35, Tràng Tiền và hình”. Nhãn hiệu này đã được đăng ký tại Cục Sở hữu Công nghiệp theo Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa số 143378 cấp ngày 9/3/2010 và Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa số 277502 cấp ngày 13/3/2017 cho sản phẩm “Kem lạnh các loại (Kem ăn)” thuộc nhóm 30.

Tuy nhiên, hiện nay, trên thị trường có 02 công ty là Công ty Cổ phần dịch vụ và Thương mại Tràng Tiền ( địa chỉ: số 4 ngách 95/8/7 ngõ 95 Linh Đàm, Hoàng Mai, Hà Nội) và Công ty Cổ phần Công nghệ Thực Phẩm Tràng Tiền (địa chỉ: 128 Hàng Trống, Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp mà Công ty Cổ phần Tràng Tiền Tràng Tiền 35 đã đăng ký. Hành vi vi phạm của 02 công ty nêu trên là cố ý “ bắt chước” dấu hiệu “kem 35, Tràng Tiền và hình” của Công ty Cổ phần Tràng Tiền Tràng Tiền 35 đã được đăng ký sở hữu công nghiệp. Đây là hành vi vi phạm nghiêm trọng ảnh hưởng đến uy tín và thương mại của Công ty Cổ phần Tràng Tiền Tràng Tiền 35.

Để làm rõ những nội dung xâm phạm trên, ngày 27/7/2018. Công ty Cổ phần Tràng Tiền Tràng Tiền 35 đã gửi mẫu vật có dấu hiệu xâm phạm đến Viện Khoa học sở hữu trí tuệ – Bộ Khoa học và Công nghệ để giám định. Ngày 13/8/2018, Viện Khoa học sở hữu trí tuệ đã tiến hành giám định và có Kết luận số NH358 – 18YC/KLGĐ và kết luận số  NH359 – 18YC/KLGĐ khẳng định Công ty Cổ phần dịch vụ và Thương mai Tràng Tiền và Công ty Cổ phần Công nghệ Thực Phẩm Tràng Tiền đã vi phạm quyền sở hữu công nghiệp của Công ty Cổ phần Tràng Tiền Tràng Tiền 35.

Ông Hoàng Văn Nhật giám đốc Công ty cổ phần Tràng Tiền Tràng Tiền 35 cho biết: “Kem 35 của công ty từ lâu đã trở thành một món ăn vặt được người dân Hà Thành và những thực khách phương xa yêu mến bởi phong cách thưởng thức khác lạ cùng những hương vị ngọt thơm tự nhiên.”

Trong quá trình hoạt động của mình, kem ngon Tràng Tiền luôn chú trọng và đặt sức khỏe của người tiêu dùng lên hàng đầu khi phát triển sản xuất và kinh doanh. Nguồn nguyên liệu để chế biến lên những loại kem ngon Hà Nội này là những nguồn nguyên liệu chất lượng, được kiểm định chặt chẽ và khắt khe trước khi đưa vào sản xuất.

Công thức sản xuất các loại kem 35 Tràng Tiền được nghiên cứu và sử dụng độc quyền, chúng tôi tuyệt đối nói không với các sản phẩm đường hóa học cũng như các chất phụ gia bảo quản. Vì vậy mà kem Tràng Tiền 35 luôn đạt chất lượng tốt và hoàn hảo nhất khi được cung ứng ra thị trường.Bởi những cố gắng và nỗ lực không ngừng của mình mà kem ngon Tràng Tiền đã nhận được rất nhiều các giấy chứng nhận cũng như các giải thưởng uy tín.

