Pháp Luật Việt Nam cấm chất ethylene oxide – Chế tài xử phạt nào nếu Acecook Việt Nam vi phạm

Liên quan đến việc Ireland thu hồi một số sản phẩm ăn liền của Acecook Việt Nam do chứa chất Ethy Oxide, theo quy định của Luật an toàn thực phẩm Việt Nam thì Doanh nghiệp sẽ bị xử lý ra sao thưa ông?

Luật sư Nguyễn Văn Tuấn – Giám đốc Công ty Luật TNHH TGS, thuộc Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội

Theo quy định tại điểm 8.1 mục 8 Danh mục thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm và dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm được xác định mã số hàng hóa theo danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu việt nam ban hành kèm Thông tư 05/2018/TT-BYT, ngày 05/4/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế thì chất Ethylene Oxide được phép sử dụng chế biến thực phẩm. Không thuộc các trường hợp bị cấm theo Danh mục chất cấm sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm bảo vệ sức khỏe được ban hành Thông tư số 10/2021/TT-BYT, ngày 30/6/2021 của Bộ Y Tế. Đồng thời, chất Ethylene Oxide cũng không thuộc danh mục được quy định về giới hạn tối đa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong thực phẩm theo Thông tư số 50/2016/TT-BYT, ngày 30/12/2016 của Bộ Y Tế.

Do đó, cần phải đợi kết luật điều tra của Bộ Công thương về sự việc này. Nếu kết quả điều tra cho thấy hành vi sử dụng nguyên liệu không thuộc loại dùng cho thực phẩm để chế biến thực phẩm thuộc trường hợp bị cấm theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Luật an toàn thực phẩm năm 2010 thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường và khắc phục hậu quả theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật an toàn thực phẩm năm 2010.

Tại Điều 2 Nghị định 115/2018/NĐ-CP, ngày 14/9/2018 của Chính phủ quy định đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm, cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu hình thức xử phạt chính là phạt tiền. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung như: “Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm từ 01 tháng đến 06 tháng, Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm từ 01 tháng đến 24 tháng; Đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01 tháng đến 12 tháng được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 25 của Luật xử lý vi phạm hành chính; Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm”.

Ngoài hình thức xử phạt chính, hình thức xử phạt bổ sung, tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả như: “Buộc tái xuất thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm; Buộc tiêu hủy thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm, nguyên liệu, chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật; tài liệu, ấn phẩm thông tin, giáo dục truyền thông về an toàn thực phẩm có nội dung vi phạm; tang vật vi phạm; lô hàng thủy sản không bảo đảm an toàn thực phẩm; Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn; Buộc thu hồi thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm vi phạm; tài liệu, ấn phẩm đã phát hành; Buộc thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm vi phạm; Buộc thu hồi bản tự công bố sản phẩm; Buộc tháo gỡ, tháo dỡ hoặc xóa quảng cáo vi phạm; Buộc chịu mọi chi phí cho việc xử lý ngộ độc thực phẩm, khám, điều trị người bị ngộ độc thực phẩm; Buộc ngừng việc sử dụng phương tiện vận chuyển; Buộc hủy bỏ kết quả kiểm nghiệm, Thông báo kết quả xác nhận thực phẩm đạt yêu cầu nhập khẩu; Buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật vi phạm trong trường hợp tang vật vi phạm không còn”.

Như vậy, theo quy định của Luật an toàn thực phẩm Việt Nam, các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 317 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 tùy theo mức độ thực hiện hành vi phạm tội có thể thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 20 năm. Nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường và khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật.

Từ sự việc này, ông có ý kiến gì về quy chuẩn an toàn thực phẩm trong nước và quốc tế hiện nay?

Luật sư Nguyễn Văn Tuấn – Giám đốc Công ty Luật TNHH TGS, thuộc Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội

Hiện nay, ở mỗi quốc gia khác nhau lại có những quy chuẩn an toàn thực phẩm khác nhau. Sở dĩ có điều này vì việc xây dựng quy chuẩn an toàn thực phẩm còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đặc thù của mỗi quốc gia như: thời tiết, khí hậu, môi trường, sức khỏe con người… Do đó, trước khi sản xuất thực phẩm để tiêu thụ trong một quốc gia, các doanh nghiệp phải tìm hiểu và phân tích rất kỹ lưỡng quy chuẩn kỹ thuật an toàn thực phẩm của quốc gia mục tiêu để điều chỉnh sản phẩm của mình sao cho phù hợp.

Ở Việt Nam, nhìn chung các quy chuẩn kỹ thuật về an toàn thực phẩm đã được quan tâm ban hành đồng bộ hơn phục vụ yêu cầu quản lý an toàn thực phẩm và sức khỏe người tiêu dùng. Các quy chuẩn về an toàn thực thẩm của nước ta hiện nay đều được ban hành trên cơ sở phù hợp với tiêu chuẩn của Ủy ban Tiêu chuẩn Thực phẩm quốc tế (Codex), một số quy định chưa có trong Codex hoặc đặc thù của quốc gia thì đều hài hòa với quy định các nước phát triển như Mỹ, Nhật Bản, EU và các nước ASEAN. Điều này đã tạo hành lang pháp lý tích cực cho hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm của các doanh nghiệp trong nước và quốc tê đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng.

