Sập bẫy ứng dụng “giật đơn” hàng ảo

Giật đơn, một hoạt động mới xuất hiện trong thời gian gần đây, Ban đầu khi nhắc đến hình thức này như một dạng kiếm tiền online. Nhưng đến nay khi nhắc đến 2 từ “giật đơn” thì người mới nghe tới đề phòng, người đã tham gia thì ngậm ngùi. Những nguồn lợi từ lời hứa hẹn mua sắm hoàn tiền, làm ăn có lãi đã chẳng thấy đâu, nhiều người sập bẫy khi biến tiền thật, thành tiền ảo và những gì họ nhận lại được đã không cánh mà

Miếng phomat với những lời mời chào: đầu tư là có lãi, lợi nhuận, hoa hồng, không có rủi ro đã trở thành cái bẫy và tất nhiên đã xuất hiện các nạn nhân. Chỉ việc vào ứng dụng hoặc địa chỉ website, tham gia vào hệ thống, nạp tiền và có lãi. Hành động giật đơn xuất phát từ lời hứa hẹn hưởng phần trăm hoa hồng từ việc mua hàng trên các trang thương mại điện tử. 

Nhưng điểm mới của việc giật đơn cũng giống như chơi game online vậy. Người chơi nạp tiền thật quy ra một số lượng tiền ảo được gọi là point hay điểm được cam kết là dễ dàng rút được tiền thật hay dễ dàng trao đổi đối với những người tham gia. Mỗi ngày, ứng dụng sẽ giới hạn số lượng tác vụ giật đơn. Muốn thực hiện hoạt động này nhiều hơn, người tham gia có 2 cách, nạp tiền và kêu gọi người khác tham gia. Thường là cả 2 cách được sử dụng song song, thành quả là họ sẽ được lên hạng.

Lấy ví dụ một người mời được 5 người khác vào hệ thống và đã nâng gói giật 60 đơn một ngày. Mỗi người mới đóng 10 triệu vậy người kia được hưởng 0,6% hoa hồng, tương đương với 670.000 VNĐ. Cấp càng cao, dưới càng nhiều thành viên thì con số trên sẽ cao hơn. Người tham gia ở dưới ra sức “giật đơn”, muốn lên cấp cao hơn phải tham gia lôi kéo tạo nên một tháp người nhìn vào những con số hiển thị qua màn hình tăng lên. Thế nhưng những con số này được tin là thật cho đến khi hệ thống biến mất.

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám đốc Hãng Luật TGS (Đoàn luật sư thành phố Hà Nội) đã có buổi trao đổi với Phóng viên Truyền hình VTV liên quan đến vấn đề này

Thưa ông? việc các hệ thống nạp tiền thật đổi thành tiền ảo kết hợp với hình thức đa cấp biến tướng thông qua nền tảng trực tuyến như phóng sự trên sẽ được phân tích thế nào qua góc nhìn của pháp luật?

Đa cấp nhưng biến tướng. Vế đằng sau thể hiện hình thức này thu lợi nhuận từ việc càng nhiều người tham gia càng tốt. Thứ hạng sẽ kích thích người chơi đầu tư thêm còn xây dựng hệ thống để kiếm lời cũng giốngnhư việc leo bảng xếp hạng. Chỉ cần không truy cập được thì coi như

Đây là hình thức đa cấp biến tướng. Tại sao phải thêm vế đằng sau từ đa cấp. Những ứng dụng này thu lợi nhuận không kinh doanh sản phẩm theo hình thức thông thường mà càng nhiều người tham gia thì lợi nhuận càng lớn. Còn thực chất, những hành động giật hàng không có ý nghĩa tạo ra giá trị thực tế nếu không muốn nói là vô nghĩa. 

Tại sao họ lại tham gia vào hệ thống này và tại sao những hệ thống nghe rất phi lý này lại có nhiều người tham gia.

Một cái bánh vẽ “Cashback” được vẽ ra liên kết với một số loại tiền ảo và ví điện tử trên hệ thống được quảng cáo là cho phép người dùng trao đổi, lưu hành. Với một “rừng” các ứng dụng, website “kiếm tiền” cái này biến mất, cái kia xuất hiện và đây cũng không phải lần đầu tiên những cảnh báo được giới truyền thông đưa ra. Thế nhưng nhiều người vẫn sập bẫy những ứng dụng có tên na ná nhau thường với cấu trúc tên liên quan đến tiền bạc và những con số 666, 888 để thu hút. Nắm được tâm lý muốn nhanh chóng làm giàu bằng những hoạt động có tính đơn giản. Cộng thêm đó là hình thức trực tuyến, tìm được người chịu trách nhiệm không phải việc dễ. Điều quan trọng là cần phải có biện pháp để chính bản thân không mắc vào những hình thức có tính chất lừa đảo như thế này.

Trong lúc chờ đợi các cơ quan có những biện pháp căn cơ để đấu tranh với loại hình tội phạm mới này, bản thân những người tham gia, những nhà đầu tư cũng phải tự nhìn nhận lại sự việc, bởi không khó để có thể nhận biết ra những mô hình kinh doanh có dấu hiệu lừa đảo. Hầu hết các mô hình này đều có những điểm chung như huy động vốn đầu tư với lãi suất cao không tưởng, phát triển hệ thống theo mô hình kim tự tháp giống đa cấp mà không có hoạt động sản xuất, kinh doanh nào thực tế được chứng minh.

Nội dung tư vấn của Luật sư đã được đăng tải trên VTV: https://vtv.vn/video/dong-tien-khon-cu-lua-giat-don-465387.htm

call-to-like

Đội ngũ luật sư đất đai – Hãng Luật TGS LAWFIRM

lstuan

 

Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS

Ông là một luật sư giỏi có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai. Luật sư đã tham gia tranh tụng nhiều vụ án tranh chấp đất đai, vụ án hình sự, kinh tế, thương mại,.. trên toàn quốc.

lshunga

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám Đốc Công ty Luật TGS

Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng là một luật sư giỏi, đã từng công tác tại Công ty Luật TNHH NHB và nhiều công ty luật có thương hiệu khác, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Đất đai, hình sự, dân sự.

lshungb

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Luật sư Công ty Luật TGS

Luật sư Đức Hùng từng công tác tại nhiều tổ chức hành nghề luật sư uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tranh tụng hình sự, đất đai, tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình.

lsson

 

Luật sư Hà Huy Sơn – Luật sư Công ty Luật TGS

Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực hình sự. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Hình Sự, luật sư Hà Huy Sơn đã gây dựng được cho mình thương hiệu riêng và sự uy tín vững chắc đối với khách hàng.

tu van
ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS Law
  • Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Điện thoại: 0984.769.278
  • Email: contact.tgslaw@gmail.com
  • Hotline: 0985.928.544 - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!