Quan Điểm Của Luật Sư Về Việc Asanzo Khởi Kiện Báo Tuổi Trẻ

Quan Điểm Của Luật Sư Về Việc Asanzo Khởi Kiện Báo Tuổi Trẻ

Vụ hàng Trung Quốc đội lốt hàng Việt Nam chất lượng cao Asanzo, mới đây có nhiều bài viết cho biết ý định của Asanzo khởi kiện báo tuổi trẻ đòi bồi thường thiệt hại vì những bài viết của tờ báo này liên quan đến hoạt động sản xuất, lắp ráp thiết bị điện tử để bán ra thị trường Việt Nam của công ty này.

Công ty Asanzo do ông Phạm Văn Tam thành lập với ngành nghề sản xuất chính là sản xuất, lắp ráp và kinh doanh hàng điện tử gia dụng. Các sản phẩm phổ biến của Asanzo bao gồm TV, nồi cơm điện và các sản phẩm điện tử dân dụng khác được công ty giới thiệu là hàng Việt Nam chất lượng cao, công nghệ đỉnh cao Nhật Bản. Gần như toàn bộ các sản phẩm của Asanzo đều được dán nhãn “made in Vietnam”, và có mặt hầu hết ở các hệ thống phân phối bán lẻ trong cả nước. Asanzo đã đạt được lợi nhuận cao và xem như thành công trong lĩnh vực kinh doanh hàng điện tử dân dụng tại thị trường Việt Nam. Trước số lượng sản phẩm đưa ra thị trường rất lớn, nhưng cơ sở hạ tầng, nhà máy của Asanzo thì lại rất “khiêm tốn”, và vì vậy báo tuổi trẻ đã đặt nghi vấn và cử phóng viên thâm nhập thị trường để biết rõ tình hình thực tế về hoạt động lắp ráp, sản xuất kinh doanh của Asanzo. Bằng cách thâm nhập thực tế vào các nhà máy, xưởng sản xuất của Asanzo, các phóng viên báo tuổi trẻ thu thập nhiều bằng chứng bằng những đoạn ghi âm, chụp hình, video clip về việc Asanzo đã cho nhập linh kiện, thiết bị điện tử từ Trung Quốc về, bốc dỡ nhãn “made in China” để thay bằng nhãn “made in Vietnam”, lắp ráp thành sản phẩm hoàn chỉnh và tung ra thị trường. Báo tuổi trẻ thậm chí còn phát hiện ra công ty Asanzo đã dùng pháp nhân của công ty khác để nhập sản phẩm hoàn chỉnh từ Trung Quốc có sẵn nhãn “made in Vietnam” trên đó. Thêm vào đó, Asanzo đã công khai quảng cáo rầm rộ rằng sản phẩm của họ là hàng Việt Nam chất lượng cao với đỉnh cao công nghệ Nhật Bản… khiến phần lớn người tiêu dùng tin tưởng rằng sản phẩm của Asanzo là hàng Việt Nam thật sự.

Từ những chứng cứ thu thập được, Báo Tuổi Trẻ đã có hàng loạt bài viết về việc công ty Asanzo nhập hàng hóa Trung Quốc đội lốt hàng Việt Nam chất lượng cao để bán ra thị trường. Hậu quả kéo theo là người tiêu dùng quay lưng với sản phẩm Asanzo, các hệ thống phân phối bán lẻ trả ngược hàng lại cho nhà sản xuất… dẫn đến doanh thu của Asanzo bị sụt giảm. Cho rằng các bài báo của tuổi trẻ đã gây thiệt hại cho mình, Asanzo đang xem xét để khởi kiện báo tuổi trẻ ra tòa yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Cụ thể, Asanzo có thể lập luận rằng họ bị thiệt hại là do Báo Tuổi trẻ nói không đúng (nói sai) về nguồn gốc xuất xứ các sản phẩm của họ, và Asanzo không làm gì sai bởi vì luật pháp hiện hành của Việt Nam không có quy định thế nào là”made in Vietnam”. Tuy nhiên, lập luận này của Asanzo có mâu thuẫn và có thể bị phản bác, bởi vì nếu luật pháp Việt Nam đã không có quy định thế nào là “made in Vietnam”, thì căn cứ vào đâu Asanzo dán nhãn “Made in Vietnam”

Dưới đây là quan điểm của Luật sư, Tiến sĩ – Lê Ngọc Khánh – Công ty Luật TNHH TGS (Thuộc Đoàn Luật sư TP Hà Nội) xoay quanh vấn đề này:

1. Quan điểm của Luật sư về việc Asanzo đã cho nhập linh kiện, thiết bị điện tử từ Trung Quốc về Việt Nam, bốc dỡ nhãn “made in China” để thay bằng nhãn “made in Vietnam”, lắp ráp thành sản phẩm hoàn chỉnh và tung ra thị trường. Tuy nhiên, họ cho rằng hoạt động sản xuất kinh doanh này không vi phạm quy định của pháp luật.