Thưa luật sư, để xảy ra sự việc này, phía Acecook có trách nhiệm gì với các khách hàng đã mua sản phẩm, chịu trách nhiệm trước pháp luật như thế nào?

Luật sư Nguyễn Văn Tuấn – Giám đốc Công ty Luật TNHH TGS, thuộc Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội

Sự việc Ireland thu hồi một số sản phẩm ăn liền của Acecook Việt Nam vì cho rằng chứa chất Ethy Oxide gây ung thư đã gây hoang mang dư luận. Sau khi nhận được thông tin này, Bộ Công thương Việt Nam cũng đang cho điều tra làm rõ và rà soát toàn bộ quy trình, nguyên liệu, sản phẩm của Acecook. Để xác định được trách nhiệm của Acecook đối với khách hàng tiêu thụ cũng như pháp luật phải đợi kết luận điều tra chính thức của Bộ Công thương. Trường hợp nếu đúng trong sản phẩm mỳ của Acecook có chứa chất Ethy Oxide có khả năng gây ung thư thì Acecook có trách nhiệm phải xin lỗi công khai, dừng hoạt động sản xuất và thu hồi toàn bộ số mỳ hiện đang được sản xuất và lưu thông, đồng thời bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng (nếu có).

Về góc độ pháp luật thì như đã chia sẻ ở trên, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà Acecook có thể bị xử lý vi phạm hành chính theo Nghị định số 115/2018/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực thẩm, thậm chí có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm quy định về an toàn thực thẩm theo Điều 317, Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017. Ngoài ra, nếu hành vi vi phạm gây thiệt hại thì các chủ thể còn phải bồi thường và khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật.

Theo Luật sư, tại sao một sản phẩm có chất cấm như vậy lại có thể xuất khẩu được qua các hàng rào kiểm định chất lượng? Theo quy định của pháp luật thì cơ quan quản lý Nhà nước nào phải có trách nhiệm khi để xảy ra sự việc này, thưa ông?

Luật sư Nguyễn Văn Tuấn – Giám đốc Công ty Luật TNHH TGS, thuộc Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội

Theo pháp luật về an toàn thực phẩm tại Việt Nam, Ethylene Oxide không nằm trong Danh mục chất cấm sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm bảo vệ sức khỏe được ban hành kèm theo Thông tư số 10/2021/TT-BYT quy định danh mục chất cấm sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm và bảo vệ sức khỏe. Đồng thời, cũng không thuộc danh mục được quy định về giới hạn tối đa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong thực phẩm theo Thông tư số 50/2016/TT-BYT, ngày 30/12/2016. Vì vậy, trường hợp trong sản phẩm mỳ ăn liền của Công ty Acecook có chứa chất Ethylene Oxide vẫn có thể xuất khẩu được qua các hàng rào kiểm định chất lượng, nếu không vi phạm các điều cấm của pháp luật.

Theo quy định của pháp luật hiện hành, doanh nghiệp trước khi xuất khẩu hàng hóa là sản phẩm mỳ ăn liền cần phải có các chứng từ cần thiết để khai báo hải quan xuất khẩu cho mặt hàng này, trong đó có việc đăng ký kiểm nghiệm sản phẩm mì, phở ăn liền và tự công bố sản phẩm. Việc kiểm nghiệm này do doanh nghiệp tự chuẩn bị hồ sơ và chọn nộp cho một trong các cơ quan được cấp phép bởi Bộ Y tế cho phép kiểm nghiệm sản phẩm theo QCVN 8-2:2011/BYT về giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm và giới hạn ô nhiễm độc tố vi nấm. Trường hợp kiểm nghiệm đạt yêu cầu, doanh nghiệp sẽ được cấp chứng thư kiểm nghiệm. Sau đó, doanh nghiệp sẽ thực hiện nộp bản tự công bố sản phẩm của doanh nghiệm kèm theo chứng thư kiểm nghiệm cho Ban Quản lý an toàn thực phẩm.

Như vậy, kết quả kiểm nghiệm sản phẩm hoàn toàn do các cơ quan được cấp phép bởi Bộ Y tế cho phép kiểm nghiệm sản phẩm cung cấp, đối với các sản phẩm làm thủ tục tự công bố, doanh nghiệp sẽ phải chịu hoàn toàn về an toàn của sản phẩm đó. Vì vậy, trường hợp xảy ra sự việc sản phẩm có chất cấm vẫn có thể xuất khẩu thì cần phải xem xét lại chứng thư kiểm nghiệm sản phẩm do cơ quan nào cấp, cơ quan đó sẽ có trách nhiệm với kết quả kiểm nghiệm của mình với Bộ Y tế.

Theo đại diện Công ty Acecook Việt Nam trả lời cơ quan báo chí, sản phẩm có chứa chất cấm là hàng xuất khẩu, không liên quan sản phẩm trong nước. Trong khi hàng xuất khẩu thường có tiêu chuẩn cao hơn hàng nội địa. Vậy ông có ý kiến gì về vấn đề này?