Hiện nay, Công ty Cổ phần dịch vụ và Thương mại Tràng Tiền và Công ty Cổ phần Công nghệ Thực Phẩm Tràng Tiền đang cố tình “bắt chước” các dấu hiệu trên bao bì các sản phẩm của chúng tôi làm người tiêu dùng nhầm tưởng sản phẩm mà lâu nay họ tin dùng. Đây là hành vi vi phạm pháp luật sở hữu công nghiệp nghiêm trọng, gây ảnh hướng lớn đến uy tín, hình ảnh của công ty cũng như sức khoẻ của người tiêu dùng. “Chúng tôi sẽ tiếp tục khiếu nại đến các cơ quan chức năng để ngăn chặn việc làm của Công ty Cổ phần dịch vụ và Thương mại Tràng Tiền và Công ty Cổ phần Công nghệ Thực Phẩm Tràng Tiền”, ông Nhật cho biết.

>>Có thể bạn quan tâm: Thực trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam

ngang-nhien-xam-pham-quyen-so-huu-cong-nghiep-kem-35

Câu hỏi:

1. Trong tình huống này, để bảo vệ quyền lợi của mình, Công ty cổ phần Tràng Tiền Tràng Tiền 35 cần phải làm gì?

2. Căn cứ theo các quy định hiện hành, hành vi của Công ty Cổ phần dịch vụ và Thương mại Tràng Tiền và Công ty Cổ phần Công nghệ Thực Phẩm Tràng Tiền đã vi phạm những điều nào, khoản nào?

3. Hành vi này sẽ bị xử lý như thế nào, cơ quan nào có trách nhiệm giải quyết quyền lợi của Công ty cổ phần Tràng Tiền Tràng Tiền 35.

Ý kiến của Luật sư Hãng Luật TGS:

1. Trong tình huống này, để bảo vệ quyền lợi của mình, Công ty cổ phần Tràng Tiền Tràng Tiền 35 cần phải làm gì?

Dựa vào kết quả giám định, chủ thể quyền có thể lựa chọn các phương án sau đây để xử lý hành vi xâm phạm quyền:

Phương án 1: Doanh nghiệp có thể thực hiện quyền tự bảo vệ như sau:

– Căn cứ theo Khoản 3 Điều 21 Văn bản hợp nhất số 03- VBHN/BKHCN năm 2014 thì chủ thể có thể thực hiện quyền tự bảo vệ như sau:

– Yêu cầu các chủ thể xâm phạm chấm dứt ngay hành vi xâm phạm bằng cách gửi văn bản thông báo cho người xâm phạm. Trong văn bản thông báo phải có các thông tin chỉ dẫn về căn cứ phát sinh, Văn bằng bảo hộ, phạm vi, thời hạn bảo hộ và phải ấn định một thời hạn hợp lý để người xâm phạm chấm dứt hành vi xâm phạm.

Phương án 2: Yêu cầu cơ quan chức năng xử lý hành vi xâm phạm của bên vi phạm (tùy từng mức độ xâm phạm, tính chất có thể gửi đến cơ quan yêu cầu xử lý dân sự, hành chính, hình sự).

– Cơ quan có thẩm quyền giải quyết hành vi vi phạm: Đơn yêu cầu xử lý xâm phạm được nộp cho cơ quan có thẩm quyền xử lý xâm phạm cụ thể cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính là cơ quan Thanh tra, Công an, Quản lý thị trường, Hải quan, Uỷ ban nhân dân cấp quận/huyện, cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm dân sự, hình sự là cơ quan tòa án nhân dân cấp quận/huyện.

– Nội dung đơn yêu cầu xử lý xâm phạm: Căn cứ theo Điều 22 -Văn bản hợp nhất số 03- VNHN/BKHCN năm 2014 quy định như sau:

“1. Đơn yêu cầu xử lý xâm phạm phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

a) Ngày, tháng, năm làm đơn yêu cầu;

b) Tên, địa chỉ của người yêu cầu xử lý xâm phạm; họ tên người đại diện, nếu yêu cầu được thực hiện thông qua người đại diện;

c) Tên cơ quan nhận đơn yêu cầu;

d) Tên, địa chỉ của người xâm phạm; tên, địa chỉ của người bị nghi ngờ là người xâm phạm trong trường hợp yêu cầu tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu bị nghi ngờ xâm phạm;

đ) Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân có quyền, lợi ích liên quan (nếu có);

e) Tên, địa chỉ của người làm chứng (nếu có);

g) Thông tin tóm tắt về quyền sở hữu trí tuệ bị xâm phạm: loại quyền, căn cứ phát sinh quyền, tóm tắt về đối tượng quyền;

h) Thông tin tóm tắt về hành vi xâm phạm: ngày, tháng, năm và nơi xảy ra xâm phạm, mô tả vắn tắt về sản phẩm xâm phạm, hành vi xâm phạm và các thông tin khác (nếu có).

