Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự
Gần đây, tình hình an ninh trật tự tại các địa phương rất phức tạp, nhiều vụ việc sử dụng vũ khí quân dụng như súng, lựu đạn để phạm tội, điển hình như vụ việc “Tuấn khỉ”. Những loại vũ khí này có thể là nhập lậu hoặc do cá nhân tự chế tạo, sản xuất.
Mới đây, lãnh đạo Phòng cảnh sát hình sự Công an TP Hải Phòng đã phát hiện, triệt phá một xưởng sản xuất súng với quy mô lớn, chuyên chế tạo trái phép các loại súng quân dụng như K54, K59, súng Shotgun,… để bán ở khắp các tỉnh lân cận.
Xin Luật sư cho biết, những đối tượng trong vụ án này chịu hình phạt thế nào? Căn cứ pháp lý viện dẫn là gì?
Thạc sỹ – Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám đốc Công ty Luật TNHH TGS, thuộc Đoàn luật sư thành phố Hà Nội:
Đối vơi vũ khí quân dụng là loại vũ khí được chế tạo, sản xuất bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật, thiết kế của nhà sản xuất hợp pháp, được trang bị cho lực lượng vũ trang nhân dân và các lực lượng khác theo quy định của pháp luật.
Đây là một loại công cụ có tính chất nhạy cảm vì tính nguy hiểm của nó, do đó nước ta có rất nhiều các quy định liên quan.
Theo quy định của Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, chỉ có những cơ quan nhất định mới được phép chế tạo vũ khí và tương tự đối với việc sử dụng vũ khí, chỉ có một số đối tượng mới được phép sử dụng và việc sử dụng cũng có quy định riêng biệt.
Cụ thể, theo Điều 17 Luật này, Tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an được nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu, sửa chữa vũ khí; và Tổ chức, doanh nghiệp khác khi có đủ điều kiện được tham gia nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, sửa chữa vũ khí.
Ngoài những tổ chức được phép sản xuất vũ khí nêu trên, các cá nhân, tổ chức khác thực hiện chế tạo vũ khí đều là trái với pháp luật và sẽ bị áp dụng các chế tài xử lý nghiêm khắc.
Theo quy đinh tại điểm a khoản 6 Điều 10, Nghị định 167/2013 thì hành vi sản xuất, chế tạo, sửa chữa vũ khí quân dụng, vũ khí thể thao, súng săn trái phép sẽ bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 40 triệu đồng, đồng thời tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm tức là sẽ bị tịch thu các phương tiện nhằm để sản xuất vũ khí và các vũ khí đã được chế tạo.
Trường hợp đã xử lý vi phạm hành chính mà còn tái phạm, hoặc sản xuất từ 11 đơn vị vũ khí trở lên hoặc gây thương tích/ chết người thì các đối tượng sản xuất vũ khí trái phép này sẽ bị xử lý theo quy định của Điều 306, Bộ luật hình sự 2015, theo đó mức án cao nhất các đối tượng có thể phải đối mặt là 05 năm tù.
Và những người mua súng trái phép, tàng trữ, sử dụng thì xử phạt thế nào? Căn cứ pháp lý là gì?
Thạc sỹ – Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám đốc Công ty Luật TNHH TGS, thuộc Đoàn luật sư thành phố Hà Nội:
Cũng theo quy định tại Khoản 5, Nghị định 167/2013, người nào có hành vi mua, bán, vận chuyển, tàng trữ vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ; vũ khí thể thao sẽ bị xử phạt từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng, và tịch thu vũ khí mà họ đã mua, bán, tang trữ.
Về xử lý hình sự, hành vi mua bán, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao và vũ khí quân dụng cũng quy định chung với Điều 306, Bộ Luật hình sự 2015.
Theo đó, Điều 306 quy định:
“Người nào chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao, công cụ hỗ trợ và các loại vũ khí khác có tính năng, tác dụng tương tự như súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.”
Trường hợp sử dụng vũ khí mà gây chết người hay gây thương tích cho người khác thì sẽ bị xử lý theo quy định về tội giết người hoặc tội cố ý gây thương tích theo quy định của Bộ luật hình sự hiện hành.
Nội dung tư vấn của Thạc sỹ – Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám đốc Công ty Luật TNHH TGS đã được đăng tải trên báo VOV – Đài tiếng nói Việt Nam: https://vov.vn/tin-nong/tu-vu-cuop-ngan-hang-lo-ngai-vu-khi-nong-troi-noi-1081591.vov
Đội ngũ luật sư bào chữa – Công ty Luật TGS
Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS
Ông là một luật sư giỏi có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai. Luật sư đã tham gia tranh tụng nhiều vụ án tranh chấp đất đai, vụ án hình sự, kinh tế, thương mại,.. trên toàn quốc.
Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám Đốc Công ty Luật TGS
Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng là một luật sư giỏi, đã từng công tác tại Công ty Luật TNHH NHB và nhiều công ty luật có thương hiệu khác, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Đất đai, hình sự, dân sự.
Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Luật sư Công ty Luật TGS
Luật sư Đức Hùng từng công tác tại nhiều tổ chức hành nghề luật sư uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tranh tụng hình sự, đất đai, tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình.
Luật sư Hà Huy Sơn – Luật sư Công ty Luật TGS
Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực hình sự. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Hình Sự, luật sư Hà Huy Sơn đã gây dựng được cho mình thương hiệu riêng và sự uy tín vững chắc đối với khách hàng.
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí
- Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS Law
- Địa chỉ: Số 10, ngõ 76 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
- Điện thoại: 0984.769.278
- Email: info.tgslaw@gmail.com
- Hotline: 0985.928.544 - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn
Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!