Luật sư Nguyễn Văn Tuấn – Giám đốc Công ty Luật TNHH TGS, thuộc Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội

Ở mỗi quốc gia sẽ có những quy chuẩn an toàn thực phẩm khác nhau, phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đặc thù của mỗi quốc gia như: thời tiết, khí hậu, môi trường, sức khỏe con người…Do đó, trước khi sản xuất thực phẩm để tiêu thụ trong một quốc gia, các doanh nghiệp phải tìm hiểu và phân tích rất kỹ lưỡng quy chuẩn kỹ thuật an toàn thực phẩm của quốc gia mục tiêu để điều chỉnh sản phẩm của mình sao cho phù hợp. Từ đó, sản phẩm tiêu thụ ở trong nước và xuất khẩu ra các quốc gia khác sẽ có quy trình sản xuất khác nhau để phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật an toàn thực phẩm được ban hành của quốc gia đó.

Rất khó để so sánh tiêu chuẩn kỹ thuật về an toàn thực phẩm của hàng xuất khẩu cao hơn hàng nội địa vì chung quy lại, các quy chuẩn kỹ thuật an toàn thực phẩm của các nước đều có điểm chung là ban hành để phù hợp với đặc thù của quốc gia đó và đảm bảo tối ưu nhất sức khỏe của người tiêu dùng.

Mặc dù, trước đó, hệ thống Cảnh báo nhanh của châu Âu về thực phẩm và thức ăn chăn nuôi (RASFF) đã thông báo về việc một số lô mì ăn liền từ Acecook Việt Nam bị thu hồi do có sử dụng Pesticide Ethylene Oxide. Chất này bị cấm dùng trong thực phẩm bán tại châu Âu, có thể ảnh hưởng tới sức khỏe nếu sử dụng trong thời gian dài. Tuy nhiên, Công ty Acecook Việt Nam cũng đã khẳng định không sử dụng công nghệ Ethylene Oxide ở bất kỳ công đoạn sản xuất nào.

Do đó, các chất có trong sản phẩm mà có nguy cơ gây hại cho sức khỏe của người tiêu dùng đều sẽ bị lên án và xử lý, không phân biệt là sản phẩm trong nước hay sản phẩm xuất khẩu. Nếu đúng sản phẩm của Công ty Acecook Việt Nam có chứa chất gây ung thư nếu thường xuyên sử dụng trong thời gian dài như Cơ quan an toàn Thực phẩm Ireland (FSAI) đã thông báo thì dù là sản phẩm tiêu thụ trong nước hay xuất khẩu đều phải được dừng tiêu thụ và thu hồi, Công ty Acecook phải chịu trách nhiệm về sản phẩm của mình sản xuất đối với pháp luật và người tiêu dùng theo quy định của pháp luật.

»BÁO CHÍ ĐƯA TIN:

Ý kiến của Luật sư Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc, Công Ty Luật TNHH TGS được Tạp chí Kinh Tế Sài Gòn (CQ ngôn luận của UBND TP Hồ Chí Minh) đăng tải: https://thesaigontimes.vn/phap-luat-viet-nam-quy-dinh-ra-sao-ve-thuc-pham-co-chua-chat-ethy-oxide/

Ý kiến của Luật sư Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc, Công Ty Luật TNHH TGS được báo Tiếng nói Việt Nam VOV đăng tải: http://baotnvn.vn/tin-tuc/Phap-luat/14161/Neu-san-pham-chua-ethylene-oxide–Acecook-Viet-Nam-Thien-Huong-phai-xin-loi-cong-khai-va-khac-phuc-hau-qua

Ý kiến của Luật sư Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc, Công Ty Luật TNHH TGS được Luật Việt Nam đăng tải: https://luatvietnam.vn/doanh-nghiep/chat-cam-trong-thuc-pham-561-32610-article.html

call-to-like

Đội ngũ luật sư đất đai – Hãng Luật TGS LAWFIRM

lstuan

 

Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS

Ông là một luật sư giỏi có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai. Luật sư đã tham gia tranh tụng nhiều vụ án tranh chấp đất đai, vụ án hình sự, kinh tế, thương mại,.. trên toàn quốc.

lshunga

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám Đốc Công ty Luật TGS

Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng là một luật sư giỏi, đã từng công tác tại Công ty Luật TNHH NHB và nhiều công ty luật có thương hiệu khác, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Đất đai, hình sự, dân sự.

lshungb

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Luật sư Công ty Luật TGS

Luật sư Đức Hùng từng công tác tại nhiều tổ chức hành nghề luật sư uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tranh tụng hình sự, đất đai, tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình.

lsson

 

Luật sư Hà Huy Sơn – Luật sư Công ty Luật TGS

Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực hình sự. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Hình Sự, luật sư Hà Huy Sơn đã gây dựng được cho mình thương hiệu riêng và sự uy tín vững chắc đối với khách hàng.

tu van
ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS Law
  • Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Điện thoại: 0984.769.278
  • Email: contact.tgslaw@gmail.com
  • Hotline: 0985.928.544 - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!