Quảng cáo trên sóng quốc gia: Hiện trạng và đề xuất hoàn thiện

Hiện nay, quảng cáo đã trở thành một phần không thể tách rời cuộc sống hằng ngày của chúng ta. Đặc biệt, trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì hình thức quảng cáo trên sóng truyền hình quốc gia trở thành một trong những hình thức quảng cáo phổ biến được các tổ chức, cá nhân lựa chọn bởi hiệu quả của nó mang lại là rất lớn. Các kênh truyền hình quốc gia xuất hiện từ rất lâu và được coi là một phương tiện hữu hiệu để truyền đi các thông điệp quảng cáo từ phía người sản xuất, kinh doanh đến khách hàng. Quảng cáo trên sóng truyền hình quốc gia có phạm vi truyền thông tin quảng cáo rất rộng, khả năng tiếp cận thị trường lớn do có lượng người xem các kênh phát sóng truyền hình quốc gia là nhiều nhất. Từ đó, giúp các chủ thể có thể xúc tiến hoạt động kinh doanh, tăng được doanh số, thị phần và mở rộng thị trường. Tuy nhiên, do sự phát triển quá nhanh của quảng cáo trên sóng quốc gia dẫn đến vẫn còn xảy ra tình trạng lộn xộn, kém hiệu quả và đôi khi còn gây tác hại cho người tiêu dùng. Do đó, vấn đề đặt ra hiện nay là làm thế nào để cải thiện được tình hình và nâng cao hiệu quả hoạt động quảng cáo trên sóng quốc gia để từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, cũng như tạo lợi ích chung cho người tiêu dùng trong xã hội. Về vấn đề này, Thạc sỹ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám đốc Công ty Luật TNHH TGS (Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội) có đôi nét chia sẻ để làm rõ về vấn đề quảng cáo trên sóng truyền hình quốc gia như sau:

Pháp luật quy định như thế nào về quảng cáo trên sóng quốc gia?

Theo Luật sư Hùng, hiện nay, lĩnh vực quảng cáo trên sóng truyền hình được điều chỉnh bởi bởi Luật Quảng cáo năm 2018 và Luật Thương mại năm 2005. Có một vài lưu ý sau đây:

Thứ nhất, về chủ thể của hoạt động quảng cáo trên sóng quốc gia giống như chủ thể của hoạt động quảng cáo thông thường, theo Luật Quảng cáo năm 2018 thì người quảng cáo có thể là bất kì cá nhân, tổ chức nào có nhu cầu, tuy nhiên, trong Luật Thương mại năm 2005 thì chỉ có những chủ thể được quy định trong Điều 103 và cá nhân hoạt động thường mại thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh quy định tại Khoản 3, Điều 2 Luật Thương mại mới được thực hiện quảng cáo, do Luật Thương mại điều chỉnh hoạt động quảng cáo nhằm mục đích sinh lợi. Vì vậy, chúng ta cần chú ý xem xét tất cả các văn bản pháp luật có liên quan để không vi phạm pháp luật. Luật Quảng cáo năm 2018 ghi nhận và điều chỉnh các chủ thể gồm: người quảng cáo, người kinh doanh dịch vụ quảng cáo; người phát hành quảng cáo và người chuyển tải sản phẩm quảng cáo.

Thứ hai, việc hợp tác giữa các chủ thể trong hoạt động quảng cáo phải thông qua hợp đồng dịch vụ quảng cáo theo quy định của pháp luật. Trong hợp đồng dịch vụ quảng cáo trên sóng quốc gia, bên sử dụng dịch vụ (người quảng cáo) là thương nhân; bên cung ứng dịch vụ có thể là thương nhân kinh doanh dịch vụ quảng cáo trên truyền hình hoặc là đài truyền hình – đơn vị sự nghiệp có thu của Nhà nước có chức năng kinh doanh dịch vụ quảng cáo trên sóng truyền hình quốc gia. Pháp luật hiện hành không quy định về nội dung bắt buộc của hợp đồng dịch vụ quảng cáo trên sóng truyền hình quốc gia, tuy nhiên, hợp đồng này phải được lập thành văn bản hoặc hình thức có giá trị pháp lý tương đương nhằm mục đích lưu ý các bên cần thận trọng hơn khi giao kết kinh doanh.

Thứ ba, tổng thời lượng quảng cáo trên truyền hình nói chung và trên sóng quốc gia nói riêng có sự khác nhau đối với kênh truyền hình quảng bá và kênh truyền hình trả tiền. Theo đó, thời lượng quảng cáo trên kênh truyền hình trả tiền không vượt quá 5% tổng thời lượng chương trình phát sóng một ngày của một tổ chức phát sóng, trừ kênh, chương trình chuyên quảng cáo (khoản 1,2 Điều 22 Luật Quảng cáo năm 2018). Bên cạnh đó, thời lượng phát sóng quảng cáo trong một chương trình truyền hình, mặc dù được quảng cáo xen kẽ các chương trình phim truyện, chương trình vui chơi giải trí nhưng nhà làm luật cũng giới hạn thời lượng của quảng cáo này: mỗi chương trình phim truyện không được ngắt quãng để quảng cáo quá hai lần, mỗi lần không quá 05 phút. Mỗi chương trình vui chơi giải trí không được ngắt để quảng cáo quá 04 lần, mỗi lần không quá 05 phút (khoản 4, Điều 22 Luật Quảng cáo năm 2018).

