Phân biệt nhãn hiệu tập thể với chỉ dẫn địa lý
Phân biệt nhãn hiệu tập thể với chỉ dẫn địa lý

Tiêu chí để phân biệt nhãn hiệu tập thể với chỉ dẫn địa lý

Nhãn hiệu tập thể với chỉ dẫn địa lý là 2 đối tượng sở hữu trí tuệ khác nhau, để phân biệt nhãn hiệu tập thể và chỉ dẫn địa lý được thì pháp luật cũng đã nêu ra những tiêu chí để có thể so sánh.

Bài viết này Luật TGS sẽ nêu cụ thể những điểm giống và khác nhau nhãn hiệu tập thể và chỉ dẫn địa lý giúp người đọc dễ dàng phân biệt.

Phân biệt nhãn hiệu tập thể với chỉ dẫn địa lý

Điểm giống nhau giữa nhãn hiệu tập thể với chỉ dẫn địa lý

– Đều cung cấp cho người dùng về thông tin nguồn gốc của sản phẩm;

– Đều là sản phẩm trí tuệ và là đối tượng bảo hộ của quyền sở hữu công nghiệp;

– Đều là các dấu hiệu từ ngữ hoặc hình ảnh biểu tượng;

– Cá nhân hay tổ chức đều có thể sử dụng được nhãn hiệu tập thể và chỉ dẫn địa lý;

– Các cá nhân, tổ chức kinh doanh hàng hóa dịch vụ có sử dụng nhãn hiệu tập thể hoặc chỉ dẫn địa lý đều phải tuân theo những quy định chung về nguồn gốc xuất xứ, chất lượng sản phẩm;

– Đều phải đăng ký xác lập quyền tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định pháp luật Việt Nam.

Phân biệt nhãn hiệu tập thể và chỉ dẫn địa lý

1. Về định nghĩa nhãn hiệu tập thể với chỉ dẫn địa lý

– Nhãn hiệu tập thể: là nhãn hiệu dùng để phân biệt sản phẩm của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với sản phẩm của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó.

– Chỉ dẫn địa lý: là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể

2. Căn cứ xác lập

– Đối với nhãn hiệu tập thể: dựa trên văn bản hoặc đăng ký quốc tế

– Đối với chỉ dẫn địa lý: Dựa trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ đối với chỉ dẫn địa lý do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp.

3. Chủ thể có quyền bảo hộ nhãn hiệu tập thể và chỉ dẫn địa lý

Đối với chỉ dẫn địa lý và nhãn hiệu tập thể thì chủ thể của chúng cũng có quyền đăng ký khác nhau, cụ thể:

– Đối với nhãn hiệu tập thể: thuộc sở hữu của một tổ chức được thành lập có tư cách pháp nhân. Tham khảo: Thủ tục đăng ký nhãn hiệu tập thể

– Đối với chỉ dẫn địa lý: nó thuộc quyền sở hữu của nhà nước. Tham khảo: Thủ tục đăng ký chỉ dẫn địa lý

4. Chủ thể có quyền sử dụng

– Nhãn hiệu tập thể: Thành viên của tổ chức và bản thân tổ chức là chủ sở hữu và có thể gắn lên mọi loại hàng hóa, dịch vụ.

– Chỉ dẫn địa lý: Nhà nước trao quyền cho tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn tại địa phương và đưa sản phẩm ra thị trường. Nó chỉ được dùng để gắn lên các hàng hóa là đặc sản của một địa phương nhất định

5. Phân biệt về chức năng của nhãn hiệu tập thể và chỉ dẫn địa lý

– Nhãn hiệu tập thể: chức năng dùng để phân biệt sản phẩm do thành viên của tổ chức tập thể sản xuất với sản phẩm của những chủ thể khác không phải là thành viên của tổ chức.

– Chỉ dẫn địa lý: có chức năng giúp người tiêu dùng có thể phân biệt khu vực, xuất sứ của sản phẩm với những nét đặc thù riêng của khu vực đó như thế nào trong quá trình lựa chọn.

6. Quyền chuyển giao

Để phân biệt nhãn hiệu tập thể với chỉ dẫn địa lý thì việc chuyển giao quyền của chúng cũng là 1 yếu tố để xác định chúng.

– Nhãn hiệu tập thể: Chủ sở hữu có quyền chuyển nhượng quyền SHCN đối với nhãn hiệu tập thể cho các chủ thể khác.

– Chỉ dẫn địa lý: Trong khi đó, quyền SHCN đối với chỉ dẫn không được chuyển nhượng cho các chủ thể khác.

7. Phạm vi bảo hộ

– Phạm vi bảo hộ đối với nhãn hiệu tập thể: Không có ranh giới xác định.

– Phạm vi bảo hộ đối với chỉ dẫn địa lý: Có ranh giới xác định (ranh giới xác định bằng từ ngữ và bản đồ).

8. Thời gian bảo hộ nhãn hiệu tập thể với chỉ dẫn địa lý

– Đối với nhãn hiệu tập thể: Được bảo hộ trong thời hạn 10 năm và có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp mỗi lần 10 năm.

– Đối với chỉ dẫn địa lý: Bảo hộ không xác định thời hạn ngay từ đầu.

Trên đây là một số tiêu trí tiêu biểu để so sánh, phân biệt nhãn hiệu tập thể và chỉ dẫn địa lý. Nếu có thắc mắc gì về vấn đề này hoặc về sở hữu trí tuệ liên hệ tổng đài 1900.8698 để được luật sư tư vấn chi tiết

call-to-like

Đội ngũ luật sư – Công ty Luật TGS

lstuan

 

Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS

Luật sư Tuấn đạt được nhiều kinh nghiệm tư vấn pháp luật trong các lĩnh vực như khai thác khía cạnh thương mại của Quyền Sở hữu trí tuệ, viễn thông, đầu tư, doanh nghiệp, bất động sản…

thu

 

Nguyễn Thị Hường – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ/Doanh nghiệp

Là chuyên gia pháp lý về lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đã tham gia tư vấn cho các Khách hàng trong và ngoài nước về các vấn đề về đăng ký bảo hộ và giải quyết tranh chấp về Nhãn hiệu, Thương hiệu, Kiểu dáng, Sáng chế, hiện bà là Trưởng Phòng Nhãn hiệu của văn phòng luật TGS.

oanh

 

Nguyễn Thị Oanh – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ

Là một chuyên viên giỏi trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ, doanh nghiệp. Đặc biệt bà Oanh chuyên tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về giấy phép con như: giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động, kiểm nghiệm mỹ phẩm,.....

huongtran

 

Đặng Phương Chi – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ

Là một chuyên gia trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đặc biệt bà Hương là chuyên gia tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về nhãn hiệu, thương hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, bản quyền tác giả,...

tu van
ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS Law
  • Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Điện thoại: 0984.769.278
  • Email: contact.tgslaw@gmail.com
  • Hotline: 0985.928.544 - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!