Tiêm trắng da – Tiền mất, tật mang

Thời gian gần đây, mạng xã hội xuất hiện rất nhiều quảng cáo về dịch vụ tiêm, truyền chất làm trắng da. Hầu hết, chúng được các thẩm mỹ viện, spa giới thiệu có nguồn gốc nhập khẩu từ nước ngoài như Hàn Quốc, Mỹ hay thành phần chiết xuất từ thiên nhiên, an toàn với sức khỏe. Tiêm truyền trắng da vào người, người quảng cáo tiêm với giá lên đến 25 triệu đồng/ 1 liệu trình truyền để trắng da. Có người mạo danh bác sĩ trong bệnh viện để có thể tiêm truyền trắng da một cách dễ dàng, đánh lừa khách hàng cho yên tâm.Vậy:

1. Người mạo danh bác sĩ trong bệnh viện để thực hiện tiêm truyền trắng da tại nhà có vi phạm pháp luật? Và phải chịu mức xử lý như thế nào?

2. Nạn nhân của tiêm truyền trắng da gặp biến chứng, không hiệu quả có thể kêu cứu đến ai và có thể đòi bồi thường.

3. Với các dịch vụ làm đẹp, luật sư có khuyến cáo như thế nào?

Luật sư Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc, Hãng Luật TGS- (Đoàn Luật sư TP.Hà Nội) có ý kiến tư vấn.

Người mạo danh bác sĩ trong bệnh viện để thực hiện tiêm truyền trắng da tại nhà có vi phạm pháp luật? Và phải chịu mức xử lý như thế nào?

Hành vi này trái với quy định pháp luật, xâm phạm chế độ quản lý nhà nước trong khám bệnh, chữa bệnh. Cụ thể khoản 2 Điều 6 Luật Khám chữa bệnh 2009 quy định về các hành vi bị cấm, theo đó pháp luật nghiêm cấm việc : “Khám bệnh, chữa bệnh không có chứng chỉ hành nghề hoặc đang trong thời gian bị đình chỉ hành nghề, cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh mà không có giấy phép hoạt động hoặc đang trong thời gian bị đình chỉ hoạt động”.

Người trực tiếp thực hiện hành vi tiêm truyền trắng da vào khách hàng nhưng không có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh, hành vi của người này có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị xử lý hình sự theo quy định như sau:

– Về hành chính: Đối với trường hợp hành nghề khám bệnh, chữa bệnh không có chứng chỉ hành nghề thì người này có thể sẽ bị xử phạt số tiền từ 30 triệu đến 40 triệu đồng theo quy định tại khoản 5 Điều 28 Nghị định 176/2013/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế: “5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Hành nghề không có chứng chỉ hành nghề”

– Về hình sự: Hành vi tiêm truyền trắng da hoàn toàn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu như hậu quả của việc tiêm truyền trắng này gây thiệt hại nghiêm trọng đến sức khoẻ của người khác. Cụ thể theo quy định tại Điều 315 Bộ luật Hình sự được sửa đổi, bổ sung tại Điều 117 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự năm 2017:

“Đối với hành vi vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh thuộc một trong các trường hợp: làm chết người; gây tổn hại cho sức khoẻ người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; gây tổn hại cho sức khoẻ của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương của những người này từ 61% – 121%; gây thiệt hại về tài sản từ 100 triệu đến dưới 500 triệu hoặc đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đến 50 triệu đồng, cấm đảm nhiều chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm”

Nạn nhân của tiêm truyền trắng da gặp biến chứng, không hiệu quả có thể kêu cứu đến ai và có thể đòi bồi thường.