Đối với đơn đề nghị tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu bị nghi ngờ xâm phạm thì cần có thêm thông tin về cách thức xuất khẩu, nhập khẩu, nước xuất khẩu, cách thức đóng gói, người xuất khẩu, nhập khẩu hợp pháp, đặc điểm phân biệt hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu hợp pháp với hàng hóa xâm phạm; nguy cơ xảy ra các tình huống cần áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt và các thông tin khác (nếu có);

i) Nội dung yêu cầu áp dụng biện pháp xử lý xâm phạm;

k) Danh mục các tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn;

l) Chữ ký của người làm đơn và đóng dấu (nếu có).

2. Đơn yêu cầu xử lý xâm phạm phải có các tài liệu, chứng cứ kèm theo nhằm chứng minh yêu cầu đó.”

2. Căn cứ theo các quy định hiện hành, hành vi của Công ty Cổ phần dịch vụ và Thương mại Tràng Tiền và Công ty Cổ phần Công nghệ Thực Phẩm Tràng Tiền đã vi phạm những điều nào, khoản nào?

Hành vi của Công ty Cổ phần dịch vụ và Thương mại Tràng Tiền và Công ty Cổ phần Công nghệ Thực Phẩm Tràng Tiền đã xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu của Công ty cổ phần Tràng Tiền Tràng Tiền 35. Căn cứ theo Điều 129 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi năm 2009 quy định về hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý. Cụ thể như sau:

“1. Các hành vi sau đây được thực hiện mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu thì bị coi là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu:

c) Sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng, tương tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ;”

tổng đài tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ

3. Hành vi này sẽ bị xử lý như thế nào, cơ quan nào có trách nhiệm giải quyết quyền lợi của Công ty cổ phần Tràng Tiền Tràng Tiền 35 ?

Tùy vào mức độ và hành vi của bên xâm phạm mà có thể quyết định việc áp dụng các biện pháp dân sự, hành chính hay hình sự cho phù hợp.

– Biện pháp dân sự: được áp dụng để xử lý hành vi xâm phạm theo yêu cầu của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ – hoặc của tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hành vi xâm phạm gây ra, kể cả khi hành vi đó đã hoặc đang bị xử lý bằng biện pháp hành chính hoặc biện pháp hình sự. Các biện pháp dân sự được áp dụng theo quy định tại Điều 202 luật sở hữu trí tuệ. Theo đó toà án áp dụng các biện pháp dân sự sau đây để xử lý tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ:

+ Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm;

+ Buộc xin lỗi, cải chính công khai;

+ Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự;

+ Buộc bồi thường thiệt hại;

+ Buộc tiêu huỷ hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hoá, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ.

– Biện pháp hành chính: được áp dụng để xử lý hành vi xâm phạm thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 211 Luật Sở hữu trí tuệ. Các biện pháp hành chính được áp dụng theo quy định tại Điều 214 Luật Sở hữu trí tuệ. Theo đó:

“1. Tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ quy định tại khoản 1 Điều 211 của Luật này bị buộc phải chấm dứt hành vi xâm phạm và bị áp dụng một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:

a) Cảnh cáo;

b) Phạt tiền.

2. Tuỳ theo tính chất, mức độ xâm phạm, tổ chức, cá nhân xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

a) Tịch thu hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ, nguyên liệu, vật liệu, phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ;

b) Đình chỉ có thời hạn hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực đã xảy ra vi phạm.