Thứ tư, về nội dung quảng cáo trên sóng truyền hình quốc gia, pháp luật quảng cáo quy định nội dung quảng cáo trên truyền hình phải đảm bảo tính trung thực, rõ ràng, chính xác, không gây nhầm lẫn về khả năng kinh doanh, khả năng cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của các cá nhân khác để tránh hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Đồng thời, pháp luật cũng quy định quảng cáo trên truyền hình không được gây thiệt hại cho người sản xuất kinh doanh, đến người tiếp nhận quảng cáo, đến lợi ích của cá nhân, tổ chức hay gây ảnh hưởng tiêu cực, làm phương hại đến xã hội, dân tộc và quốc gia.

Bên cạnh đó, pháp luật cũng quy định những chế tài cụ thể về hành chính tại Nghị định 38/2021/NĐ-CP về việc quy định xử phạt vi phạm trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo, còn chế tài hình sự được quy định tại Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 đối với các chủ thể vi phạm quy định về quảng cáo nói chung và quảng cáo trên sóng truyền hình quốc gia nói riêng. Nhìn chung, các quy định điều chỉnh lĩnh vực quảng cáo trên sóng truyền hình quốc gia hiện nay là tương đối đầy đủ giúp cho các chủ thể có thể tiến hành hoạt động xúc tiến thương mại của mình.

Thực trạng quảng cáo trên sóng truyền hình quốc gia hiện nay?

Theo luật sư, quảng cáo trên sóng truyền hình quốc gia được người xem đón nhận như một sản phẩm nghệ thuật, mang lại định hướng đúng đắng cho người tiêu dùng và từ đó nâng cao hiệu quả cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, đôi khi nhiều doanh nghiệp có biểu hiện quá đề cao yếu tố bất ngờ và sáng tạo, xem nhẹ tính chuẩn mực đạo đức và thẩm mỹ đã khiến cho quảng cáo trên sóng quốc gia trở nên phản cảm, tác động tiêu cực đến tâm lý người tiêu dùng và tạo ra những tranh cãi, ồn ào không đáng có trong dự luận và giữa các doanh nghiệp. Thể hiện qua một số khía canh sau:

Thứ nhất, quảng cáo xuất hiện với tần suất quá lớn và thời gian phát sóng không phù hợp. Mục tiêu lớn nhất của các doanh nghiệp là thu hút lượng người xem quảng cáo, quan tâm đến sản phẩm càng nhiều càng tốt. Vì thế họ đua nhau để được quảng cáo vào khung giờ vàng – thời điểm mà số lượng người xem đông nhất. Nhưng chính điều này đôi khi lại phản tác dụng bởi không phải sản phẩm nào xuất hiện vào giờ cao điểm cũng phù hợp. Do đó, Bộ Văn hóa – thông tin đã phải ban hành quy định các loại sản phẩm không được quảng cáo trên Đài phát thanh, Đài truyền hình trong khung giờ từ 18 giờ đến 20 giờ hằng ngày và sẽ bị xử phạt nếu cố tình không thực hiện.

Thứ hai, nội dung quảng cáo còn chưa được quản lý chặt chẽ. Được phát sóng trên sóng truyền hình quốc gia mà chúng ta vẫn có thể bắt gặp những quảng cáo có mội dung cạnh tranh không lành mảnh, ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa các doanh nghiệp cùng sản xuất, kinh doanh một loại sản phẩm hoặc những quảng cáo thiếu tính chất giáo dục, tác động tiêu cực đến tâm lý, tính cách, suy nghĩ và lối sống của lớp trẻ, nhất là trẻ nhỏ. Đơn cử như quảng cáo của hãng bột giặt Omo, để lăng xê cho tính năn tẩy sạch mọi về bẩn của mình, clip quảng cáo đã đưa ra câu chuyện “khuyến khích” các em nhỏ đá bóng, vẽ bẩn lên tường, nô nghịch trong bùn, đổ đồ ăn lên quần áo…tạo ra những thói quen xấu cho trẻ khi chúng chưa đủ lớn để nhận diện đó chỉ là những hành động quảng cáo chứ không phải những hành động tốt, đáng làm theo.

Một số đề xuất hoàn thiện việc quản lý quảng cáo trên sóng quốc gia

Cùng với sự phát triển của hoạt động quảng cáo trên sóng truyền hình quốc gia, các quy định của pháp luật Việt Nam về hoạt động này ngày càng hoàn thiện hơn. Tuy nhiên, vẫn có những thiếu sót và bất cập trong quy định của pháp luật khiến cho lợi ích của các chủ thể liên quan bị xâm hại, công tác quản lý cũng khó có thể chặt chẽ. Vì vậy, luật sư xin đưa ra một số giải pháp như sau:

Thứ nhất, các cơ quan quản lý cần thẩm định, kiểm tra và siết chặt về thời lượng và nội dung quảng cáo trên sóng quốc gia. Đảm bảo không để lọt những quảng cáo quá thời lượng gây ảnh hưởng đến người xem truyền hình cũng như nội dung không phù hợp, đi ngược lại với thuần phong mỹ tục, đạo đức và có ảnh hưởng tiêu cực đến xã hội.

