Nhượng quyền thương mại và những vấn đề pháp lý đặt ra

Ra đời và phát triển nở rộ ở các nước Châu Âu, châu Mỹ, nhượng quyền thương mại đang là một hình thức kinh doanh vô cùng hấp dẫn đối với cả người nhượng quyền và người nhận quyền. Nếu như thị trường phương Tây đã được coi là bão hòa đối với hình thức này thì tại các nước ở Châu Á, nhất là tại Việt Nam đây lại được coi là mô hình kinh doanh sẽ phát triển rất mạnh trong thời gian tới.

Nhượng quyền thương mại đã thể hiện những ưu điểm của nó không chỉ đối với các bên tham gia mà còn cả đối với nền kinh tế. Ngoài ra, hoạt động nhượng quyền thương mại còn gắn mật thiết với hệ thống pháp luật về sở hữu trí tuệ vì bảo vệ thương hiệu là điều quan trọng nhất, mang tính sống còn với doanh nghiệp nhượng quyền. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết nhượng quyền như nào cho đúng quy định pháp luật và quản lý rủi ro về thương hiệu trong xây dựng chuỗi sẽ như thế nào ?

Để hiểu rõ hơn về “Nhượng quyền thương mại và những vấn đề pháp lý đặt ra” Luật sư Nguyễn Văn Tuấn – giám đốc Công ty Luật TNHH TGS giúp các doanh nghiệp làm sáng tỏ một số vấn đề như sau:

Điều 284 Luật Thương mại 2005 quy định :Nhượng quyền thương mại là “Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây:

Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền;

Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh.

1. Các hình thức kinh doanh nhượng quyền

Nhượng quyền kinh doanh toàn diện” (Full business format franchise) là hình thức nhượng quyền “trọn gói”. Khi nhượng quyền kinh doanh toàn diện, bên cung cấp nhượng quyền sẽ cho phép bên nhận nhượng quyền nhận 4 nội dung chính:

-Hệ thống kinh doanh: Chiến lược, mô hình, quy trình vận hành được chuẩn hóa, chính sách quản lý, cẩm nang điều hành, huấn luyện, tư vấn và hỗ trợ khai trương, kiểm soát, hỗ trợ tiếp thị, quảng cáo.

  • Bí quyết công nghệ sản xuất/kinh doanh, chẳng hạn như công thức pha chế.
  • Hệ thống thương hiệu.
  • Sản phẩm/dịch vụ.

Bên nhận nhượng quyền sẽ trả một khoản phí để bên nhượng quyền hỗ trợ các công đoạn: Thiết kế và trang trí cửa hàng, hướng dẫn địa điểm mua nguyên liệu và trang thiết bị, hỗ trợ Marketing, v.v… Đây là hình thức nhượng quyền được áp dụng phổ biến ở thị trường Việt Nam.

“Nhượng quyền mô hình kinh doanh không toàn diện” (Non-business format franchise) là hình thức nhượng quyền một mảng nào đó trong các nội dung : nhượng quyền sản phẩm, nhượng quyền công thức và tiếp thị hoặc nhượng quyền hình ảnh thương hiệu. Với mô hình nhượng quyền này, bên nhượng quyền sẽ không giám sát và can thiệp quá nhiều trong khâu vận hành cũng như sản xuất của bên nhận nhượng quyền.

“Nhượng quyền có tham gia quản lý” (Management franchise): Hình thức này thường được áp dụng tại các thương hiệu lớn. Ngoài việc cung cấp hình thức kinh doanh và thương hiệu thì bên nhượng quyền cung cấp người quản lý và điều hành cho bên nhận nhượng quyền nhằm giúp việc giám sát cũng như vận hành quy trình kinh doanh dễ dàng hơn.

KFC là ví dụ điển hình. Thương hiệu này yêu cầu nhượng quyền có sự tham gia quản lý từ công ty chính để luôn đảm bảo sự đồng bộ trong chất lượng sản phẩm và dịch vụ của họ. 

