Tội làm nhục người khác quy định tại Điều 155 Bộ luật hình sự 2015

Tội làm nhục người khác quy định tại Điều 155 Bộ luật hình sự 2015

Đối với con người, chẳng những tính mạng, sức khỏe là vô giá mà danh dự, nhân phẩm cũng không kém phần quan trọng. Quyền được bảo vệ tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người là một trong những quyền quan trọng nhất trong các quyền cơ bản của công dân được Hiến pháp ghi nhận và bảo hộ. Như vậy, làm nhục người khác là hành vi trái pháp luật, xâm phạm nhân phẩm, danh dự của người khác.

Tội làm nhục người khác quy định tại Điều 155 Bộ luật hình sự 2015

Theo quy định tại Điều 155 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 về Tội làm nhục người khác thì:

1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
a) Phạm tội 02 lần trở lên;
b) Đối với 02 người trở lên;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Đối với người đang thi hành công vụ;
đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;
e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm
a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên
b) Làm nạn nhân tự sát.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Dấu hiệu cấu thành tội phạm

Thứ nhất: Về mặt chủ thể

Chủ thể của tội phạm này là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự và từ đủ 16 tuổi trở lên. Người từ 14 đến dưới 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm về hành vi này do không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 12 Bộ luật Hình sự về các hành vi mà người ở độ tuổi này phải chịu trách nhiệm.

Thứ hai: Về mặt khách thể

Hành vi phạm tội nêu trên xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm của người khác.

Thứ ba: Về mặt chủ quan

Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý. người phạm tội biết rõ hành vi của mình là hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác nhưng đã thực hiện hành vi phạm tội. Ý thức chủ quan của người phạm tội là mong muốn cho người bị hại bị hạ thấp danh dự, nhân phẩm với nhiều động cơ khác nhau, có thể trả thù chính người bị hại hoặc cũng có thể trả thù người thân của người bị hại…
Động cơ, mục đích không phải dấu hiệu bắt buộc của tội làm nhục người khác.

Thứ tư: Về mặt khách quan

Mặt khách quan được thể hiện qua các hành vi xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác. Những hành vi này có thể bằng lời nói hoặc hành động với mục đích là hạ thấp nhân cách, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác, cụ thể:
+ Thể hiện bằng lời nói: sỉ nhục, chửi bới một cách thô bỉ… nhằm vào nhân cách danh dự với tính chất hạ thấp nhân cách, danh dự của người bị hại, đồng thời làm cho người bị hại cảm thấy nhục nhã trước mọi người.
+ Thể hiện bằng việc làm: có những hành vi xấu, bỉ ổi với người bị hại trước đám đông để bêu rếu. Ví dụ: nhổ nước bọt vào mặt, ném phân, trứng thối vào người, xe cộ…xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm của người khác.

Hình phạt

+ Đối với trường hợp thuộc cấu thành cơ bản: người phạm tội bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm;
+ Đối với trường hợp thuộc cấu thành tăng nặng: Người phạm tội bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm ( khoản 2) hoặc bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm ( khoản 3);
+ Ngoài ra người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm;

Mọi thắc mắc pháp lý cần tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ, quý khách hàng vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 1900.8698 hoặc truy cập vào Website: Văn phòng luật sư tư vấn pháp luật miễn phí

Các câu hỏi liên quan tới điều 155 bộ luật hình sự 2015

Làm nhục người khác trên Facebook bị xử phạt như thế nào?

Trường hợp bị người khác làm nhục, bôi phẩm danh dự trên Facebook bạn có thể làm đơn tố cáo đến cơ quan công an kèm theo các bằng chứng để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình. Mức xử phạt là từ 10 triệu đến 30 triệu đồng hoặc cải tạo không giam giữ đến 3 năm.

Hành vi đánh ghen lột đồ người khác có bị quy vào tội làm nhục người khác?

Hành vi này có đủ yếu tố cấu hành thành tội làm nhục người khác theo quy định tại điều 155, Bộ Luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017. Hành vi này có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đến 30 triệu đồng, đồng thời phạt tù với mức phạt cao nhất là 5 năm.

Ly hôn xong nhưng vẫn bị chồng xúc phạm nhân sự, nhân phẩm phải làm sao?

Bạn có thể gửi đơn tố cáo đến cơ quan có thẩm quyền như: Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án.
Yêu cầu khởi tố của bạn có thể được thể hiện dưới hình thức đơn hoặc trình bày trực tiếp. Đơn yêu cầu khởi tố có chữ ký hoặc điểm chỉ của người yêu cầu. Trường hợp yêu cầu khởi tố được trình bày trực tiếp thì cơ quan điều tra, viện kiểm sát lập biên bản ghi rõ yêu cầu khởi tố có chữ ký hoặc điểm chỉ của người yêu cầu.

Làm nhục người khác là gì?

Là hành vi xâm phạm về thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác. Danh dự, nhân phẩm, uy tín là thứ bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ nghiêm ngặt

Nhà hàng xóm vì tranh dành đất đai nên họ lấy cứt bôi lên mặt mẹ của tôi và nói xấu bêu rếu mẹ tôi trước mặt nhiều người thì có phải là phạm tội làm nhục người khác không?

Chào bạn, trường hợp này đã vị phạm nghiêm trọng điều 155 bộ Luật hình sự về tội làm nhục người khác. Bạn có thể gửi đơn tố cáo lên cơ quan điều tra để tiến hành giải quyết vụ án theo trình tự của pháp luật

call-to-like

Đội ngũ luật sư bào chữa – Công ty Luật TGS

lstuan

 

Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS

Ông là một luật sư giỏi có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai. Luật sư đã tham gia tranh tụng nhiều vụ án tranh chấp đất đai, vụ án hình sự, kinh tế, thương mại,.. trên toàn quốc.

lshunga

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám Đốc Công ty Luật TGS

Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng là một luật sư giỏi, đã từng công tác tại Công ty Luật TNHH NHB và nhiều công ty luật có thương hiệu khác, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Đất đai, hình sự, dân sự.

lshungb

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Luật sư Công ty Luật TGS

Luật sư Đức Hùng từng công tác tại nhiều tổ chức hành nghề luật sư uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tranh tụng hình sự, đất đai, tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình.

lsson

 

Luật sư Hà Huy Sơn – Luật sư Công ty Luật TGS

Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực hình sự. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Hình Sự, luật sư Hà Huy Sơn đã gây dựng được cho mình thương hiệu riêng và sự uy tín vững chắc đối với khách hàng.

tu van
ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS Law
  • Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Điện thoại: 0984.769.278
  • Email: contact.tgslaw@gmail.com
  • Hotline: 0985.928.544 - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!