nghệ sỹ bị xúc phạm trên Internet

Quan điểm của Luật gia Hoàng Ngọc Hoài về việc nghệ sỹ bị xúc phạm trên Internet

Tuesday, tiểu tam, con giáp thứ 13, đối tác…là một loạt cái tên mới mà một số bộ phận dân cư mạng đặt cho Quỳnh Nga ( diễn viên đóng vai Nhã – Về nhà đi con). Mới gần đây nhất, nữ diễn viên chính thức lên tiếng về về những lời xúc phạm của khán giả dành cho cô và gia đình cô… Đây không còn là những câu chuyện hiếm trên showbiz Việt mà trước đó nhiều nghệ sĩ đình đám cũng gặp phải như Đàm Vĩnh Hưng, Hồ Ngọc Hà, Trấn Thành…

Dư luận từ lâu đã là chuyện không thể tránh khỏi đối với các nghệ sĩ. Người nào có sức ảnh hưởng càng lớn trong làng giải trí, được đông đảo khán giả dành cho sự quan tâm lại càng gặp phải những áp lực từ công chúng. Chỉ cần một sai xót nhỏ cũng dễ dàng bị lên án chỉ trích thậm tệ. đặc biệt trong thời dạo công nghệ thông tin bùng nổ như hiện nay, áp lức sẽ tăng lên bởi phần nhiều các phản ứng trái chiều sẽ thông qua mạng xã hội. Chúng ta đã nghe qua không ít nghệ sỹ bị trầm cảm, bị stress nặng, ám ảnh, xóa Facebook bởi những lời nói ác ý từ cộng đồng mạng.

nghệ sỹ bị bôi nhọ trên mạng xã hội
                                                         Vũ và Nhã trong “Về nhà đi con”

Đảm nhiệm một vai diễn nhạy cảm Nhã “tiểu tam” trong bộ phim truyền hình “Về nhà đi con” cô đã nhận phải nhiều lời chỉ trích thậm tệ, thô tục từ phía cộng đồng mạng. Trở thành nhân vật bị ghét nhất phim, khán giả vào trang cá nhân chửi bới, lăng mạ nhân vật và lôi cả tên tuổi Quỳnh Nga và gia đình khiến cô phải bức xúc lên tiếng. Quỳnh Nga chia sẻ: “Các bạn có thể chửi Nhã chửi mình nhưng đừng lôi cả gia đình, bố mẹ mình vào để chửi để châm chọc.” Hay Trấn Thành – Nghệ sĩ hài, diễn viên, MC nổi tiếng cũng đã phải lên tiếng sẽ bằng mọi cách đưa người có người có những lời lẽ ác ý, thô tục đối với vợ anh là ca sĩ Hari Won ra trước pháp luật. Đây chỉ là một trong một vài trường hợp điển hình xảy ra trong thời gian gần đây.

Quan điểm của Luật gia Hoàng Ngọc Hoài về vấn đề nghệ sỹ bị xúc phạm danh sự, nhân phẩm.

Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm là quyền cơ bản của con người được ghi nhận trong Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2013: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.

Căn cứ vào khoản 1 điều 34 Bộ luật dân sựu 2015 quy định: “Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ“. Theo đó, người nào xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác đều bị xử lý. Tùy theo tính chất, mức độ và hậu quả xảy ra, hành vi đó có thể bị xử phạt hành chính, bồi thường thiệt hại hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, hiện nay chưa có bất kì một định nghĩa pháp lý nào giải thích “xúc phạm danh dự nhân phẩm”.

Thạc Sỹ, Luật gia Hoàng Ngọc Hoài (Phó Giám Đốc, Hãng Luật TGS- thuộc Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội).
                   Thạc Sỹ, Luật gia Hoàng Ngọc Hoài – Phó Giám Đốc, Hãng Luật TGS

Do vậy, hiểu thế nào là xúc phạm danh dự nhân phẩm phụ thuộc vào cảm tính của từng người. Đặc biệt, với sự phát triển công nghệ thông tin,sự bùng nổ mạng xã hội như Facebook là của mỗi cá nhân nên nếu cá nhân đó nói những gì về họ không ai cấm. Có thể nói quyền bình luận của cá nhân trên các trang cá nhân là rất thoải mái, như một cách để thể hiện quyền tự do ngôn luận được hiến định. Do đó, ranh giới giữa đúng và sai, giữa phù hợp và không phù hợp là khá mong manh.

Trên thực tế  đã gây lúng túng cho các cơ quan áp dụng pháp luật. Dưới danh nghĩa là một người cảu ngành giải trí hay người của công chúng, thì việc xác định xâm phạm danh dự, nhân phẩm lại càng khó để xem xét và xử lý. Họ thường là những người có sức ảnh hưởng lớn đối với xã hội đạc biệt giới trẻ trong cách suy nghĩ, ăn mặc, cư xử … nên trong một phạm trù nhất định, mọi người có những đánh giá khắt khe, gay gắt hơn đối với những người bình thường.

Biện pháp xử lý hiện nay đối với các trường hợp xúc phạm danh dự, nhân phẩm như thế nào?