“Nhượng quyền có tham gia đầu tư vốn” (Equity franchise)Ngoài việc nhượng quyền thương hiệu của mình, bên nhượng quyền cũng sẽ đầu tư một số nhỏ tiền vào cửa hàng nhận nhượng quyền. Điều này giúp bên nhượng quyền có ảnh hưởng trong hoạt động kinh doanh của cửa hàng.

2. Đặc điểm của hình thức kinh doanh nhượng quyền

Những giá trị của nhượng quyền thương mại

Không tốn công xây dựng thương hiệu: Ở các thương hiệu nhượng quyền, bạn chỉ cần bỏ tiền ra mua lại thương hiệu và tiến hành kinh doanh. Bạn không cần tốn thời gian xây dựng kế hoạch kinh doanh riêng, công thức đồ ăn/uống, concept quán, menu, v.v…tất cả đã có sẵn. Ngoài ra  bạn còn được hậu thuẫn cả khâu quảng bá, giới thiệu cửa hàng.Ví dụ: Bạn mở một cửa hàng nhượng quyền Phúc Long Coffee & Tea, phần đông các khách hàng đã biết đến thương hiệu này. Khi đấy bạn chỉ cần làm tốt khâu chuẩn bị và đưa cửa hàng của mình đi vào hoạt động dưới sự hỗ trợ của công ty chính.

– Công thức đồ ăn/uống, concept có sẵn: Sau khi ký xong hợp đồng kinh doanh nhượng quyền, công ty chính sẽ hỗ trợ bạn đào tạo nhân viên, cung cấp công thức chuẩn của hãng. Menu của cửa hàng cũng được đồng bộ đồ cả về chất lượng và số lượng. Ví dụ, đồ uống ở các quán Cộng Cà Phê đều giống nhau, chất lượng như nhau. Đến thiết kế quán cũng giống nhau đều là concept tái hiện lại không gian cuộc sống thời bao cấp.

– Đồng bộ trang thiết bị: Các thương hiệu kinh doanh nhượng quyền đều phải giống nhau cả về thiết bị vật dụng. Bạn sẽ được bên nhượng quyền cung cấp hoặc chỉ dẫn địa điểm mua. Không cần lo lắng rằng cần chuẩn bị những thiết bị nào? Mua ở đâu? Từ bàn ghế, cốc chén, vật trang trí cho đến hệ thống POS bán hàng, v.v… bạn sẽ được bên nhượng quyền hỗ trợ.

– Hỗ trợ hoạt động quảng cáo: Khi bắt đầu đi vào hoạt động, bạn sẽ được bên nhượng quyền hỗ trợ quảng bá cửa hàng. Cứ thế việc kinh doanh của bạn sẽ thuận lợi hơn khi chẳng cần tốn thời gian xây dựng thương hiệu và tập khách hàng từ con số 0.

– Hồi vốn nhanh chóng: Kinh doanh nhượng quyền là bạn đang kinh doanh trên thương hiệu người khác đã gây dựng thành công. Việc kinh doanh sẽ dễ dàng hơn và khả năng thu hồi vốn nhanh chóng. Trung bình bạn sẽ thu hồi vốn sau 2-3 năm nếu thị trường bình ổn.

Tuy nhiên nhượng quyền cũng có một số nhược điểm

– Hình thức dập khuôn không có sự sáng tạo: Bạn kinh doanh nhượng quyền tức là đang kinh doanh dưới tên của người khác. Từ concept trang trí, menu, giá, phong cách phục vụ, v.v…đều đồng nhất và bạn không được phép sáng tạo thêm. Dẫn đến việc bạn không có khả năng làm mới để tăng thu hút cho thương hiệu của mình.

