Sai lầm trong đặt tên thương hiệu, nhãn hiệu cần phải tránh
Nội dung bài viết
- 1 Thứ nhất: Đặt tên thương hiệu, nhãn hiệu bằng những ký tự đơn giản
- 2 Thứ 2: Sai lầm khi đặt tên thương hiệu, nhãn hiệu có ít hơn 3 chữ cái
- 3 Thứ 3: Đặt tên thương hiệu trùng với danh nhân, người nổi tiếng
- 4 Thứ 4: Tên trùng với thương hiệu, nhãn hiệu nổi tiếng
- 5 Thứ 5: Sai lầm trong đặt tên thương hiệu trùng với tên địa danh
- 6 Thứ 6: Đặt tên nhãn hiệu, thương hiệu gây hiểu nhầm về nguồn gốc sản phẩm
Ai kinh doanh cũng đều muốn đặt tên thương hiệu của mình sao cho ấn tượng, dễ nhớ và dễ dàng tiếp cận được với khách hàng. Nhưng có không ít những sai lầm trong đặt tên thương hiệu, nhãn hiệu mà nhiều người dễ dàng mắc phải. Dưới đây là những lỗi cơ bản mà nhiều doanh nghiệp đều thường hay mắc phải khi đặt tên cho thương hiệu, nhãn hiệu của mình.
Thứ nhất: Đặt tên thương hiệu, nhãn hiệu bằng những ký tự đơn giản
Ký tự đơn giản ở đây là những con số, ký tự đơn giản mà thường gặp và sử dụng hàng ngày, nó có mức phổ thông lớn.
Đơn cư chúng ta có thể nhìn vào trường hợp của Công ty Cổ phần Quảng cáo Trực tuyến 24H hiện là chủ sở hữu trang tin tức trực tuyến 24h.com.vn họ sử dụng “24h” để đặt tên thương hiệu của mình. Điều đáng nói ở đây là thông thường thì họ được độc quyền sử dụng từ “24h” nhưng đối với trường hợp này thì KHÔNG bởi tên 24h này đã vi phạm vào vùng loại trừ của Luật Sở hữu trí tuệ, nó là những số và ký tự đơn giản.
Chúng ta hãy thử tìm kiếm trên Google hay một số tìm kiếm khác sẽ thấy tên 24h được sử dụng hàng loạt mà không bị vi phạm. Đây là sai lầm khi đặt tên thương hiệu, nhãn hiệu mà chúng ta cần lưu ý và nên tránh khi đặt tên.
Thứ 2: Sai lầm khi đặt tên thương hiệu, nhãn hiệu có ít hơn 3 chữ cái
Lấy dẫn chứng cụ thể: Ngân hàng Quân đội họ sử dụng 2 chữ cái “MB” để làm dấu hiệu nhận biết nhãn hiệu, thương hiệu của họ. Dù đây là 1 ngân hàng lớn những họ vẫn mắc sai lầm này và tất nhiên 2 chữ MB đó họ sẽ khó để được sử dụng độc quyền nó bởi cũng giống như 24h thì MB cũng phạm vào yếu tố loại trừ.
Người khác có thể dễ dàng sử dụng 2 chữ cái MB mà không vi phạm quy định, có thể họ đặt là MB24 hay MB7,… điều này rất nguy hiểm, nó dẫn đến tình trạng làm người dân hiểu sai, hiểu nhầm tới thương hiệu, không phân biệt được chúng.
Để tránh sai lầm này trong đặt tên thương hiệu, nhãn hiệu của mình thì tốt nhất chúng ta đặt tên từ 3 chữ cái trở lên để bảo đảm được bảo hộ cao nhất nhé.
Thứ 3: Đặt tên thương hiệu trùng với danh nhân, người nổi tiếng
Luật Sở hữu trí tuệ cũng đã quy định rõ rằng nhãn hiệu, thương hiệu không được bảo hộ nếu trùng với tên của các danh nhân, người nổi tiếng. Danh nhân hay người nổi tiếng ở đây có thể hiểu đó là những người anh hùng dân tộc, các lãnh tụ, danh nhân của Việt Nam.
Đơn cử như thương hiệu rất nổi tiếng về phở không những ở Việt Nam mà còn cả nước ngoài đó là “Phở Lý Quốc Sư”, thương hiệu này đã đặt trùng với tên của nhân vật nổi tiếng, nhân vật có thật của Việt Nam, chính vì thế mà bất cứ ai cũng có thể sử dụng tên này một cách hợp lệ mà không phải xin phép hay mua bán gì.