Theo Luật khám chữa bệnh 2009 (được quy định tại Chương 7 từ Điều 73 đến Điều 80) về sai sót chuyên môn kỹ thuật, giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp trong khám bệnh, chữa bệnh quy định:

– Nếu gặp tai biến, người bệnh hoặc thân nhân người bệnh làm đơn yêu cầu người đứng đầu cơ sở khám chữa bệnh giải quyết. Trường hợp người đứng đầu cơ sở giải không thỏa đáng thì có quyền yêu cầu tiếp lên Sở y tế hoặc Bộ Y tế.

Trong quá trình giải quyết cơ sở khám chữa bệnh, Sở y tế hoặc Bộ y tế sẽ thành lập hội đồng chuyên môn để để xác định có hay không có sai sót chuyên môn kỹ thuật trong việc khám chữa bệnh.

– Trường hợp vẫn không đồng ý với kết luận của hội đồng chuyên môn thì người bệnh hoặc thân nhân của người bệnh có quyền khởi kiện ra tòa án có thẩm quyền để giải quyết. Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp về khám bệnh, chữa bệnh là 5 năm (kể từ khi sự việc xảy ra).

– Nếu có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự thì người bệnh hoặc thân nhân của người bệnh làm đơn tố cáo gửi tới cơ quan công an cấp quận huyện nơi xảy ra sự việc.

 Nạn nhân của tiêm truyền trắng da có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của Luật Dân sự 2015. Cụ thể:

Theo quy định tại Khoản 1, Điều 590, Bộ luật Dân sự 2015 về bồi thường “Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm” bao gồm:

“1. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:

a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;

d) Thiệt hại khác do luật quy định.

Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định”

Với các dịch vụ làm đẹp, luật sư có khuyến cáo như thế nào?

Các dịch vụ kinh doanh làm đẹp thì có rất nhiều, có thể kể đến như dịch vụ tắm hơi, massage, tắm nắng, thẩm mỹ dùng phẫu thuật, hay không dùng phẫu thuật (đánh mỡ bụng, làm tho thả thân hinh…), phun thêu thẩm mỹ, mắt môi…v..v… Ở đây, tôi sẽ đề cập đến các cơ sở thẩm mỹ, vì thời gian qua xuất hiện rất nhiều vấn đề bất cập từ các cơ sở này mà hậu quả gây ra thì vô cùng nghiêm trọng liên quan đến sức khỏe, tính mạng của con người. Theo đó, các cơ sở thẩm mỹ muốn hoạt động trong lĩnh vực này phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

– Có quyết định thành lập của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do Nhà nước thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép đầu tư theo quy định của pháp luật đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác.

– Có giấy phép hoạt động do Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hoặc Giám đốc Sở Y tế cấp.

– Đáp ứng Điều kiện hoạt động đối với cơ sở dịch vụ thẩm mỹ được quy định tại Điều 37 Nghị định 109/2016/NĐ-CP như sau:   

“1. Cơ sở dịch vụ thẩm mỹ chỉ được thực hiện các hoạt động xăm, phun, thêu trên da, không sử dụng thuốc gây tê dạng tiêm và phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Cơ sở vật chất:

– Có địa điểm cố định;

– Bảo đảm các điều kiện vệ sinh.

b) Thiết bị:

Có đủ thiết bị, dụng cụ, vật tư phù hợp với phạm vi hoạt động của cơ sở và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

c) Nhân sự:

Người thực hiện xăm, phun, thêu trên da không sử dụng thuốc gây tê dạng tiêm tại cơ sở dịch vụ thẩm mỹ phải có giấy chứng nhận hoặc chứng chỉ đào tạo, dạy nghề về phun, xăm, thêu trên da do cơ sở đào tạo hoặc dạy nghề hợp pháp cấp.

d) Cơ sở dịch vụ thẩm mỹ không thuộc loại hình phải có giấy phép hoạt động nhưng phải có văn bản thông báo đủ điều kiện quy định tại điểm a, b và c khoản này gửi về Sở Y tế nơi đặt trụ sở để quản lý trước khi hoạt động ít nhất 10 ngày. Văn bản thông báo theo mẫu quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Nghị định này.