– Chi phí đầu tư lớn: Với những thương hiệu lớn, chi phí ban đầu bỏ ra để nhận nhượng quyền khá là cao, trung bình từ 400 – 700 triệu/năm hoặc nhiều hơn. Việc huy động nguồn vốn lớn để kinh doanh nhượng quyền cũng không phải chuyện dễ dàng.

– Ảnh hưởng từ cửa hàng khác cùng chuỗi: kinh doanh cùng một hệ thống, cơ sở khác có chất lượng đồ uống không đảm bảo, bị khách hàng tẩy chay thì quán của bạn cũng sẽ bị ảnh hưởng.

– Không phải là thương hiệu riêng của mình: Dù có thành công đi chăng nữa thì đó cũng không phải thương hiệu của riêng bạn. Bạn không được phép thay đổi, tùy chỉnh hay có quyền hạn gì đối với thương hiệu mình đang kinh doanh.

3. Các tiêu chí khi lựa chọn hình thức kinh doanh nhượng quyền

-Khả năng tài chính: Trước khi xem xét lựa chọn thương hiệu để kinh doanh nhượng quyền, bạn cần “cân đo” nguồn tài chính của mình xem sẽ phù hợp với giá của thương hiệu nào? Ví dụ bạn có số vốn 800 triệu, muốn nhượng quyền cà phê, bạn tham khảo các thương hiệu: Highlands Coffee, Milano, Lotteria v.v… sau khi khảo sát về giá nhượng quyền của các thương hiệu, bạn sẽ xác định được đâu là thương hiệu mình có thể nhận nhượng quyền.

-Điều kiện nhượng quyền: Bên cạnh việc đánh giá chi phí nhượng quyền, bạn cần xem xét các điều kiện nhượng quyền của thương hiệu đó nữa. Như điều khoản của KFC là vị trí của bạn phải đặt ở khu vực trung tâm, mặt đường lớn hoặc các tòa nhà to. Diện tích mở phải lớn hơn 150m2, v.v… Khi xác định nhượng quyền KFC, bạn có đáp ứng đủ được những yêu cầu trên?

-Hiệu quả kinh doanh: Bạn cần tìm hiểu thêm về tình hình kinh doanh, doanh thu của các thương hiệu nhượng quyền. Không ai lại bỏ ra số tiền lớn để nhận nhượng quyền một thương hiệu sắp sụp đổ hay có tình hình kinh doanh kém cả. Lưu ý, sau khi xác định thương hiệu nhượng quyền, bạn cần khảo sát thêm vị trí mình mở có bao nhiêu quán cùng chuỗi. Nếu hai quán nhượng quyền ở cạnh nhau, khách hàng của bạn sẽ bị chia sẻ. 

4. Vậy nên hay không nên kinh doanh nhượng quyền?

Nếu bạn là người mới bắt đầu, chưa có nhiều kinh nghiệm xây dựng thương hiệu hay am hiểu về thị trường. Bạn chỉ đang muốn thử sức kinh doanh, thì lựa chọn kinh doanh nhượng quyền sẽ là giải pháp an toàn. Ngoài ra, nếu bạn đầy tham vọng và mong muốn làm chủ một thương hiệu riêng. Nếu có đầy đủ nguồn lực như tài chính, kinh nghiệm quản lý, đội ngũ hỗ trợ, v.v… Bạn hoàn toàn có thể xây dựng một thương hiệu của riêng mình.

5. Hợp đồng nhượng quyền thương mại 

Điều 285 Luật Thương mại 2005 quy định :“Hợp đồng nhượng quyền thương mại phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.” Thông thường, các doanh nghiệp mới tìm hiểu hay có sự nhầm lẫn giữahợp đồng nhượng quyền thương mại và hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu. Luật sư Nguyễn Văn Tuấn – giám đốc Công ty Luật TNHH TGS giúp các doanh nghiệp phân biệt như sau :

PHÂN BIỆT

HỢP ĐỒNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI

HỢP ĐỒNG CHUYỂN QUYỀN SỬ DỤNG NHÃN HIỆU

Khái niệm

Hợp đồng nhượng quyền thương mại là thỏa thuận giữa các bên, theo đó, bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau:

– Việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền.