Vì vậy nếu không muốn tên thương hiệu của mình mà ai lấy để sử dụng cũng được thì nên tránh việc đặt tên như thế này ra nhé. Mà một điều nữa là những nhãn hiệu, thương hiệu này còn không được đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu độc quyền.
Ở Việt Nam thì có rất nhiều trường hợp sử dụng tên các vị lãnh tụ, nhân vật nổi tiếng để đặt tên thương hiệu, đặc biệt là các trường học như: Đoàn Thị Điểm, Newton,…
Thứ 4: Tên trùng với thương hiệu, nhãn hiệu nổi tiếng
Thương hiệu, nhãn hiệu nổi tiếng là gì ? Đó chính là sự nỗ lực trong kinh doanh của cá nhân, tổ chức và nó được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam, thế giới.
Có rất nhiều thương hiệu nổi tiếng trên thế giới và ở Việt Nam phải kể đến như: Apple, Chanel, Cocacola, Vinamilk, Viettel,…
Dù các thương hiệu, nhãn hiệu nổi tiếng trên thế giới tuy chưa đăng ký bảo hộ tại Việt Nam nhưng mặc nhiên nó vẫn có thể ngăn chặn bên khác sử dụng, chính vì thế dù bạn mang đi đăng ký thì chắc chắn gần như là không thể.
Thứ 5: Sai lầm trong đặt tên thương hiệu trùng với tên địa danh
Nếu bạn không phải là hợp tác xã hay hiệp hội thì việc sử dụng tên địa danh làm tên thương hiệu là không thể, vì pháp luật không cho phép điều này.
Ví dụ thương hiệu “Mì gạo Hùng Lô” thuộc HTX Mì gạo Hùng Lô, vì đây là Hợp tác xã nên thương hiệu này hoàn toàn được độc quyền sử dụng đối với hợp tác xã và hội viên của hợp tác xã.
Một số thương hiệu mang địa danh khác như: Bưởi Đoan Hùng, Vải Thanh Hà, Nho Ninh Thuận,…
Thứ 6: Đặt tên nhãn hiệu, thương hiệu gây hiểu nhầm về nguồn gốc sản phẩm
Một sai lầm trong đặt tên thương hiệu cần phải tránh nữa đó là không được đặt tên thương hiệu gây hiểu nhầm về nguồn gốc sản phẩm.
Có thể hiểu nôm na rằng việc gây hiểu nhầm này là chủ sở hữu các thương hiệu mang tên quốc gia A nhưng họ lại không thuộc quốc gia A mà thuộc quốc gia B thì sẽ không được. Việc đặt nên này làm cho người dùng nhầm lẫn về nguồn gốc sản phẩm, tưởng thương hiệu này là của quốc gia A.
Trên đây là một số sai lầm mà chúng ta thường mắc phải khi đặt tên cho nhãn hiệu, thương hiệu của mình. Vậy còn sai lầm nào trong đặt tên thương hiệu nữa ? Cùng theo dõi bài viết, chúng tôi sẽ cập nhật thường xuyên nhé.
#Tham khảo nguồn trên Facebook
Đội ngũ luật sư – Công ty Luật TGS
Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS
Luật sư Tuấn đạt được nhiều kinh nghiệm tư vấn pháp luật trong các lĩnh vực như khai thác khía cạnh thương mại của Quyền Sở hữu trí tuệ, viễn thông, đầu tư, doanh nghiệp, bất động sản…
Nguyễn Thị Hường – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ/Doanh nghiệp
Là chuyên gia pháp lý về lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đã tham gia tư vấn cho các Khách hàng trong và ngoài nước về các vấn đề về đăng ký bảo hộ và giải quyết tranh chấp về Nhãn hiệu, Thương hiệu, Kiểu dáng, Sáng chế, hiện bà là Trưởng Phòng Nhãn hiệu của văn phòng luật TGS.
Nguyễn Thị Oanh – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ
Là một chuyên viên giỏi trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ, doanh nghiệp. Đặc biệt bà Oanh chuyên tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về giấy phép con như: giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động, kiểm nghiệm mỹ phẩm,.....
Đặng Phương Chi – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ
Là một chuyên gia trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đặc biệt bà Hương là chuyên gia tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về nhãn hiệu, thương hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, bản quyền tác giả,...
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí
- Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS Law
- Địa chỉ: Số 10, ngõ 76 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
- Điện thoại: 0984.769.278
- Email: info.tgslaw@gmail.com
- Hotline: 0985.928.544 - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn
Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!