Các dịch vụ thẩm mỹ có sử dụng thuốc, các chất, thiết bị để can thiệp vào cơ thể người (phẫu thuật, thủ thuật, các can thiệp có tiêm, chích, bơm, chiếu tia, sóng, đốt hoặc các can thiệp xâm lấn khác) làm thay đổi màu sắc da, hình dạng, cân nặng, khiếm khuyết của các bộ phận trên cơ thể (da, mũi, mắt, môi, khuôn mặt, ngực, bụng, mông và các bộ phận khác trên cơ thể người), xăm, phun, thêu trên da có sử dụng thuốc gây tê dạng tiêm chỉ được thực hiện tại bệnh viện có chuyên khoa thẩm mỹ hoặc phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có phạm vi hoạt động chuyên môn về chuyên khoa thẩm mỹ tùy theo phạm vi hoạt động chuyên môn được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

 – Xây dựng chắc chắn, đủ ánh sáng, có trần chống bụi, tường và nền nhà phải sử dụng các chất liệu dễ tẩy rửa làm vệ sinh;

b) Phòng khám chuyên khoa phải có buồng khám bệnh, chữa bệnh có diện tích ít nhất là 10m2 và nơi đón tiếp người bệnh, trừ phòng tư vấn khám bệnh qua điện thoại, phòng tư vấn chăm sóc sức khỏe qua các phương tiện công nghệ thông tin, viễn thông và thiết bị y tế. Riêng đối với phòng khám chuyên khoa ngoại, phòng khám chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ phải có thêm buồng lưu người bệnh có diện tích ít nhất 12 m2; phòng khám phục hồi chức năng phải có thêm buồng phục hồi chức năng có diện tích ít nhất là 10 m2;….”

Ngoài ra, cơ sở kinh doanh dịch vụ phẫu thuật thẩm mỹ còn phải đáp ứng điều kiện về an ninh, trật tự trong việc kinh doanh, quy định tại Điều 7 Nghị định 96/2016/NĐ-CP. Bất cứ thẩm mỹ viện hay phòng khám phẫu thuật thẩm mỹ nào không đáp ứng được các điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật như trên hoặc vi phạm điều kiện về an ninh đều bị coi là trái pháp luật và phải chịu chế tài xử lý.

Ý kiến của Luật sư Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc, Hãng Luật TGS- (Đoàn Luật sư TP.Hà Nội) đã được đăng tải trên báo Người Đưa Tin: https://www.nguoiduatin.vn/tiet-lo-rung-minh-ve-than-nang-tiem-truyen-trang-da-su-that-bat-ngo-ve-bac-si-tu-xung-a481627.html

call-to-like

Đội ngũ luật sư đất đai – Hãng Luật TGS LAWFIRM

lstuan

 

Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS

Ông là một luật sư giỏi có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai. Luật sư đã tham gia tranh tụng nhiều vụ án tranh chấp đất đai, vụ án hình sự, kinh tế, thương mại,.. trên toàn quốc.

lshunga

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám Đốc Công ty Luật TGS

Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng là một luật sư giỏi, đã từng công tác tại Công ty Luật TNHH NHB và nhiều công ty luật có thương hiệu khác, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Đất đai, hình sự, dân sự.

lshungb

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Luật sư Công ty Luật TGS

Luật sư Đức Hùng từng công tác tại nhiều tổ chức hành nghề luật sư uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tranh tụng hình sự, đất đai, tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình.

lsson

 

Luật sư Hà Huy Sơn – Luật sư Công ty Luật TGS

Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực hình sự. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Hình Sự, luật sư Hà Huy Sơn đã gây dựng được cho mình thương hiệu riêng và sự uy tín vững chắc đối với khách hàng.

tu van
ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS Law
  • Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Điện thoại: 0984.769.278
  • Email: contact.tgslaw@gmail.com
  • Hotline: 0985.928.544 - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!