Phòng vệ chính đáng có phải là tội phạm?
Nội dung bài viết
Hỏi đáp:
Chúng tôi đi lên để lấy nợ và bị phục kích, bị con nợ bao vây đánh và có dùng hung khí để đánh và cố đuổi giết. Trong khi tụi tôi bỏ chạy được nhưng 1 người bị bao vây lại không chạy được. Trong lúc người ta dùng hung khí tấn công nó. Thì nó muốn thoát thân nên né qua và chụp hung khí đối phương, nhớ ra có cây dao trong túi áo nên móc ra đâm 1 cái rồi bỏ chạy thoát thân. Nhưng vô tình nhát dao bị lủng phổi và chết người. Vậy xin hỏi trường hợp này có bị quy vào tội giết người hay không? Hay phạm tội phòng vệ và tự vệ dẫn đến chết người vậy? Và 3 người đi chung có liên quan không? Có bị coi là đồng phạm ko? Trong khi đó chỉ mục đích lên là xác nhận tiền và lấy tiền, chứ không có mục đích lên đánh lộn hay bàn bạc gì trước khi đi cả. Và cũng không biết người đâm là mang dao theo. Xin cảm ơn!
Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017
Luật sư trả lời:
Điều 22 BLHS 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định về Phòng vệ chính đáng:
Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.
Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.
Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.
Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này.
Phòng vệ chính đáng là hành vi của một người được loại trừ trách nhiệm hình sự vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác mà chống trả lại một cách tương xứng và cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên. Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm mà là hành vi tự vệ trước sự tấn công trái pháp luật, nhằm ngăn ngừa, hạn chế hậu quả tác hại do sự tấn công trái pháp luật gây ra hoặc đe dọa thực tế gây ra. Hành vi phòng vệ chính đáng không mang tính chất nguy hiểm cho xã hội mà nó hoàn toàn phù hợp với xã hội thể hiện rõ ý thức trách nhiệm của công dân góp phần vào việc bảo vệ và củng cố trật tự xã hội. Cũng chính vì thế mà pháp luật cho phép người phòng vệ có thể thực hiện sự chống trả lại tất cả những hành vi xâm phạm tới những quan hệ xã hội được Bộ luật hình sự bảo vệ, không chỉ riêng gì quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời phòng vệ nói riêng.
Phòng vệ chính đáng có bị phạm tội
>>> Click ngay: Chi phí thuê luật sư bào chữa
Bốn điều kiện để hành vi không bị coi là tội phạm trong trường hợp phòng vệ chính đáng:
- a) Mức độ nguy hiểm cho xã hội đáng kể của hành vi xâm hại;
- b) Hành vi xâm hại cần phải đang tồn tại và chưa kết thúc;
- c) Hành vi phòng vệ cần phải được thực hiện bằng việc gây thiệt hại cho chính người có hành vi xâm hại, chứ không phải là cho người thứ ba và;
- d) Cường độ của hành vi phòng vệ cần phải tương xứng với cường độ của hành vi xâm hại.
Chỉ khi nào có hành vi nguy hiểm cho xã hội đang xâm hại bằng cách gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại thực sự và ngay tức khắc khách thể cần bảo vệ thì mới xuất hiện cơ sở của quyền phòng vệ và khi đó ngƣời phòng vệ mới được thực hiện các hành vi chống trả lại người xâm hại nhằm bảo vệ khách thể đang bị xâm hại đó. Như đã đề cập, đây là một điều kiện không thể thiếu của phòng vệ chính đáng. Điều đó có nghĩa là một hành vi phòng vệ là chính đáng và cần thiết khi nó nhằm loại bỏ hoặc đẩy lùi một hành vi nguy hiểm cho xã hội đang xảy ra, xâm hại tới lợi ích của Nhà nước, của tập thể (tổ chức), quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
Trong hoàn cảnh cụ thể của sự việc cho phép người phòng vệ sử dụng bất cứ công cụ, phương tiện gì mà anh ta có để chống trả miễn sao là nhằm mục đích phòng vệ và bảo vệ được một cách tốt nhất cho khách thể cần bảo vệ. Bởi vì trong nhiều trường hợp, người phòng vệ không thể và không buộc phải lựa chọn công cụ, phương tiện thích hợp hơn thì mới được coi là phòng vệ chính đáng.
Trở lại câu chuyện của bạn anh, hành vi đâm chết người khi bị vây đánh bằng con dao giấu trong người của bạn anh có thể được coi là hành vi phòng vệ chính đáng, nếu thực tế điều tra xác minh rõ ràng được các yếu tố: Bạn của bạn bị vây đánh một cách đột ngột, phía bên người xâm hại có nhiều người, dùng hung khí nguy hiểm, trong thời điểm đó bạn của anh buộc phải chống trả nếu không sẽ bị xâm hại ngay tức khắc, do đó không còn lựa chọn là dùng dao mang theo người để ngăn cản những người đó tiếp tục xâm hại mình. Và trong lúc đó, bạn của anh không thể có thời gian để suy tính rằng sử dụng dao để đâm vào đầu, vào mặt, hay vào bất cứ đâu cả mà theo phản xạ cá nhân, anh ta vung dao đâm vào người khác một vị trí bất kỳ để nhằm một mục đích duy nhất là thoát khỏi sự vây đánh của phía bên đối phương, chứ không có mục đích là giết người. Đồng thời theo thông tin anh trao đổi thì các anh không hề có sự bàn bạc với nhau từ trước, không có ý định dùng vũ lực gây hấn để ép buộc phía bên người bị đòi nợ trả tiền, mà lại bị họ vây đánh trước do đó không có sự liên can trực tiếp gì giữa bạn anh và 3 người các anh trong trách nhiệm đối với cái chết của 1 người phía bên kia.
Tuy nhiên, đây là ý kiến trao đổi dựa trên thông tin sơ bộ được cung cấp nên luật sư cũng trả lời dựa theo quan điểm cá nhân. Các cơ quan tiến hành tố tụng sẽ điều tra, xác minh thực tế và đưa ra quan điểm xử lý phù hợp nhất dựa trên cơ sở các quy định của pháp luật.
Chi tiết liên hệ theo số Hotline: 1900.8698 Hoặc truy cập vào website: https://tgslaw.vn.
Đội ngũ luật sư bào chữa – Công ty Luật TGS
Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS
Ông là một luật sư giỏi có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai. Luật sư đã tham gia tranh tụng nhiều vụ án tranh chấp đất đai, vụ án hình sự, kinh tế, thương mại,.. trên toàn quốc.
Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám Đốc Công ty Luật TGS
Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng là một luật sư giỏi, đã từng công tác tại Công ty Luật TNHH NHB và nhiều công ty luật có thương hiệu khác, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Đất đai, hình sự, dân sự.
Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Luật sư Công ty Luật TGS
Luật sư Đức Hùng từng công tác tại nhiều tổ chức hành nghề luật sư uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tranh tụng hình sự, đất đai, tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình.
Luật sư Hà Huy Sơn – Luật sư Công ty Luật TGS
Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực hình sự. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Hình Sự, luật sư Hà Huy Sơn đã gây dựng được cho mình thương hiệu riêng và sự uy tín vững chắc đối với khách hàng.
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí
- Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS Law
- Địa chỉ: Số 10, ngõ 76 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
- Điện thoại: 0984.769.278
- Email: info.tgslaw@gmail.com
- Hotline: 0985.928.544 - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn
Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!