pháp nhân thương mại và vấn đề trách nhiệm hình sự

Pháp nhân thương mại và vấn đề trách nhiệm hình sự

Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 có hiệu lực thi hành đã tạo ra thay đổi quan trọng trong quy định pháp luật hình sự Việt Nam. Đây là lần đầu tiên chế định trách nhiệm hình sự (TNHS) của pháp nhân thương mại (PNTM) được quy định trong pháp luật hình sự.

Trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại là một dạng trách nhiệm pháp lý, là hậu quả pháp lý bất lợi mà pháp nhân thương mại phải gánh chịu trước nhà nước, do pháp nhân thực hiện những hành vi gây nguy hiểm cho xã hội mà những hành vi này được quy định là tội phạm trong pháp luật hình sự.

Việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân không chỉ áp dụng đối với mọi hành vi phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam mà còn có thể áp dụng đối với hành vi phạm tội của pháp nhân thương mại nước ngoài phạm tội ở ngoài lãnh thổ Việt Nam, trừ các đối tượng được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao hoặc lãnh sự theo pháp luật Việt Nam hoặc xâm hại lợi ích của Việt Nam.

Theo Điều 74 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định về pháp nhân bao gồm pháp nhân thương mại và pháp nhân phi thương mại, tuy nhiên Bộ Luật Hình sự 2015 chỉ đặt ra vấn đề trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại.

pháp nhân thương mại và vấn đề trách nhiệm hình sự

I. Một tổ chức được công nhận là pháp nhân thương mại khi có đủ các điều kiện sau:

  • Được thành lập theo quy định của Bộ Luật Dân sự, Luật Doanh nghiệp hoặc các luật khác có liên quan;
  • Có cơ cấu tổ chức theo quy định của Bộ luật Dân sự, có cơ quan điều hành, có điều lệ hoạt động rõ ràng và hợp pháp, có con dấu riêng do người đại diện quản lý và sử dụng;
  • Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;
  • Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.

1.1 Pháp nhân có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi đủ các căn cứ sau:

Chủ thể: Pháp nhân thực hiện hoạt động thương mại có mục đích tìm kiếm lợi nhuận.

Hành vi do pháp nhân thực hiện: Có mức độ gây nguy hiểm cho xã hội, gây ra thiệt hại hoặc đe dọa gây ra thiệt hại cho các mối quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ, đây là những hành vi nguy hiểm được quy định là tội phạm, được liệt kê tại Điều 76 Bộ Luật Hình sự 2015.

>> Có thể bạn quan tâm: Luật sư bào chữa cho bị can, bị cáo cho vụ án hình sự

Lỗi của pháp nhân thương mại trong việc thực hiện tội phạm: Dựa trên nhận thức và ý chí của chủ thể thực hiện hành vi đó pháp luật hình sự quy định trường hợp lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý thực hiện hành vi trái pháp luật.

Điều kiện chịu trách nhiệm hình sự: Pháp nhân thương mại chịu trách nhiệm hình sự khi có đủ các điều kiện:

  • Hành vi phạm tội được thực hiện nhân danh pháp nhân thương mại;
  • Hành vi phạm tội được thực hiện vì lợi ích của pháp nhân thương mại, hướng tới mục đích nhất định của pháp nhân bao gồm lợi ích về tài chính, vật chất, kinh tế… Trường hợp tội phạm được thực hiện bởi người đại diện hợp pháp của pháp nhân nhưng không nhằm mang lại lợi ích cho pháp nhân thì pháp nhân không phải chịu trách nhiệm hình sự.
  • Hành vi phạm tội được thực hiện có sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận của pháp nhân thương mại;
  • Chưa hết thời hiệu truy cứu trách hình sự quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 27 của Bộ luật Hình sự 2015.

Trên cơ sở đánh giá tính chất, mức độ nguy hiểm và phổ biến của tội phạm cũng như thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm. Theo đó, Bộ Luật Hình sự 2015 quy định 33 tội danh mà chỉ pháp nhân thương mại mới phải chịu trách nhiệm hình sự. Trong đó có 22 tội phạm thuộc Chương XVIII. Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế; 09 tội thuộc Chương XIX. Các tội phạm về môi trường; 02 tội thuộc Chương. XXI. Các tội phạm xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng.

>> Tham khảo thêm: Luật sư bào chữa hình sự

1.2 Pháp nhân thương mại bị truy cứu trách nhiệm hình sự phải chịu các mức hình phạt như sau:

  • Phạt tiền với mức phạt tối đa là 20 tỷ;
  • Đình chỉ hoạt động có thời hạn (tối đa 03 năm): Tạm dừng hoạt động của pháp nhân thương mại trong một hoặc một số lĩnh vực mà pháp nhân thương mại phạm tội gây thiệt hại và hậu quả gây ra có khả năng khắc phục trên thực tế.
  • Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn: Chấm dứt hoạt động của pháp nhân thương mại trong một hoặc một số lĩnh vực mà pháp nhân thương mại phạm tội gây thiệt hại hoặc có khả năng thực tế gây ra hậu quả và không có khả năng khắc phục hậu quả gây ra. Pháp nhân thương mại được thành lập chỉ để thực hiện tội phạm thì bị đình chỉ vĩnh viễn toàn bộ hoạt động.

pháp nhân thương mại và vấn đề trách nhiệm hình sự

1.3 Tuy nhiên pháp nhân thương mại có thể được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự nếu:

  • Đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;
  • Tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc gây ra thiệt hại không lớn;
  • Tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án;
  • Có nhiều đóng góp trong việc thực hiện chính sách xã hội.