Thứ nhất, xét trên phương diện nhãn hàng hóa, về tiêu chí để xác định hàng hóa được gắn nhãn “made in Việt Nam” hiện vẫn chưa có quy định cụ thể.

Thứ hai, xét trên phương diện xuất xứ hàng hóa. Để xác định hàng hóa, sản phẩm có xuất xứ tại Viêt Nam hay không có thể căn cứ theo Nghị định số 31/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa. Theo đó, căn cứ để xác định “hàng hóa có xuất xứ Việt Nam” là được cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) hoặc chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa của Việt Nam nhằm hưởng ưu đãi thuế quan hoặc phi thuế quan khi xuất khẩu sang thị trường mà Việt Nam có cam kết quốc tế.

Thứ ba, xét trên phương diện chỉ dẫn địa lý theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi, bổ sung 2009 thì một chỉ dẫn địa lý được bảo hộ cho sản phẩm nếu sản phẩm đó có nguồn gốc địa lý, danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính chủ yếu của vùng lãnh thổ tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó. Đây là quy định về bảo hộ chỉ dẫn địa lý đối với một sản phẩm cụ thể từ một vùng lãnh thổ xác định, không quy định ghi nhãn hàng hóa sản xuất tại Việt Nam nói chung.

Trong trường hợp của Asanzo để xác định các sản phẩm  của công ty này có phải là sản phẩm “Made in Vietnam” hay không thì cần phải hiểu rõ các quy định pháp luật về xuất xứ hàng hóa, ghi nhãn hàng hóa kết hợp với việc kiểm tra, đối chiếu và đánh giá các hồ sơ kê khai hải quan khi nhập khẩu hàng hóa của Asanzo.

Theo các thông tin hiện tại trên báo chí, chưa thể kết luật việc Asanzo gắn mác “Made in Vietnam” trên sản phẩm của mình là đúng hay sai. Tuy nhiên, trong trường hợp nếu Asanzo nhập toàn bộ sản phẩm từ Trung Quốc về Việt Nam và chỉ thay đổi nhãn mác thì chắc chắn không thể xem các sản phẩm này là “Made in Vietnam”.

2. Bản chất của vụ việc này như thế nào? Hướng giả quyết ra sao ạ?

Trong sự việc này, điểm mấu chốt để giải quyết vấn đề, đó là có hay không bên bị đơn, tức là Báo tuổi trẻ đưa tin đúng sự thật hay không? Và sự thật đó có đúng pháp luật hay không?

Bao gồm các trường hợp sau:

Thứ nhất, Báo Tuổi trẻ đưa tin về vụ việc và sự việc đó đúng pháp luật.

Lấy ví dụ như Báo Tuổi Trẻ có chứng cứ Asanzo bóc nhãn “made in China” để thay bằng “made in Vietnam”, Báo Tuổi Trẻ có thể đưa tin rằng Asanzo đã đánh tráo nguồn gốc xuất xứ hàng hóa là Báo Tuổi Trẻ đã nói sự thật về bản chất vụ việc. Thêm vào đó, giả sử rằng nếu luật pháp hiện hành có quy định rằng để 1 sản phẩm được xem là “made in Vietnam” thì tổng giá trị nội địa hóa phải trên 75%, nhưng sản phẩm của Asanzo không đạt được tỷ lệ nội địa hóa theo quy định, và như vậy Báo Tuổi Trẻ cũng được xem là nói đúng về mặt pháp lý của vụ việc.

Thứ hai, Báo Tuổi trẻ đưa tin về vụ việc và vụ việc đó trái pháp luật.

Lấy ví dụ như Báo Tuổi Trẻ có chứng cứ Asanzo bóc nhãn “made in China” để thay bằng “made in Vietnam”, thì Báo Tuổi Trẻ có thể đưa tin rằng Asanzo đã đánh tráo nguồn gốc xuất xứ hàng hóa. Như vậy, Báo Tuổi Trẻ đã đưa tin đúng về bản chất vụ việc.

Tuy nhiên, bởi vì pháp luật Việt Nam hiện hành có quy định rằng để một sản phẩm được xem là “made in Vietnam” thì chỉ cần có khâu lắp ráp được thực hiện tại Việt Nam là đủ, như vậy là sản phẩm của Asanzo thỏa mãn điều kiện được dán nhãn “made in Vietnam”. Bởi vậy, việc Báo Tuổi Trẻ nói rằng sản phẩm của Asanzo là hàng Trung Quốc đội lốt hàng Việt Nam, mặc dù đưa tin đúng về bản chất vụ việc, nhưng lại không đúng về mặt pháp lý, thành ra Báo Tuổi trẻ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho Asanzo.