 

– Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh.

Hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu là thỏa thuận giữa các bên, theo đó, chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc chủ thể được chủ sở hữu nhãn hiệu cấp phép cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng nhãn hiệu trong phạm vi quyền sử dụng của mình.

Chủ thể

– Bên nhượng quyền

– Bên nhận quyền

=> Cả hai bên đều phải có tư cách thương nhân và đáp ứng đầy đủ những điều kiện nhất định do pháp luật quy định.

 

– Bên chuyển giao

– Bên nhận chuyển giao

 

=> Cả hai bên không bắt buộc phải có tư cách thương nhân.

3. Đối tượng

Hợp đồng nhượng quyền thương mại có đối tượng rộng hơn, bao gồm các đối tượng sở hữu công nghiệp và các yếu tố khác (bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo)

Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu có đối tượng hẹp hơn (chỉ bao gồm quyền sử dụng nhãn hiệu)

4. Mối quan hệ giữa các bên chủ thể

– Có mối quan hệ ràng buộc chặt chẽ giữa các bên chủ thể trong hợp đồng nhượng quyền thương mại.

– Bên nhận quyền phải tuân theo những tiêu chuẩn kĩ thuật do bên nhượng quyền đặt ra, đồng thời phải chịu sự kiểm soát của bên nhượng quyền.

 

– Bên nhượng quyền có nghĩa vụ giúp đỡ, hỗ trợ bên nhận quyền trong suốt thời gian có hiệu lực của hợp đồng.

– Bên chuyển giao có quyền kiểm tra chất lượng của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu của bên được chuyển giao để đảm bảo uy tín của nhãn hiệu.

– Các bên thường không có sự hỗ trợ nhau về việc huấn luyện, đào tạo, hoặc nếu có chỉ là sự hỗ trợ ban đầu khi chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu.

5. Chi phí

– Trong hợp đồng nhượng quyền thương mại có 2 loại phí.

+ Phí trả trước: là chi phí bên nhận quyền phải trả cho bên nhượng quyền để khai thác, sử dụng quyền thương mại. Phí trả trước còn bao gồm chi phí đào tạo, huấn luyện, chi phí cho các trang thiết bị, đồ đạc cố định.

 

+ Phí thường xuyên: là khoản phí bên nhận quyền phải trả thường xuyên cho bên nhượng quyền trên cơ sở tổng doanh thu để duy trì quyền thương mại đã được chuyển giao.

Phí chuyển giao do các bên thỏa thuận trên cơ sở định giá.

Mức phí có thể là một khoản cố định hoặc tính theo tỉ lệ phần trăm lợi nhuận / doanh thu có được từ việc khai thác, sử dụng nhãn hiệu.

6. Hiệu lực của hợp đồng

Theo điều 14 Nghị định 35/2006/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 120/2011/NĐ-CP):

Hợp đồng nhượng quyền thương mại có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

 

Nếu trong hợp đồng có phần nội dung về chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu trí tuệ thì phần đó có hiệu lực theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ.

Khoản 2 Điều 148 Luật Sở hữu trí tuệ:

Hợp đồng có hiệu lực theo thỏa thuận giữa các bên.

7. Hậu quả pháp lí

Sau khi bên nhượng quyền chuyển quyền thương mại cho bên nhận quyền không làm chấm dứt quyền của bên nhượng quyền đối với quyền thương mại được chuyển giao.

Kể từ thời điểm hợp đồng chuyển quyền sở hữu nhãn hiệu có hiệu lực, bên chuyển nhượng chấm dứt quyền sở hữu đối với nhãn hiệu và làm xác lập quyền sở hữu đối với nhãn hiệu cho bên nhận chuyển nhượng.

