Thần Đồng Đất Việt – Vụ kiện thế kỷ liệu đã tới hồi kết ?
Thần Đồng Đất Việt – Vụ kiện thế kỷ liệu đã tới hồi kết ?

Thần Đồng Đất Việt – Vụ kiện thế kỷ liệu đã tới hồi kết ?

Sau nhiều năm dài thầm lặng, trong những tháng vừa qua công chúng mới một lần nữa được biết về vụ kiện được coi là “Vụ kiện thế kỷ” của tác giả, họa sĩ Lê Phong Linh với Công ty Phan Thị do bà Phan Thị Mỹ Hạnh là người đại diện về tác giả của bộ truyện tranh ” Thần Đồng Đất Việt “

Ngày 28/12/2018, rốt cuộc phiên sơ thẩm vụ việc tranh chấp quyền tác giả truyện tranh “ Thần đồng đất Việt ” đã diễn ra tại Tòa án Nhân dân quận 1, TP. Hồ Chí Minh giữa nguyên đơn là ông Lê Phong Linh (bút danh Lê Linh) và bị đơn là Công ty Phan Thị và bà Phan Thị Mỹ Hạnh. Tuy nhiên bà Hạnh đã xin phép vắng mặt. Người đại diện quyền và nghĩa vụ của công ty Phan Thị là ông Nguyễn Vân Nam cũng xin vắng mặt. Vì lý do đó, chủ tọa phiên tòa đã tuyên bố hoãn phiên xét xự. Vụ kiện sẽ được xử lại vào ngày 24.1.2019 tại TAND, Q.1, TP.HCM.

Qua các phiên xét xử sơ thẩm vào ngày 24/1, 25/1, 1/2, 14/2, các bên tham gia tranh luận trong không khí vô cùng căng thẳng do hai bên đều đưa ra những luận cứ, lập luận theo hướng trái chiều. Tuy nhiên do tính chất phức tạp của vụ kiện bản quyền chưa từng có tiền lệ tại Việt Nam, nên thẩm phán Nguyễn Quang Huynh chủ tọa phiên tòa tuyên bố tòa án cần thêm thời gian xem xét để đưa ra phán quyết cuối cùng vào ngày 18/2/2019.

Sáng ngày 18/2/2019, Hội đồng xét xử đã đưa ra phán quyết trong vụ việc này, công nhận Lê Linh là tác giả duy nhất của 4 hình tượng trong Thần đồng đất Việt, xác nhận bà Hạnh không phải là đồng tác giả. Qua đó buộc Phan Thị chấm dứt việc tạo ra và sử dụng 4 hình tượng nhân vật trong bộ truyện, xin lỗi và bồi thường cho ông Lê Linh.

>>Bài viết liên quan: đăng ký bảo hộ bản quyền tác giả

than-dong-dat-viet

Thứ nhất, Hội đồng xét xử trước hết nhận định về tác giả của tác phẩm, theo Khoản 1, Điều 13, Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, được sửa đổi bổ sung vào năm 2009 thì tác giả là người trực tiếp sáng tạo ra một phần của tác phẩm.

Trong quá trình làm việc, các bên đương sự đều thừa nhận rằng tác giả Lê Linh trực tiếp sáng tác ra các hình tượng nhân vật trên. Từ đó đến nay Công ty Phan Thị không có ý kiến và không đính chính thông tin trên.

Trong chính các tập truyện Thần Đồng Đất Việt đều có ghi bút danh của tác giả Lê Linh. Trong tập truyện số 37, có phần đôi nét về tác giả Lê Linh, trong đó giới thiệu quy trình xuất bản các tập truyện và cho thấy vai trò của Lê Linh trong việc sáng tác ra các nhân vật này. Đồng thời, trong quá trình đó, công ty Phan Thị luôn thực hiện nghĩa vụ trả lương cho tác giả Lê Linh.

Tác giả Lê Linh còn có thể cung cấp các bản vẽ gốc đầu tiên mà ông sáng tác.

Từ những tình tiết trên, Hội đồng xét xử khẳng định được rằng, Lê Linh là tác giả của hình tượng các nhân vật “Trạng Tí”, “Sửu Ẹo”, “Dần Béo”, “Cả Mẹo” trong bộ truyện.

Thứ hai, Phía bị đơn là bà Hạnh có trình bày rằng, hình ảnh của các nhân vật đó đã có sẵn trong đầu của bà nhưng bà không phải là họa sĩ nên không thể tự mình truyền tải, cần một họa sĩ để vẽ lại. Bà Hạnh đích thân kèm ông Lê Linh vẽ lại toàn bộ hình tượng các nhân vật theo hình dung của bà.

Tuy nhiên, khi xét đến căn cứ phát sinh quyền tác giả, Hội đồng xét xử lại cho rằng điều này là không có căn cứ. Theo khoản 1, điều 6, Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, được sửa đổi bổ sung vào năm 2009 thì Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.

Bà Hạnh không thể nào là tác giả của các nhân vật trong bộ truyện Thần Đồng Đất Việt được, bởi vì nếu chỉ là một suy nghĩ thì không thể nào coi là một tác phẩm được.

