tiến sỹ luật học Lê Ngọc Khánh

Những giải pháp giảm thiểu tình trạng đi lao động nước ngoài trái phép!

Tình trạng người lao động Việt Nam làm việc bất hợp pháp ở nước ngoài đang là vấn đề vô cùng nhức nhối và gây ra nhiều hệ lụy và hậu quả nghiêm trọng. Điển hình gần đây nhất là vụ việc về cái chết vô cùng thương tâm và đau đớn của 39 nạn nhân chết trong Container ở Anh vừa rồi. Đây là hồi chuông cảnh tỉnh tới cơ quan chức năng và toàn bộ người dân Việt Nam.

Việc cấp thiết hiện tại là phải đưa ra những biện pháp, giải pháp hiệu quả nhằm ngăn chặn tình trạng XKLĐ tiếp diễn có thể xảy ra. Những giải pháp đó là gì, dưới đây là cuộc trao đổi, ghi hình phỏng vấn của Đài Truyền hình Quốc Hội Tivi và đại diện của Hãng Luật TGS (thuộc Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội) là ông Lê Ngọc Khánh – Tiến Sỹ Luật học, Luật sư.

tiến sỹ luật học Lê Ngọc Khánh

Những giải pháp có thể cân nhắc thực hiện

1, Đối với các cơ quan quản lý, hệ thống pháp luật

1.1.  Hoàn thiện pháp luật về cơ chế giám sát hoạt động xuất khẩu lao động:

– Theo đó, các doanh nghiệp xuất khẩu lao động (“XKLĐ”) cần có đại diện tại nước sở tại, phối hợp chặt chẽ với Đại sứ quán Việt Nam, Ban Quản lý lao động Việt Nam và với doanh nghiệp sử dụng lao động, để kịp thời phát hiện các trường hợp lao động bỏ trốn để làm việc bất hợp pháp.

– Cần phải có sự phối kết hợp giữa chính quyền địa phương, doanh nghiệp XKLĐ, an ninh cửa khẩu, biên phòng để nắm được thông tin và ngăn chặn các hành vi bỏ trốn xuất khẩu lao động ra người ngoài.

– Cải cách thủ tục hành chính trong cấp hộ chiếu, giảm thời gian đợi cấp, tăng sự kiểm soát cần thiết, phát hiện các đối tượng khả nghi xuất cảnh trái phép.

1.2. Hoàn thiện pháp luật về chế tài xử lý:

– Chính quyền địa phương cùng với doanh nghiệp XKLĐ, an ninh cửa khẩu, biên phòng cần nắm rõ tình hình lao động xuất khẩu tại địa phương mình để kiểm soát, phát hiện các cá nhân XKLĐ bất hợp pháp đã trở về địa phương để xử lý theo quy định của pháp luật.

– Tăng nặng, bổ sung các biện pháp xử lý hành chính, hình sự đối với các cá nhân XKLĐ bất hợp pháp và đặc biệt là đối với các doanh nghiệp XKLĐ tổ chức cho người lao động làm việc bất hợp pháp tại nước ngoài.

1.3. Nâng cao năng lực quản lý của cơ quan Nhà nước đối với hoạt động XKLĐ:

– Nâng cao kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ quản lý, cán bộ quản lý cần phải hiểu rõ kiến thức về thị trường lao động, luật pháp trong nước và quốc tế.

1.4. Tăng cường việc tuyên truyền về thực trạng XKLĐ:

– Tuyên truyền về kiến thức pháp luật liên quan đến hoạt động XKLĐ về việc giám sát, quản lý cho đến chế tài xử phạt với các hành vi XKLĐ trái phép.

– Tuyên truyền về thông tin liên quan đến công tác xuất khẩu lao động như cơ chế, chính sách, danh sách các doanh nghiệp có giấy phép hoạt động xuất khẩu lao động, thị trường xuất khẩu lao động, số lượng lao động cần tuyển, tiêu chuẩn tuyển lao động, các loại phí, chế độ đào tạo, chế độ lao động và thu nhập của người lao động khi đi làm việc ở nước ngoài… để mọi người biết, thực hiện và kiểm tra, nhằm tránh tình trạng người đi xuất khẩu lao động bị lừa gạt.

