Phân biệt tội cướp giật tài sản với tội công nhiên chiếm đoạt tài sản
Tiêu chí phân biệt | Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản | Tội cướp giật tài sản |
Khái niệm
|
Công nhiên chiếm đoạt tài sản là hành vi công khai lấy tài sản trước sự chứng kiến của chủ sở hữu hoặc người có trách nhiệm quản lý tài mà không dùng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực hoặc bất cứ một thủ đoạn nào nhằm uy hiếp tinh thần của người quản lý tài sản. | Cướp giật tài sản là hành vi công khai chiếm đoạt tài sản của người khác một cách nhanh chóng và bất ngờ rồi tẩu thoát để tránh sự phản kháng của chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản. |
Cơ sở pháp lý | Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản Điều 172 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017. | Tội cướp giật tài sản Điều 171 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017. |
Mặt chủ thể của tội phạm | Theo quy định tại điều 12 BLHS về tuổi chịu trách nhiệm hình sự thì đối với tội công nhiên chiếm đoạt tài sản, chủ thể của tội phạm là người trên 16 tuổi. | Chủ thể của tội phạm này là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự. |
Mặt khách thể của tội phạm | Khách thể của tội công nhiên chiếm đoạt tài sản không xâm phạm đến quan hệ nhân thân mà chỉ xâm phạm đến quan hệ sở hữu. | Khách thể của tội cướp giật tài sản có hành vi xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của người khác. |
Mặt khách quan của tội phạm | Hành vi phạm tội: Do đặc điểm riêng của tội công nhiên chiếm đoạt tài sản, nên người phạm tội chỉ có một hành vi khách quan duy nhất là “chiếm đoạt”, nhưng chiếm đoạt bằng hình thức công khai, với thủ đoạn lợi dụng sơ hở của người quản lý tài sản hoặc lợi dụng vào hoàn cảnh khách quan khác như: thiên tai, hoả hoạn, chiến tranh…
Một số trường hợp công nhiên chiếm đoạt tài sản sau: – Người phạm tội lợi dụng sơ hở, vướng mắc của người quản lý tài sản để công nhiên chiếm đoạt tài sản của họ.
– Người phạm tội lợi dụng hoàn cảnh khách quan như: thiên tai, hoả hoạn, bị tai nạn, đang có chiến sự để chiếm đoạt tài sản. Những hoàn cảnh cụ thể này không do người có tài sản gây ra mà do hoàn cảnh khách quan làm cho họ lâm vào tình trạng không thể bảo vệ được tài sản của mình, nhìn thấy người phạm tội lấy tài sản mà không làm gì được.
Tính chất công khai trắng trợn tuy không phải là hành vi khách quan, nhưng lại là một đặc điểm cơ bản, đặc trưng đối với tội công nhiên chiếm đoạt tài sản.
– Hậu quả và mối quan hệ nhân quả: Hậu quả của tội công nhiên chiếm đoạt tài sản là thiệt hại về tài sản mà cụ thể là giá trị tài sản bị chiếm đoạt.
Đối với những trường hợp người phạm tội có ý định chiếm đoạt tài sản có giá trị lớn hoặc rất lớn như ôtô, xe máy, máy tính xách tay, đồng hồ đắt tiền hoặc tài sản khác có giá trị hàng chục triệu đồng trở lên, thì dù người phạm tội chưa chiếm đoạt được tài sản vẫn bị coi là phạm tội công nhiên chiếm đoạt tài sản. Tuy nhiên, là phạm tội trong trường hợp phạm tội chưa đạt hoặc chuẩn bị phạm tội tuỳ thuộc vào từng trường hợp cụ thể. |
Có hành vi chiếm đoạt tài sản một cách công khai và nhanh chóng. Tức là người pham tội không cân che giấu hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác mà thực hiện trước mặt mọi người một cách táo bạo bất người và dứt khoát trong một thời gian rất ngắn.