Thứ ba, Trong bản đăng ký quyền tác giả cho hình tượng các nhân vật “Trạng Tí”, “Sửu Ẹo”, “Dần Béo”, “Cả Mẹo” của bộ truyện tranh Thân đồng đất Việt, thừa nhận cả ông Lê Linh và bà Hạnh là đồng tác giả. Theo Hội đồng xét xử tuy có chữ ký của cả ông Linh và bà Hạnh trên văn bản này nhưng không hề có nội dung ghi ai là tác giả, hay cả hai có phải là đồng tác giả hay không, mà chỉ là Công ty Phan Thị giao cho ông Linh và bà Hạnh thực hiện sáng tác, có nghĩa là chỉ ghi nhận chủ sở hữu của tác phẩm là Công ty Phan Thị.

Qua ba căn cứ trên, Hội đồng xét xử đã nhận định ngoài ông Linh thì không có ai tham gia sáng tạo 4 hình tượng nhân vật trên nên công nhận ông Linh là tác giả duy nhất, bà Hạnh và Công ty Phan Thị không phải là đồng tác giả.

Đó là vấn đề tranh cãi xem ai là tác giả của các nhân vật của bộ truyện, còn về việc xác định những sai phạm mà bà Hạnh và Công ty Phan Thị đã thực hiện. Hội đồng xét xử xem xét dựa trên những quyền nhân thân và quyền tài sản của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm. Trong đó, với vai trò là tác giả thì ông Linh sẽ có quyền nhân thân, còn Công ty Phan Thị là chủ sở hữu. Điều này phù hợp với quy định của pháp luật. Theo khoản 1, điều 39, Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, được sửa đổi bổ sung vào năm 2009, tổ chức giao nhiệm vụ sáng tạo tác phẩm cho tác giả là người thuộc tổ chức mình là chủ sở hữu các quyền tài sản và quyền công bố tác phẩm.

Với tư cách là chủ sở hữu của tác phẩm và hình tượng các nhân vật, Công ty Phan Thị nắm giữ khá nhiều quyền với tác phẩm, trong đó có quyền làm các tác phẩm phái sinh. Nhưng không có nghĩa là Công ty Phan Thị được tiếp tục sáng tác các tập truyện tiếp theo của bộ truyện. Việc làm các tác phẩm phái sinh chỉ là tác phẩm dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, tác phẩm phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chú giải, tuyển chọn. Việc dựa trên các tác phẩm mà tác giả Lê Linh đã thực hiện để tiếp tục vẽ lại các hình tượng mà không được sự đồng ý đã vi phạm vào quyền nhân thân của tác giả được pháp luật bảo hộ.

vu-kien-tac-quyen-ve-truyen-tranh-than-dong-dat-viet

Luật TGS nhận định, phán quyết của Tòa án nhân dân quận 1, TP Hồ Chí Minh là hoàn toàn đúng đắn, xét trên cả phương diện pháp luật sở hữu trí tuệ cũng như tính hợp lý. Cần phải phân biệt rạch ròi giữa khái niệm tác giả và chủ sở hữu tác phẩm và làm rõ đối tượng nào là tác giả, tránh việc xâm phạm đến quyền lợi chân chính của các tác giả, đặc biệt là các tác giả là nhân viên thuộc tổ chức giao nhiệm vụ sáng tác. Xét theo thông lệ quốc tế cũng như thực tiễn, các quyền nhân thân của tác giả là người lao động phải được sử dụng không gây cản trở cho hoạt động khai thác và kinh doanh của tổ chức, doanh nghiệp. Tuy nhiên chính các doanh nghiệp cũng cần phải tôn trọng quyền nhân thân của các tác giả, bởi lẽ đấy không chỉ những tác phẩm vô tri vô giác, cũng không chỉ là một giá trị tinh thần, giáo dục mà nó còn là một đứa con mà các tác giả đã “mang nặng, đẻ đau”

Công lý đã được thực thi, tạo một niềm tin mạnh mẽ cho các tác giả khác yên tâm sáng tác, cống hiến cho nền văn hóa, giáo dục quốc dân. Điều này cũng không hề gây nên một tiền lệ xấu hay trở ngại cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước khi có ý định đầu tư vào sáng tác tại Việt Nam.

>>Tham khảo: thủ tục xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

call-to-like

Đội ngũ luật sư – Công ty Luật TGS

lstuan

 

Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS

Luật sư Tuấn đạt được nhiều kinh nghiệm tư vấn pháp luật trong các lĩnh vực như khai thác khía cạnh thương mại của Quyền Sở hữu trí tuệ, viễn thông, đầu tư, doanh nghiệp, bất động sản…

thu

 

Nguyễn Thị Hường – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ/Doanh nghiệp

Là chuyên gia pháp lý về lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đã tham gia tư vấn cho các Khách hàng trong và ngoài nước về các vấn đề về đăng ký bảo hộ và giải quyết tranh chấp về Nhãn hiệu, Thương hiệu, Kiểu dáng, Sáng chế, hiện bà là Trưởng Phòng Nhãn hiệu của văn phòng luật TGS.

oanh

 

Nguyễn Thị Oanh – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ

Là một chuyên viên giỏi trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ, doanh nghiệp. Đặc biệt bà Oanh chuyên tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về giấy phép con như: giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động, kiểm nghiệm mỹ phẩm,.....

huongtran

 

Đặng Phương Chi – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ

Là một chuyên gia trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đặc biệt bà Hương là chuyên gia tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về nhãn hiệu, thương hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, bản quyền tác giả,...

tu van
ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS Law
  • Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Điện thoại: 0984.769.278
  • Email: contact.tgslaw@gmail.com
  • Hotline: 0985.928.544 - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!