Những lưu ý khi đi chùa đầu năm mọi người cần biết để tránh bị phạt

Hoạt động đi lễ chùa, hành hương đầu năm mới của người dân Việt Nam là việc phổ biến và diễn ra từ xưa đến nay, đây là nét văn hóa truyền thống của chúng ta. Tuy nhiên, song song với đó thì vẫn còn xảy ra một số những hình ảnh không được đẹp khi người dân đi lễ chùa. Liên quan đến vấn đề này, Báo Phụ Nữ – Cơ quan ngôn luận của Trung Ương Hội Liên Hiệp Phụ Nữ Việt Nam đã phỏng vấn Luật sư NGUYỄN VĂN TUẤN – Giám đốc Công ty Luật TNHH TGS (Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội) một số nội dung như sau:

Câu hỏi: Thưa anh, hiện việc đi chùa, sinh hoạt văn hoá, tín ngưỡng cũng được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật. Người dân nên lưu ý những điều gì khi đi chùa, để tránh bị phạt ?

Luật sư NGUYỄN VĂN TUẤN  –  Giám đốc Công ty Luật TNHH TGS (Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội) trả lời như sau:

Việc đi lễ chùa, thực hiện các hoạt động tín ngưỡng là phong tục rất đỗi thuần thuộc với người dân Việt Nam. Đặc biệt, mỗi khi Tết đến Xuân về thì các hoạt động trên càng trở lên sôi nổi với số đông người dân tham gia và đi lễ chùa tại nhiều nơi danh lam di tích thắng cảnh nổi tiếng trên khắp đất nước ta. Để đảm bảo chuyến đi được an toàn, đạt được mục đích cầu bình an, hạnh phúc, công việc hanh thông thuận lợi cho gia đinh, toàn thể người dân cần lưu ý chấp hành các quy định định của pháp luật về an toàn giao thông cũng như các quy định về các hoạt động tín ngưỡng khi tham gia lễ chùa như sau:

Tại Điều 6 Nghị định 110/2018/NĐ-CP quy định về quyền và trách nhiệm của người tham gia lễ hội như sau:

* Quyền của người tham gia lễ hội:

– Thể hiện lòng thành kính, biết ơn đối với bậc tiền nhân, nhân vật lịch sử, tôn trọng những giá trị đạo đức, văn hóa, tâm linh, tín ngưỡng;

– Thể hiện mong muốn Điều tốt đẹp, may mắn đến với cá nhân, gia đình, quê hương và đất nước;

– Được giao lưu, sinh hoạt văn hóa và hưởng thụ những giá trị văn hóa tinh thần.

* Trách nhiệm của người tham gia lễ hội:

– Chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật; nội quy thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội;

– Ứng xử có văn hóa trong hoạt động lễ hội; trang phục lịch sự, phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam; không nói tục, chửi thề xúc phạm tâm linh, gây ảnh hưởng xấu tới không khí trang nghiêm của lễ hội;

– Thắp hương, đốt vàng mã đúng nơi quy định; không chen lấn, xô đẩy gây mất trật tự an ninh; giữ gìn vệ sinh môi trường;

– Không tổ chức hoặc tham gia các hoạt động mê tín, dị đoan, cờ bạc và các hành vi vi phạm pháp luật khác.

– Không thực hiện việc đổi tiền có chênh lệch giá trong khu vực di tích, lễ hội;

– Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngoài việc chấp hành nghiêm quy định trên còn phải thực hiện các quy định sau: không đi lễ hội trong giờ hành chính; không dùng xe công và các phương tiện công (hoặc thuê khoán phương tiện) tham gia lễ hội (trừ trường hợp thuộc thành phần tham gia tổ chức lễ hội hoặc được giao thực thi nhiệm vụ).

Như vậy, việc tham gia vào các lễ hội, thể hiện lòng thành kính biết ơn, mong cầu những điều tốt đẹp may mắn đến với bản thân và gia đình là quyền của tất cả mọi người. Tuy nhiên, khi tham gia các lễ hội đặc biệt như lễ chùa lại cần sự nghiêm trang không chỉ về lời nói, hành động mà ngay cả về trang phục khi tham dự lễ chùa cũng cần lịch sự phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam.

Tại Điều 14 Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định:

“Điều 14. Vi phạm quy định về tổ chức lễ hội

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Thắp hương hoặc đốt vàng mã không đúng nơi quy định;

b) Nói tục, chửi thề, xúc phạm tâm linh gây ảnh hưởng đến không khí trang nghiêm của lễ hội;

c) Mặc trang phục không lịch sự hoặc không phù hợp với truyền thống văn hóa Việt Nam.”

Ngoài ra, hành vi ném, thả tiền xuống giếng, ao hồ; nói tục, xúc phạm tâm linh gây ảnh hưởng đến không khí trang nghiêm; xả rác bừa bãi làm mất vệ sinh môi trường trong khu vực lễ hội, di tích cũng sẽ bị xử phạt lên đến 500.000 đồng.

Đặc biệt, nếu thắp hương, đốt vàng mã gây thiệt hại nghiêm trọng như cháy chùa, cháy rừng hoặc các tài sản khác có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản” tại Điều 180 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017 với mức phạt như sau:

– Phạt cảnh cáo hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm: Vô ý gây thiệt hại cho tài sản của người khác trị giá từ 100 – dưới 500 triệu đồng;

– Phạt cải tạo không giam giữ từ 02 – 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng – 02 năm: Gây thiệt hại cho tài sản của người khác trị giá 500 triệu đồng trở lên.

