Những bất cập trong quy định của Luật Sở hữu trí tuệ về đăng ký bản quyền
Những bất cập trong quy định của Luật Sở hữu trí tuệ về đăng ký bản quyền

Những bất cập trong quy định của Luật Sở hữu trí tuệ về đăng ký bản quyền

Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ, việc đăng ký bản quyền ở Việt Nam dựa theo nguyên tắc người nộp đơn đầu tiên sẽ được quyền ưu tiên, cho dù tên mà họ đăng ký bảo hộ là của người khác. Vậy quy định của Luật Sở hữu trí tuệ còn có những bất cập gì và cần sửa đổi theo hướng nào để phù hợp với điều kiện thực tế ?

Những bất cập trong quy định về đăng ký bản quyền của Luật Sở hữu trí tuệ

Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) được xây dựng trên những nguyên tắc cơ bản là: kế thừa có chọn lọc, bổ sung các quy định còn thiếu, các quy định mới về sở hữu trí tuệ (viết tắt SHTT) đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ giữa các quy định pháp luật SHTT và giữa các quy định liên quan đến SHTT của các ngành luật khác; đảm bảo sự tương thích giữa các quy định SHTT của Việt nam và các công ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, các Hiệp định song phương, đa phương khác mà Nhà nước ta đã ký kết; đảm bảo các quy định về quyền SHTT phù hợp với điều kiện của Việt Nam. Tuy nhiên, nếu xem xét kỹ lưỡng những quy định của pháp luật hiện hành về SHTT, theo tác giả vẫn còn một số hạn chế, bất cập cần được nghiên cứu sửa đổi, bổ sung cho phù hợp hơn với thực tiễn, cụ thể:

Thứ nhất, Tại khoản 4 Điều 19 Luật sở hữu trí tuệ quy định tác giả có quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả. Quy định này dễ gây hiểu nhầm, bởi theo đó tác giả chỉ có quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào khi hành vi đó gây phương hại đến danh dự và uy tín tác giả, còn nếu không gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả thì “vô tư”, vì vậy, nên tình trạng cắt xén nội dung tác phẩm của các tác giả để biến tấu thành sản phẩm “trí tuệ” của chính mình đang diễn ra tương đối nhiều.

Thứ hai, Tại khoản 1 Điều 20 Luật SHTT có quy định về quyền tài sản, tuy nhiên, những quy định của Luật SHTT rất chung chung, cần phải được cụ thể hơn nữa trong văn bản hướng dẫn thi hành Luật này. Hơn nữa, trong các quyền tài sản mà nhà làm luật liệt kê tại Điều 20 Luật SHTT, theo tác giả còn thiếu cũng có ý nghĩa là quyền tài sản trong lĩnh vực SHTT, đó là quyền biểu diễn tác phẩm trước công chúng. Thực ra, quyền biểu diễn tác phẩm trước công chúng là một cách thức truyền đạt tác phẩm tới công chúng, cho nên, không nhất thiết phải tách ra quy định thành một quyền riêng.

Thứ ba, Tại Điều 213 Luật SHTT quy định hàng hoá giả mạo về SHTT, theo đó, hàng hoá giả mạo nhãn hiệu hàng hoá là hàng hoá, bao bì của hàng hoá có gắn nhãn hiệu, dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó mà không được phép của chủ nhãn hiệu hoặc của cơ quan quản lý chỉ dẫn địa lý. Thuật ngữ “khó phân biệt” có phải là “tương tự” không? Hơn nữa, Điều 213 Luật SHTT có tên gọi là “Hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ” nhưng khoản 1 của điều luật này lại quy định rằng “hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này bao gồm hàng hoá giả mạo nhãn hiệu và giả mạo chỉ dẫn địa lý”. Vậy nếu hàng hoá được sản xuất theo quy trình đã được bảo hộ là sáng chế có phải là hàng hoá giả mạo về SHTT hay không?

Kiến nghị sửa đổi để phù hợp với điều kiện thực tế

Trước hết, cần phải nhận thức sâu sắc vai trò, tầm quan trọng của sở hữu trí tuệ, phải coi SHTT là một công cụ đắc lực để phát triển kinh tế; hơn nữa, hoàn thiện pháp luật SHTT là điều bắt buộc các quốc gia phải thực hiện trong tiến trình hội nhập quốc tế. Từ những hạn chế vừa nêu, Luật sư đề xuất vài kiến nghị sau:

Một là, cần sửa đổi quy định hiện hành thành tác giả có quyền:“bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt, lắp ghép hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào”.

Hai là, tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp luật về sở hữu trí tuệ và xử lý hành vi xâm phạm sở hữu trí tuệ cho phù hợp, đáp ứng được các yêu cầu thực tế hiện nay. Hiện nay, các quy định về các tội xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ vẫn còn các điểm yếu, dẫn đến hiệu quả thực thi còn hạn chế và chưa đáp ứng được yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ một cách đầy đủ. Đây là một trong những bất lợi của Việt Nam trong tiến trình hội nhập thương mại quốc tế.

Ba là, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra; phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng và chủ sở hữu, thông qua các biện pháp nghiệp vụ để phát hiện tội phạm, kiên quyết xử lý đúng pháp luật, công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng để toàn dân được biết. Nâng cao hơn nữa vai trò của tòa án trong việc xét xử nghiêm minh các hành vi xâm phạm nghiêm trọng quyền sở hữu trí tuệ. Đồng thời, tổ chức xây dựng lực lượng chuyên trách về sở hữu trí tuệ, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tăng cường cơ sở vất chất kỹ thuật để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

»BÁO CHÍ ĐƯA TIN:

Báo điện tử Kinh tế & Đô thị – Cơ quan chủ quản UBND TP Hà Nội đăng tải ý kiến của Luật sư Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công Ty Luật TGS (Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội): https://kinhtedothi.vn/tranh-chap-ban-quyen-lam-gi-de-bao-ve-tai-san-tri-tue.html

call-to-like

Đội ngũ luật sư – Công ty Luật TGS

lstuan

 

Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS

Luật sư Tuấn đạt được nhiều kinh nghiệm tư vấn pháp luật trong các lĩnh vực như khai thác khía cạnh thương mại của Quyền Sở hữu trí tuệ, viễn thông, đầu tư, doanh nghiệp, bất động sản…

thu

 

Nguyễn Thị Hường – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ/Doanh nghiệp

Là chuyên gia pháp lý về lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đã tham gia tư vấn cho các Khách hàng trong và ngoài nước về các vấn đề về đăng ký bảo hộ và giải quyết tranh chấp về Nhãn hiệu, Thương hiệu, Kiểu dáng, Sáng chế, hiện bà là Trưởng Phòng Nhãn hiệu của văn phòng luật TGS.

oanh

 

Nguyễn Thị Oanh – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ

Là một chuyên viên giỏi trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ, doanh nghiệp. Đặc biệt bà Oanh chuyên tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về giấy phép con như: giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động, kiểm nghiệm mỹ phẩm,.....

huongtran

 

Đặng Phương Chi – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ

Là một chuyên gia trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đặc biệt bà Hương là chuyên gia tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về nhãn hiệu, thương hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, bản quyền tác giả,...

tu van
ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS Law
  • Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Điện thoại: 0984.769.278
  • Email: contact.tgslaw@gmail.com
  • Hotline: 0985.928.544 - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!