Phạt tới 03 triệu nếu không đeo khẩu trang nơi công cộng khi có yêu cầu

Theo Nghị định 117/2020/NĐ-CP, mức xử phạt đối với hành vi không đeo khẩu trang nơi công cộng khi có yêu cầu để phòng dịch có thể bị phạt đến 03 triệu đồng từ ngày 28/9/2020.

Cụ thể, tại điểm a khoản 1 Điều 12 Nghị định 117/2020/NĐ-CP, quy định phạt tiền từ 01 triệu đồng đến 03 triệu đồng đối với hành vi không thực hiện biện pháp bảo vệ cá nhân đối với người tham gia chống dịch và người có nguy cơ mắc bệnh dịch theo hướng dẫn của cơ quan y tế.

Nghị định 117/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/11/2020, tuy nhiên, theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 115 Nghị định 117/2020 thì quy định xử phạt nêu trên có hiệu lực từ ngày ký ban hành (tức là ngày 28/9/2020).

Như vậy, từ ngày 28/9/2020, hành vi không đeo khẩu trang nơi công cộng khi có yêu cầu để phòng dịch, có thể bị phạt tới 03 triệu đồng.

Ngoài ra, Nghị định 117/2020/NĐ-CP cũng tăng mức xử phạt đối với hành vi không thông báo UBND và cơ quan y tế dự phòng trên địa bàn về các trường hợp mắc bệnh dịch theo quy định của pháp luật từ 01 triệu đồng đến 03 triệu đồng.

Lưu ý: Mức phạt tiền nêu trên là mức phạt tiền đối với cá nhân. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Như vậy, việc bắt buộc đeo khẩu trang nơi công cộng vẫn còn duy trì, tuy nhiên, thực tế tại nhiều nơi bắt buộc phải đeo khẩu trang như: siêu thị, chợ, các điểm vui chơi giải trí, phương tiện công cộng…, nhiều người “lơ là” việc đeo khẩu trang.

Thưa Luật sư, Luật sư có ý kiến như thế nào về sự cần thiết khi tăng mức phạt đối với việc không đeo khẩu trang? Theo Luật sư, việc tăng mức xử phạt có giúp tăng trách nhiệm của người dân phải đeo khẩu trang nơi công cộng hay không?

Thạc Sỹ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám Đốc, Hãng Luật TGS – (Đoàn Luật sư TP.Hà Nội) trả lời:

Nghị định 117/2020/NĐ-CP ban hành thay thế Nghị định 176/2013/NĐ-CP quy định tăng mức phạt đối với đối với hành vi không đeo khẩu trang nơi công cộng khi có yêu cầu để phòng dịch là rất hợp lý và cần thiết. Do tình hình dịch bệnh Covid 19 trên thế giới đang diễn biến vô cùng phức tạp, mỗi ngày đều có ca mắc mới và những con số tử vong vẫn chưa dừng lại. Ở Việt Nam thời gian qua mặc dù không có ca mắc mới lây lan trong cộng đồng nhưng vẫn có những ca mắc do nhập cảnh từ nước ngoài. Vì vậy, chúng ta không nên chủ quan trong công tác phòng chống dịch vì dịch bệnh có thể trở lại bất cứ lúc nào.

Hơn nữa có thể thấy nhiều người dân lơ là việc đeo khẩu trang tại nơi công cộng một phần do tình hình dịch bệnh phần nào ‘im ắng”, một phần do chế tài xử phạt còn chưa nghiêm khắc. Trước đó theo Nghị định 176/2013/NĐ-CP (đã hết hiệu lực) thì hành vi không đeo khẩu trang nơi công cộng khi được yêu cầu chỉ bị phạt tiền từ 100 nghìn đồng đến 300 nghìn đồng. Mức phạt này tuy không thấp nhưng không đủ tính răn đe, cảnh cáo đối với những người không chấp hành việc đeo khẩu trang phòng chống dịch tại nơi công cộng.

Luật sư Nguyễn Đức Hùng trả lời trên báo Pháp Luật số 324 ngày 29/11

Từ dịch bệnh Covid 19 diễn ra trên thế giới có thể thấy hậu quả nặng nề của việc phòng dịch không quyết liệt đặc biệt là vai trò của việc bắt buộc đeo khẩu trang nơi công cộng. Đối với hành vi được xem là vi phạm nặng mà có mức xử phạt nhẹ, không có tính răn đe sẽ không thể cảnh báo, khiến cho người dân hiểu tính nghiêm trọng của hậu quả. Do đó, cần thiết việc phải tăng mức xử phạt đối với hành vi không thực hiện biện pháp bảo vệ cá nhân đối với người tham gia chống dịch và người có nguy cơ mắc bệnh dịch theo hướng dẫn của cơ quan y tế. Cụ thể ở đây là hành vi không đeo khẩu trang tại nơi công cộng khi được yêu cầu.

Việc tăng mức xử phạt không chỉ thể hiện tính nghiêm minh, giáo dục của pháp luật mà còn đánh vào kinh tế – “túi tiền” của người dân. Khi mức phạt tăng cũng có nghĩa người dân phải chịu trách nhiệm cao hơn về hành vi vi phạm của mình. Để tránh trường hợp có thể bị xử phạt với mức tiền tương đối cao thì người dân sẽ nghiêm túc thực hiện quy định. Từ đó trách nhiệm của người dân trong việc đeo khẩu trang tại nơi công cộng để phòng dịch sẽ tăng lên đáng kể góp phần nâng cao hiệu quả phòng chống dịch bệnh.

Ý kiến của Luật sư Nguyễn Đức Hùng đăng tải trên Báo điện tử Báo Pháp Luật Việt Nam (Bộ Tư Pháp):

https://baophapluat.vn/tu-van-365/tang-muc-phat-khong-deo-khau-trang-noi-cong-cong-gap-10-lan-vi-sao-nguoi-dan-van-tho-o-557120.html

call-to-like

Đội ngũ luật sư đất đai – Hãng Luật TGS LAWFIRM

lstuan

 

Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS

Ông là một luật sư giỏi có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai. Luật sư đã tham gia tranh tụng nhiều vụ án tranh chấp đất đai, vụ án hình sự, kinh tế, thương mại,.. trên toàn quốc.

lshunga

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám Đốc Công ty Luật TGS

Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng là một luật sư giỏi, đã từng công tác tại Công ty Luật TNHH NHB và nhiều công ty luật có thương hiệu khác, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Đất đai, hình sự, dân sự.

lshungb

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Luật sư Công ty Luật TGS

Luật sư Đức Hùng từng công tác tại nhiều tổ chức hành nghề luật sư uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tranh tụng hình sự, đất đai, tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình.

lsson

 

Luật sư Hà Huy Sơn – Luật sư Công ty Luật TGS

Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực hình sự. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Hình Sự, luật sư Hà Huy Sơn đã gây dựng được cho mình thương hiệu riêng và sự uy tín vững chắc đối với khách hàng.

tu van
ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS Law
  • Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Điện thoại: 0984.769.278
  • Email: contact.tgslaw@gmail.com
  • Hotline: 0985.928.544 - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!