– Tuyên truyền, lên án hành động bỏ trốn, làm cho người lao động hiểu rõ tác hại của hành động này đến bản thân và lợi ích quốc gia.

tiến sỹ luật học Lê Ngọc Khánh

1.5. Có chính sách hỗ trợ việc làm cho người XKLĐ trở về nước:

– Phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa doanh nghiệp cung ứng lao động, Hiệp hội xuất khẩu lao động và Cục quản lý Lao động ngoài nước, nhằm quản lý được lực lượng lao động xuất khẩu trở về để cung ứng cho các đơn vị trong nước.

– Khuyến khích các doanh nghiệm XKLĐ và các doanh nghiệp khác trong nước tuyển dụng, giới thiệu việc làm mới cho người XKLĐ trỏ về nước để tránh lãng phí nguồn lực, vừa làm cho người lao động an tâm về việc làm và thu nhập, tránh sức ép kiếm tiền đối với họ trong thời gian làm việc ở nước ngoài và tránh tình trạng bỏ trốn để lao động bất hợp pháp.

1.6. Đa dạng hóa, mở rộng các hình thức XKLĐ hợp pháp, đơn giản, hợp pháp:

– Cần có sự phối hợp, ngoại giao với các nước để có chính sách hợp tác đưa người Việt Nam sang XKLĐ một cách hợp pháp tại nước họ để đáp ứng được nhu cầu XKLĐ trong nước.

– Giảm thiểu các thủ tục không thực sự cần thiết, giảm thời gian làm thủ tục hành chính để người dân XKLĐ một cách dễ dàng, nhanh chóng hơn, nhưng hợp pháp và dễ dàng quản lý.

1.7. Tăng cường tạo việc làm ổn định trong nước, giảm việc XKLĐ ra nước ngoài:

– Hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước phát triển.

– Thu hút đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam.

– Chính sách ưu đãi cao, tăng mức lương tối thiểu vùng.

2, Đối với các doanh nghiệp trong nước

2.1. Các doanh nghiệp nói chung:

– Tăng cường phát triển doanh nghiệp để tạo ra nhiều công ăn việc làm trong nước

2.2. Các doanh nghiệp XKLĐ:

– Nâng cao năng lực trong việc tuyển chọn, đào tạo, cung ứng, tìm kiếm thị trường và đàm phán, ký kết hợp đồng XKLĐ.

– Xây dựng được đội ngũ cán bộ giỏi, năng động, đồng thời phải đầu tư xây dựng những cơ sở đào tạo nghề nhằm chủ động trong việc tuyển chọn và đào tạo lao động.

– Tăng cường giáo dục, quản lý trong thời gian người lao động làm việc ở nước ngoài, thu thập và công bố đầy đủ thông tin chính xác về việc làm ở nước ngoài gồm tiền lương, thời gian làm việc, chế độ phúc lợi, các quyền và nghĩa vụ liên quan,…để cung cấp cho người lao động trong thời gian làm việc ở nước ngoài, làm cho người tham gia xuất khẩu lao động hiểu rõ những rủi ro và tác hại nếu bỏ trốn, từ đó an tâm làm việc theo hợp đồng đã ký kết.

3, Đối với bản thân người lao động

– Cần chủ động học nghề và ngoại ngữ; rèn luyện tác phong công nghiệp để nâng cao cơ hội tham gia XKLĐ của mình.

– Cần tìm hiểu kỹ thông tin về doanh nghiệp XKLĐ để tránh tình trạng bị lừa đảo và những chi phí trung gian không cần thiết.

call-to-like

Đội ngũ luật sư đất đai – Hãng Luật TGS LAWFIRM

lstuan

 

Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS

Ông là một luật sư giỏi có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai. Luật sư đã tham gia tranh tụng nhiều vụ án tranh chấp đất đai, vụ án hình sự, kinh tế, thương mại,.. trên toàn quốc.

lshunga

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám Đốc Công ty Luật TGS

Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng là một luật sư giỏi, đã từng công tác tại Công ty Luật TNHH NHB và nhiều công ty luật có thương hiệu khác, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Đất đai, hình sự, dân sự.

lshungb

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Luật sư Công ty Luật TGS

Luật sư Đức Hùng từng công tác tại nhiều tổ chức hành nghề luật sư uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tranh tụng hình sự, đất đai, tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình.

lsson

 

Luật sư Hà Huy Sơn – Luật sư Công ty Luật TGS

Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực hình sự. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Hình Sự, luật sư Hà Huy Sơn đã gây dựng được cho mình thương hiệu riêng và sự uy tín vững chắc đối với khách hàng.

tu van
ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS Law
  • Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Điện thoại: 0984.769.278
  • Email: contact.tgslaw@gmail.com
  • Hotline: 0985.928.544 - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!