II. Pháp nhân nên làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình trước vấn đề trách nhiệm hình sự đặt ra

Bộ Luật Hình sự 2015 đặt vấn ra đề trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại, đây là quy định mới so với bộ luật hình sự trước đây do đó pháp nhân thương mại cần tìm hiểu kỹ những quy định pháp luật liên quan đến hoạt động của pháp nhân.

>> Có thể bạn quan tâm: Quyền im lặng, ghi âm, ghi hình nếu không có luật sư

Pháp nhân thương mại nên có bộ phận chuyên trách đủ trình độ, kỹ năng để đảm bảo hoạt động của pháp nhân đúng với quy định của pháp luật, thường xuyên cập nhật những chính sách pháp luật mới đảm bảo nhanh, kịp thời.

Doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ đóng thuế cho nhà nước, nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động. Đây là nghĩa vụ được quy định trực tiếp cho doanh nghiệp, khi không thực hiện nghĩa vụ này ở mức độ nghiêm trọng (bị coi là tội phạm) doanh nghiệp có thể phải chịu trách nhiệm hình sự.

Kiểm soát, đảm bảo tính hệ thống, đồng bộ trong quản lý và điều hành các vấn đề nội bộ, nhân sự của doanh nghiệp vì pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự trong trường hợp thành viên của pháp nhân đã phạm tội nhưng tội phạm được thực hiện là nhân danh và có lợi cho tổ chức. Ở đây có mối quan hệ giữa thành viên của tổ chức với tổ chức về tội phạm đã thực hiện và trách nhiệm hình sự đối với tội phạm đó. Họ là chủ thể của tội phạm nhưng tổ chức phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm này vì tội phạm được thực hiện nhân danh pháp nhân và vì lợi ích chung của tổ chức. Do vậy, có thể coi hành vi mà thành viên đã thực hiện cũng là hành vi của tổ chức khi thỏa mãn hai dấu hiệu: Nhân danh tổ chức và vì lợi ích của tổ chức.     

Đảm bảo hoạt động chỉ đạo, điều hành của pháp nhân không trái với các quy định của pháp luật, đảm bảo được tính đúng đắn và chặt chẽ trong việc ra các quyết định khi yêu cầu thành viên pháp nhân thực hiện công việc nhân danh pháp nhân. Vì pháp nhân phải chịu trách nhiệm hình sự trong trường hợp thành viên của pháp nhân phạm tội khi thực hiện các công việc được pháp nhân giao và việc phạm tội này là lỗi của pháp nhân và trách nhiệm hình sự có thể được xác định cho pháp nhân.

Pháp nhân thương mại cũng nên quy định rõ những công việc nào giao cho thành viên của pháp nhân nhân danh thực hiện để tránh trường hợp người của pháp nhân lợi dụng danh nghĩa của pháp nhân để thực hiện hành vi phạm tội.

Đồng thời chính pháp nhân cũng phải có ý thức tuân thủ theo các quy định của pháp luật, không vì lợi ích trước mắt mà bất chấp vi phạm pháp luật. Những pháp nhân thương mại có hành vi cố tình vi phạm pháp luật sẽ tự mình đào thải do sự canh tranh khốc liệt của thị trường kinh tế và uy tín, thương hiệu của doanh nghiệp ngày càng được coi trọng.

call-to-like

Đội ngũ luật sư bào chữa – Công ty Luật TGS

lstuan

 

Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS

Ông là một luật sư giỏi có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai. Luật sư đã tham gia tranh tụng nhiều vụ án tranh chấp đất đai, vụ án hình sự, kinh tế, thương mại,.. trên toàn quốc.

lshunga

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám Đốc Công ty Luật TGS

Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng là một luật sư giỏi, đã từng công tác tại Công ty Luật TNHH NHB và nhiều công ty luật có thương hiệu khác, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Đất đai, hình sự, dân sự.

lshungb

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Luật sư Công ty Luật TGS

Luật sư Đức Hùng từng công tác tại nhiều tổ chức hành nghề luật sư uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tranh tụng hình sự, đất đai, tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình.

lsson

 

Luật sư Hà Huy Sơn – Luật sư Công ty Luật TGS

Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực hình sự. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Hình Sự, luật sư Hà Huy Sơn đã gây dựng được cho mình thương hiệu riêng và sự uy tín vững chắc đối với khách hàng.

tu van
ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS Law
  • Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Điện thoại: 0984.769.278
  • Email: contact.tgslaw@gmail.com
  • Hotline: 0985.928.544 - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!