3. Ngoài các hình thức xử phạt quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, tổ chức, cá nhân xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ còn có thể bị áp dụng một hoặc các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:

a) Buộc tiêu huỷ hoặc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ;

b) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam đối với hàng hoá quá cảnh xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc buộc tái xuất đối với hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ, phương tiện, nguyên liệu, vật liệu nhập khẩu được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ sau khi đã loại bỏ các yếu tố vi phạm trên hàng hoá.

4. Mức tiền phạt quy định tại điểm b khoản 1 Điều này được ấn định ít nhất bằng giá trị hàng hoá vi phạm đã phát hiện được và nhiều nhất không vượt quá năm lần giá trị hàng hoá vi phạm đã phát hiện được.”

– Biện pháp hình sự: được áp dụng trong trường hợp cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có yếu tố cấu thành tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hình sự (Điều 212 Luật Sở hữu trí tuệ).

– Căn cứ theo quy định tai Điều 200 Luật Sở hữu trí tuệ thì trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, các cơ quan Toà án, Thanh tra, Quản lý thị trường, Hải quan, Công an, Uỷ ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Cụ thể việc xử lý đối với hành vi xâm phạm nhan hiệu ra sao bạn xem tại bài viết: Quy trình xử lý xâm phạm nhãn hiệu để rõ hơn cũng như áp dụng cho tình huống nếu không may mà mình có gặp phải để bảo vệ quyền và lợi ích của mình đối với nhãn hiệu

Ngoài ra Công ty Luật TGS sẵn sàng hỗ trợ khách hàng, đồng hành cùng quý khách trên con đường đi tìm công lý, đòi quyền và lợi ích hợp pháp của mình mà mình đã bỏ công, bỏ sức gây dựng bất lâu nay. Dịch vụ xử lý xâm phạm nhãn hiệu nói riêng và xử lý xâm phạm sở hữu trí tuệ nói chung của TGS Law đảm bảo mang đến sự an tâm cho khách hàng. Chúng tôi hiểu được mong muốn của quý khách, luôn nỗ lực, tập trung cao độ để tìm những biện pháp, hướng xử lý có lợi và nhanh nhất cho phía thân chủ. Cụ thể về dịch vụ bạn xem tại bài viết này giúp mình nhé: Dịch vụ xử lý hành vi xâm phạm nhãn hiệu

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của TGS LawFirm về vấn đề của bạn đang thắc mắc cần được giải đáp, trong quá trình giải quyết vụ việc nếu có gì thắc mắc hãy liên hệ tổng đài 1900.8698 để được giải đáp thêm.

call-to-like

Đội ngũ luật sư – Công ty Luật TGS

lstuan

 

Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS

Luật sư Tuấn đạt được nhiều kinh nghiệm tư vấn pháp luật trong các lĩnh vực như khai thác khía cạnh thương mại của Quyền Sở hữu trí tuệ, viễn thông, đầu tư, doanh nghiệp, bất động sản…

thu

 

Nguyễn Thị Hường – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ/Doanh nghiệp

Là chuyên gia pháp lý về lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đã tham gia tư vấn cho các Khách hàng trong và ngoài nước về các vấn đề về đăng ký bảo hộ và giải quyết tranh chấp về Nhãn hiệu, Thương hiệu, Kiểu dáng, Sáng chế, hiện bà là Trưởng Phòng Nhãn hiệu của văn phòng luật TGS.

oanh

 

Nguyễn Thị Oanh – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ

Là một chuyên viên giỏi trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ, doanh nghiệp. Đặc biệt bà Oanh chuyên tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về giấy phép con như: giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động, kiểm nghiệm mỹ phẩm,.....

huongtran

 

Đặng Phương Chi – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ

Là một chuyên gia trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đặc biệt bà Hương là chuyên gia tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về nhãn hiệu, thương hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, bản quyền tác giả,...

tu van
ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS Law
  • Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Điện thoại: 0984.769.278
  • Email: contact.tgslaw@gmail.com
  • Hotline: 0985.928.544 - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!