Để thực hiện được hành vi này người phạm tội không được sử dụng vũ lực (tuy một số trường hợp có sử dụng sức mạnh như đạp, xô cho bị hại té để cướp), cũng không đe dọa sử dụng cũ lực hay uy hiếp tinh thần của người bị hại như tội cướp tài sản mà chỉ chỉ dựa vào sự nhanh nhẹn của bản thân và sự thờ ở của người bị hại, hay trường hợp người bị hại không đủ khả năng bảo vệ tài sản (chẳng hạn như trẻ em, người già, phụ nữ…) để giật lấy tài sản của họ và tẩu thoát.
Đặc trưng của hành vi chiếm đoạt tài sản của tội phạm này là được thực hiện một cách bất ngờ và nhanh chóng (trong một khoảng thời gian rất ngắn, thường chỉ trong một vài giây là đã thực hiện xong hành vi chiếm đoạt) làm cho người bị hạn không kịp ứng phó. Đồng thời ngay sau khi chiếm đoạt được tài sản từ tay người bị hại, người phạm tội cũng nhanh chóng tẩu thoát nhằm tránh khỏi việc truy đuổi của người bị hại. Thông thường thì người phạm tội có sử dụng phương tiện để thực hiện tội phạm (như dùng xe phân phối lớn để cướp giật…). |
Mặt chủ quan của tội phạm | Người phạm tội thực hiện hành vi này với lỗi cố ý. | Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý. |
Hình phạt | Hình phạt chính:
Mức hình phạt của tội phạm này được chia thành 03 khung, cụ thể như sau: a) Khung một (khoản 1) Có mức phạt cải tạo không giam giữ từ 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. b) Khung hai (khoản 2) Có mức phạt tù từ 02 năm đến 07 năm. b) Khung ba (khoản 3) Có mức phạt tù từ 07 năm đến 15 năm. Hình phạt bổ sung: Ngoài việc bị áp dụng một trong các hình phạt chính nêu trên, tùy từng trường hợp cụ thể người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng. |
Hình phạt chính:
Mức hình phạt của tội phạm này được chia thành 04 khung, cụ thể như sau: a) Khung một (khoản 1) Có mức phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. b) Khung hai (khoản 2) Có mức phạt tù từ 03 năm đến 10 năm. b) Khung ba (khoản 3) Có mức phạt tù từ 07 năm đến 15 năm. b) Khung bốn (khoản 4) Có mức phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân. Hình phạt bổ sung: Ngoài việc bị áp dụng một trong các hình phạt chính nêu trên, tùy từng trường hợp cụ thể người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng. |
Trên đây là phân biệt giữa hai tội cướp giật tài sản và công nhiên chiếm đoạt tài sản của hãng Luật TGS. Quý vị muốn biết thêm thông tin chi tiết hoặc liên hệ qua tổng đài tư vấn Pháp luật miễn phí 1900.8698
Đội ngũ luật sư bào chữa – Công ty Luật TGS
Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS
Ông là một luật sư giỏi có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai. Luật sư đã tham gia tranh tụng nhiều vụ án tranh chấp đất đai, vụ án hình sự, kinh tế, thương mại,.. trên toàn quốc.
Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám Đốc Công ty Luật TGS
Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng là một luật sư giỏi, đã từng công tác tại Công ty Luật TNHH NHB và nhiều công ty luật có thương hiệu khác, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Đất đai, hình sự, dân sự.
Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Luật sư Công ty Luật TGS
Luật sư Đức Hùng từng công tác tại nhiều tổ chức hành nghề luật sư uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tranh tụng hình sự, đất đai, tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình.
Luật sư Hà Huy Sơn – Luật sư Công ty Luật TGS
Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực hình sự. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Hình Sự, luật sư Hà Huy Sơn đã gây dựng được cho mình thương hiệu riêng và sự uy tín vững chắc đối với khách hàng.
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí
- Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS Law
- Địa chỉ: Số 10, ngõ 76 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
- Điện thoại: 0984.769.278
- Email: info.tgslaw@gmail.com
- Hotline: 0985.928.544 - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn
Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!