Một trong những cách thức đối mặt của các nghệ sĩ hiện nay khi gặp phải những phản ứng trái chiều từ cộng đồng mạng bằng cách “Im lặng”. Tuy nhiên không phải trường hợp nào các nghệ sỹ cũng im lặng cho qua, thay vào đó họ chính thức lên tiếng nhờ sự can thiệp của cơ quan bảo vệ pháp luật như điển hình Nghệ sĩ Trấn Thành chính thức tuyên bố sẽ tìm cho ra người có những lời lẽ cay độc đối với vợ anh buộc phải công khai xin lỗi và chịu trách nhiệm trước pháp luật. Vậy mức độ chịu trách nhiệm trước pháp luật trong trường hợp này như thế nào?

tran-thanh
     Nghệ sĩ Trấn Thành chính thức tuyên bố sẽ tìm cho ra người có những lời lẽ cay độc đối với vợ anh

Tại Điều 34 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín như sau:

Khi có sự yêu cầu can thiệp đối với cơ quan công an, trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu, Cơ quan công an phải đưa ra kết luận nếu kết luận của cơ quan công an xác định hành vi của người đưa thông tin lên mạng xã hội là bịa đặt thì tùy mức độ vi phạm, thiệt hại xảy ra để xử lý trách nhiệm hình sự, xử phạt hành chính người đưa thông tin. Nếu kết luận của cơ quan công an xác minh thông tin trên mạng xã hội là đúng, nhưng rơi vào trường hợp thuộc bí mật đời tư thì người bị xúc phạm vẫn có thể khởi kiện dân sự đòi bồi thường, buộc xin lỗi vì bị xâm phạm bí mật đời tư căn cứ vào các Điều 34 và Điều 38 Bộ luật dân sự.

2. Cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án bác bỏ thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình.

Việc bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín có thể được thực hiện sau khi cá nhân chết theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc con thành niên; trường hợp không có những người này thì theo yêu cầu của cha, mẹ của người đã chết, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.

3. Thông tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng nào thì phải được gỡ bỏ, cải chính bằng chính phương tiện thông tin đại chúng đó. Nếu thông tin này được cơ quan, tổ chức, cá nhân cất giữ thì phải được hủy bỏ.

4. Trường hợp không xác định được người đã đưa tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình thì người bị đưa tin có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố thông tin đó là không đúng.

5. Cá nhân bị thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín thì ngoài quyền yêu cầu bác bỏ thông tin đó còn có quyền yêu cầu người đưa ra thông tin xin lỗi, cải chính công khai và bồi thường thiệt hại

Tại Điều 592 BLDS quy định về thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm được xác định bao gồm:

1. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm bao gồm:

a) Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;

b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút;

c) Thiệt hại khác do luật quy định.

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Căn cứ vào từng trường hợp cụ thể, hành vi đó có thể sẽ bị truy cứu và chịu trách nhiệm và bị xử lý hình sự về tội làm nhục người khác quy định tại Điều 155 Bộ luật Hình sự như sau:

1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

a) Phạm tội 02 lần trở lên;

b) Đối với 02 người trở lên;

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

d) Đối với người đang thi hành công vụ;

đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;

e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;

g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên;

b) Làm nạn nhân tự sát.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Trên thực tế, như đã đề cập ở trên, việc đưa ra những lời nói, những lời bình luận của cư dân mạng rất khó xác định được mức độ tổn thương danh dự, nhân phẩm cũng như tính đúng – sai; phải – trái trong lời nói đó. Đồng thời, mức độ thiệt hại chủ yếu là thiệt hại tinh thần nên khó có thể truy cứu trách nhiệm hình sự đối với họ thay vào họ sẽ bị xử lý dấn sự bằng việc bồi thường dân sự thiệt hại tổn thương tinh thần và công khai xin lỗi.

Trên đây là toàn bộ những quan điểm của chúng tôi dưới góc nhìn của một người học luật, tìm hiểu luật cũng như một cái nhìn khách quan nhất trước vấn đề có rất nhiều lời bình ác ý dành cho những ca sĩ, nghệ sĩ, những người làm nghệ thuật. Liệu rằng chúng ta có đang có cái nhìn quá khắt khe đối với những người làm nghệ thuật? Hay pháp luật chưa thực sự đủ nghiêm minh để đảm bảo tối đa quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín cho những người làm nghệ thuật? Chúng tôi hi vọng nhận được sự trao đổi, nhận xét từ phía các bạn đọc.

Trân trọng cảm ơn!

call-to-like

Đội ngũ luật sư đất đai – Hãng Luật TGS LAWFIRM

lstuan

 

Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS

Ông là một luật sư giỏi có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai. Luật sư đã tham gia tranh tụng nhiều vụ án tranh chấp đất đai, vụ án hình sự, kinh tế, thương mại,.. trên toàn quốc.

lshunga

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám Đốc Công ty Luật TGS

Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng là một luật sư giỏi, đã từng công tác tại Công ty Luật TNHH NHB và nhiều công ty luật có thương hiệu khác, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Đất đai, hình sự, dân sự.

lshungb

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Luật sư Công ty Luật TGS

Luật sư Đức Hùng từng công tác tại nhiều tổ chức hành nghề luật sư uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tranh tụng hình sự, đất đai, tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình.

lsson

 

Luật sư Hà Huy Sơn – Luật sư Công ty Luật TGS

Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực hình sự. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Hình Sự, luật sư Hà Huy Sơn đã gây dựng được cho mình thương hiệu riêng và sự uy tín vững chắc đối với khách hàng.

tu van
ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS Law
  • Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Điện thoại: 0984.769.278
  • Email: contact.tgslaw@gmail.com
  • Hotline: 0985.928.544 - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!