Thứ hai, vấn đề quản lý quảng cáo trong phim truyền hình với bản chất đặc trưng của quảng cáo là sáng tạo không ngừng, hình thức ngày càng đa dạng và phong phú. Không chỉ là những TVC35 mà còn là những chương trình truyền hình thực tế, phim truyện mà hiện tại chưa có quy định kiểm soát chặt chẽ. Luật Điện ảnh năm 2020 có cho phép quảng cáo trên phim và thực hiện theo Luật quảng cáo. Tuy nhiên Luật Quảng cáo chưa có quy định cụ thể về việc này dẫn đến tình trạng nhiều bộ phim trở thành thảm họa quảng cáo ,quảng cáo một cách lộ liễu, phản cảm, có nhiều chi tiết phân đoạn và hội thoại quảng cáo gây khó chịu cho người xem. Vì vậy, các nhà làm luật nên cân nhắc để bổ sung các quy định làm rõ hơn hình thức quảng cáo trên phim truyền hình này.

Thứ ba, trong văn bản quy phạm pháp luật quy định về quảng cáo nói chung và quảng cáo trên sóng truyền hình quốc gia nói riêng có sự chồng chéo và mâu thuẫn nhau. Cụ thể: trong Luật Thương mại năm 2005 cấm quảng cáo rượu có độ cồn từ 30 độ trở lên, trong khi đó Luật Quảng cáo năm 2018 lại cấm quảng cáo rượu có nồng độ cồn từ 15 độ trở lên. Điều này gây lúng túng cho các chủ thể kinh doanh sản phẩm này cũng như các cơ quan quản lý trong việc xử lý sai phạm trong quảng cáo. Vì vậy, các văn bản pháp luật cần có sự điều chỉnh để thống nhất với nhau.

Thứ tư, pháp luật quảng cáo hiện nay cũng chưa có quy định về thời lượng quảng cáo giữa hai chương trình trên riêng biệt. Điều đó tạo kẽ hở để Đài truyền hình tràn nhiều quảng cáo và khoảng thời gian này. Pháp luật có quy định về tổng thời lượng quảng cáo trong một ngày, trên thực tế thì mật độ quảng cáo trong ngày không đều. Quảng cáo được phát dồn dập trong những khung giờ có nhiều người theo dõi trong những khung giờ vàng, khán giả phải xem rất nhiều quảng cáo, đặc biệt quảng cáo trước khi bắt đầu một chương trình truyền hình hấp dẫn thường rất dài. Khán giả đã nắm được lịch phát sóng của chương trình nhưng nhiều khi vẫn phải ngồi xem quảng cáo rất lâu mới đến chương trình yêu thích. Pháp luật quảng cáo cần bổ sung quy định về thời lượng quảng cáo giữa hai chương trình truyền hình riêng biệt.

Thứ năm, tiếp tục nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ quản lý phê duyệt các nội dung quảng cáo trước khi phát trên sóng truyền hình quốc gia để đảm bảo có được những quảng cáo chất lượng, phù hợp với thuần phong, mỹ tục của dân tộc.

Ý kiến của Thạc Sỹ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng- Phó Giám Đốc, Công Ty Luật TNHH TGS đăng trên Tạp chí Luật sư Việt Nam – Cơ quan ngôn luận của Liên Đoàn Luật Sư Việt Nam.
https://lsvn.vn/can-tham-dinh-kiem-tra-va-siet-chat-ve-thoi-luong-va-noi-dung-quang-cao-tren-song-quoc-gia1628755653.html

call-to-like

Đội ngũ luật sư đất đai – Hãng Luật TGS LAWFIRM

lstuan

 

Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS

Ông là một luật sư giỏi có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai. Luật sư đã tham gia tranh tụng nhiều vụ án tranh chấp đất đai, vụ án hình sự, kinh tế, thương mại,.. trên toàn quốc.

lshunga

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám Đốc Công ty Luật TGS

Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng là một luật sư giỏi, đã từng công tác tại Công ty Luật TNHH NHB và nhiều công ty luật có thương hiệu khác, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Đất đai, hình sự, dân sự.

lshungb

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Luật sư Công ty Luật TGS

Luật sư Đức Hùng từng công tác tại nhiều tổ chức hành nghề luật sư uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tranh tụng hình sự, đất đai, tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình.

lsson

 

Luật sư Hà Huy Sơn – Luật sư Công ty Luật TGS

Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực hình sự. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Hình Sự, luật sư Hà Huy Sơn đã gây dựng được cho mình thương hiệu riêng và sự uy tín vững chắc đối với khách hàng.

tu van
ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS Law
  • Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Điện thoại: 0984.769.278
  • Email: contact.tgslaw@gmail.com
  • Hotline: 0985.928.544 - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!