Một số đối tượng bắt buộc phải đeo khẩu trang

Từ nửa cuối năm 2022, khi tình hình dịch Covid-19 đã dần được kiểm soát, để vừa bảo vệ sức khỏe người dân song nhằm đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, tạo điều kiện để phục hồi và phát triển kinh tế, Bộ Y tế đã chuyển thông điệp chống dịch từ 5K thành 2K. Cụ thể, theo Kế hoạch 1176/KH-BYT, 2K gồm khẩu trang và khử khuẩn, trong đó, Bộ Y tế khuyến khích đeo khẩu trang khi đến nơi công cộng và bắt buộc đeo khẩu trang đối với:

– Người có biểu hiện bệnh viêm đường hô hấp cấp, người mắc hoặc nghi ngờ mắc Covid-19;

– Các đối tượng (trừ trẻ em dưới 05 tuổi) khi đến nơi công cộng thuộc khu vực được công bố cấp độ dịch ở mức độ 3 hoặc mức độ 4;

– Áp dụng cụ thể với một số địa điểm và đối tượng theo Quyết định số 2447/QĐ-BYT.

Như vậy, mặc dù nước ta đã nới lỏng tương đối các biện pháp phòng dịch, tuy nhiên với những người thuộc trường hợp bắt buộc phải đeo khẩu trang khi đến nơi công cộng như đền, chùa,… vẫn phải thực hiện đeo khẩu trang đầy đủ. Theo đó, trường hợp những người này cố tình không đeo khẩu trang có thể sẽ bị phạt từ 01 – 03 triệu đồng theo quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 12, Nghị định 117/2020/NĐ-CP, sửa đổi bởi Nghị định 124/2021/NĐ-CP.

Bẻ cành hái lộc, phá hoại cây trong chùa cũng sẽ bị phạt

Hái lộc đầu năm cũng là phong tục có từ lâu tại Việt Nam. Tục hái lộc có ý nghĩa mang tài lộc về nhà, cành lá xanh tốt còn có ý nghĩa vui tươi. Tuy nhiên, do nhiều người thiếu ý thức khi hái lộc và hiểu nhầm rằng “cành cây càng to, lộc càng nhiều” dẫn tới việc bẻ cây, vặt lá, thậm chí chặt cành gây mất mỹ quan và ảnh hưởng đến môi trường sinh thái. Cây xanh cũng được coi là tài sản của chùa. Do đó, nếu thực hiện hành vi bẻ cành hái lộc có thể bị xử phạt hành chính về hành vi hủy hoại hoặc cố tình làm hư hỏng tài sản của chùa.

Căn cứ Điểm a Khoản 2 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, cá nhân thực hiện hành vi này có thể bị phạt tiền từ 03 – 05 triệu đồng. Chính vì vậy, người dân cần lưu ý khi đi lễ, tham quan vãn cảnh trong chùa không được bẻ cành hái lộc nếu không muốn bị phạt.

Ý kiến của Luật Sư Tuấn đã được đăng tải trên Báo in (Báo giấy) của Báo Phụ Nữ- Cơ quan ngôn luận của Trung Ương Hội Liên Hiệp Phụ Nữ Việt Nam!

Câu hỏi: Theo anh, hiện việc thực thi các quy định này có hiệu quả thực sự chưa? Nguyên nhân nào dẫn đến việc chưa thực thi hiệu quả? Chúng ta nên làm gì để các luật định được áp dụng hiệu quả hơn?

Luật sư NGUYỄN VĂN TUẤN  –  Giám đốc Công ty Luật TNHH TGS (Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội) trả lời như sau:

Cùng với ý thức và trình độ của người dân được nâng cao và có các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước điều chỉnh. Tính đến thời điểm hiện nay, thái độ của người dân khi tham gia các hoạt động lễ chùa, hoạt động tín ngưỡng có những thay đổi tích cực như tình trạng bẻ cành hái lộc, trang phục đến những nơi tâm linh được người dân chú ý. Tuy nhiên, tình trạng chen lấn, xô đẩy khi vào hội chính, tình trạng xả rác bừa bãi vẫn xảy ra một số nơi. Để các hoạt động tín ngưỡng, tâm linh trở thành một nét đẹp văn hóa cả về trong tiềm thức người dân và cả trong góc độ quản lý tốt của Nhà nước thì ý thức của từng người dân càng cần được nâng cao hơn nữa; Nhà nước cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến và áp dụng các quy định pháp luật một cách nghiêm minh và chặt chẽ hơn nữa.

 

call-to-like

Đội ngũ luật sư đất đai – Hãng Luật TGS LAWFIRM

lstuan

 

Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS

Ông là một luật sư giỏi có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai. Luật sư đã tham gia tranh tụng nhiều vụ án tranh chấp đất đai, vụ án hình sự, kinh tế, thương mại,.. trên toàn quốc.

lshunga

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám Đốc Công ty Luật TGS

Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng là một luật sư giỏi, đã từng công tác tại Công ty Luật TNHH NHB và nhiều công ty luật có thương hiệu khác, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Đất đai, hình sự, dân sự.

lshungb

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Luật sư Công ty Luật TGS

Luật sư Đức Hùng từng công tác tại nhiều tổ chức hành nghề luật sư uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tranh tụng hình sự, đất đai, tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình.

lsson

 

Luật sư Hà Huy Sơn – Luật sư Công ty Luật TGS

Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực hình sự. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Hình Sự, luật sư Hà Huy Sơn đã gây dựng được cho mình thương hiệu riêng và sự uy tín vững chắc đối với khách hàng.

tu van
ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS Law
  • Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Điện thoại: 0984.769.278
  • Email: contact.tgslaw@gmail.com
  • Hotline: 0985.928.544 - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!