Trong trường hợp này, bởi vì không có quy định pháp luật điều chỉnh, nên chỉ có thể xem xét việc Báo Tuổi trẻ có đưa tin đúng sự thật hay không để buộc trách nhiệm bồi thường. Nếu Báo Tuổi trẻ chứng minh được rằng mình đưa tin đúng về bản chất vụ việc, thì không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại; ngược lại, nếu bên Asanzo chứng minh được Báo Tuổi trẻ đưa tin không đúng về bản chất vụ việc, thì Báo Tuổi trẻ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh thực tế cho Asannzo.

3. Trong trường hợp Asanzo khởi kiện yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại từ phía Báo Tuổi trẻ, Tòa án giải quyết vụ việc có gặp khó khăn gì hay không? Tại sao lại có những khó khăn như vậy?

Những vụ tranh chấp có tính chất như thế này ở Mỹ gọi là torts law, còn ở Việt Nam gọi là Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, và hệ thống tòa án ở Mỹ cũng dễ dàng trong việc xét xử các vụ tranh chấp này bởi vì hệ thống pháp luật ở Mỹ là luật bất thành văn, hay còn gọi là thông luật, án lệ, theo đó, nếu đối với những vụ việc mà pháp luật chưa có quy định cụ thể, thì tòa án sẽ xét xử trên cơ sở đánh giá các giá trị đạo đức, nhận thức chung của xã hội về vấn đề đó.

Tuy nhiên, các tòa án Việt Nam sẽ gặp khó khăn hơn trong việc xét xử những trường hợp này bởi vì hệ thống pháp luật Việt Nam là theo luật thành văn, tòa án xét xử phải căn cứ vào các quy định pháp luật hiện hành, và bởi vậy sẽ gặp lúng túng nếu không có quy định pháp luật hiện hành điều chỉnh về vụ việc.

4. Qua sự việc nêu trên sẽ có tác động như thế nào đối với người tiêu dùng, các doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất của Việt Nam?

Sự việc của Asanzo chắc chắn sẽ có tác động không nhỏ tới người tiêu dùng và các doanh nghiệp, đặc biệt các doanh nghiệp trong nước.

Trước hết về phía doanh nghiệp, các doanh nghiệp cần phải có sự tìm hiểu kỹ lương về pháp luậttrước khi đưa ra quyết định. Đặc biệt với các doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu hàng háo, họ cần phải có hiểu biết về quy định sử dụng nhãn mác hàng hóa; Đối tượng nào có thể dán mac hàng “Made in Vietnam”, hàng hóa nào không được phép. Bởi nếu ta không nắm rõ luật, lại tự ý quảng bá hình ảnh với thông tinkhông chính xác, rất có thể sẽ bị quy vào hành vi lừa dối người tiêu dùng.

Đối với người tiêu dùng, họ cần phải chuẩn bị kiến thức đối với sản phẩm, hàng hóa mà họ dự định mua. Ngoài ra, trong quá trình tìm hiểu, mua bán hàng hóa, người tiêu dùng phải tìm hiểu kỹ thông tin, nhất là trong thời đại công nghệ thông tin internet như hiện nay. Bởi xét đến cuối cùng, người tiêu dùng mới là đối tượng bị ảnh hưởng nhiểu nhất.

call-to-like

Đội ngũ luật sư đất đai – Hãng Luật TGS LAWFIRM

lstuan

 

Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS

Ông là một luật sư giỏi có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai. Luật sư đã tham gia tranh tụng nhiều vụ án tranh chấp đất đai, vụ án hình sự, kinh tế, thương mại,.. trên toàn quốc.

lshunga

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám Đốc Công ty Luật TGS

Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng là một luật sư giỏi, đã từng công tác tại Công ty Luật TNHH NHB và nhiều công ty luật có thương hiệu khác, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Đất đai, hình sự, dân sự.

lshungb

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Luật sư Công ty Luật TGS

Luật sư Đức Hùng từng công tác tại nhiều tổ chức hành nghề luật sư uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tranh tụng hình sự, đất đai, tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình.

lsson

 

Luật sư Hà Huy Sơn – Luật sư Công ty Luật TGS

Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực hình sự. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Hình Sự, luật sư Hà Huy Sơn đã gây dựng được cho mình thương hiệu riêng và sự uy tín vững chắc đối với khách hàng.

tu van
ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS Law
  • Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Điện thoại: 0984.769.278
  • Email: contact.tgslaw@gmail.com
  • Hotline: 0985.928.544 - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!