8. Nguồn luật điều chỉnh

Pháp luật thương mại và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Pháp luật sở hữu trí tuệ và các văn bản hướng dẫn thi hành.

 

6. Đăng ký nhượng quyền thương mại

Điều 291 Luật Thương mại 2005 quy định : “Trước khi nhượng quyền thương mại, bên dự kiến nhượng quyền phải đăng ký với Bộ Công Thương.” Trường hợp phải đăng ký là :Thực hiện nhượng quyền thương mại từ nước ngoài vào Việt Nam bao gồm nhượng quyền ban đầu và nhượng quyền thứ cấp. Các hoạt động nhượng quyền sau không phải thực hiện đăng ký nhượng quyền thương mại: (khoản 2, điều 3, nghị định 120/2011/NĐ-CP)

  • Nhượng quyền trong nước;
  • Nhượng quyền thương mại từ Việt Nam ra nước ngoài.

*Lưu ý: Đối với các trường hợp không phải đăng ký nhượng quyền phải thực hiện chế độ báo cáo Sở Công Thương.

Thời điểm thực hiện: trước khi thực hiện hoạt động nhượng quyền thương mại.

  • Nhượng quyền lại cho bên thứ ba

Điều 290 Luật Thương mại 2005 quy định về Nhượng quyền lại cho bên thứ ba như sau:

“1. Bên nhận quyền có quyền nhượng quyền lại cho bên thứ ba (gọi là bên nhận lại quyền) nếu được sự chấp thuận của bên nhượng quyền.

Bên nhận lại quyền có các quyền và nghĩa vụ của bên nhận quyền quy định tại Điều 288 và Điều 289 của Luật này.”

Đối với thị trường Việt Nam, nhượng quyền thương mại còn khá non trẻ. Chính vì vậy, những luật lệ về nhượng quyền thương hiệu, cách thức công ty tư vấn, hỗ trợ dành cho kinh doanh nhượng quyền còn đơn giản. Tuy nhiên, một điều chắc chắn theo xu hướng phát triển thì trong những năm tới, nhượng quyền thương hiệu Việt Nam sẽ phát triển mạnh mẽ. Do vậy ngay từ bây giờ nếu có ý định kinh doanh nhượng quyền hoặc xây dựng một thương hiệu hướng đến cho nhượng quyền thương hiệu, bạn cũng cần xây dựng những nền tảng vững trong hệ thống quản lý, tiềm lực kinh tế, sức mạnh thương hiệu, v.v… Nhượng quyền thương hiệu không phải là một mô hình kinh doanh ngắn hạn, nó là một cuộc đầu tư lâu dài và sẽ là xu hướng kinh doanh của Việt Nam.

call-to-like

Đội ngũ luật sư đất đai – Hãng Luật TGS LAWFIRM

lstuan

 

Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS

Ông là một luật sư giỏi có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai. Luật sư đã tham gia tranh tụng nhiều vụ án tranh chấp đất đai, vụ án hình sự, kinh tế, thương mại,.. trên toàn quốc.

lshunga

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám Đốc Công ty Luật TGS

Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng là một luật sư giỏi, đã từng công tác tại Công ty Luật TNHH NHB và nhiều công ty luật có thương hiệu khác, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Đất đai, hình sự, dân sự.

lshungb

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Luật sư Công ty Luật TGS

Luật sư Đức Hùng từng công tác tại nhiều tổ chức hành nghề luật sư uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tranh tụng hình sự, đất đai, tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình.

lsson

 

Luật sư Hà Huy Sơn – Luật sư Công ty Luật TGS

Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực hình sự. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Hình Sự, luật sư Hà Huy Sơn đã gây dựng được cho mình thương hiệu riêng và sự uy tín vững chắc đối với khách hàng.

tu van
ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS Law
  • Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Điện thoại: 0984.769.278
  • Email: contact.tgslaw@gmail.com
  • Hotline: 0985.928.544 - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!