Trả lời Tạp trí điện tử Môi trường & Đô thị Việt Nam về vụ việc liên quan đến VEC
Trả lời Tạp trí điện tử Môi trường & Đô thị Việt Nam về vụ việc liên quan đến VEC

Trả lời Tạp trí điện tử Môi trường & Đô thị Việt Nam về vụ việc liên quan đến VEC

Ngày 12/02/2019, Tạp trí điện tử Môi trường & Đô thị Việt Nam gửi nội dung câu hỏi tới Luật sư Nguyễn Văn Tuấn – Giám đốc Công ty Luật TNHH TGS (Thuộc đoàn Luật sư thành phố Hà Nội) về vấn đến liên quan đến vụ việc VEC vừa qua. Nội dung cụ thể sau đây:

“Kính gửi: Luật sư Nguyễn Văn Tuấn (GĐ Hãng Luật TGS)

Liên quan đến vụ việc ngày 10/2, VEC phát đi thông tin từ chối phục vụ vĩnh viễn 2 phương tiện trên tất cả các tuyến đường do đơn vị này quản lý. Cụ thể, sự việc diễn ra khi xe mang biển kiểm soát 51A-55850 di chuyển vào làn thu phí số 7, hướng từ Long Thành-Thành phố Hồ Chí Minh. Khi đến cabin thu phí, mặc dù đã nhận được tín hiệu từ nhân viên thu phí nhưng người điều khiển phương tiện đã không trả thẻ thu phí và trả tiền phí mà cố tình dừng tại làn thu phí.

Ngay sau đó, người già, phụ nữ và trẻ em trên xe bước xuống cố tình “gây rối” tại làn thu phí, lôi kéo các phương tiện ở các làn khác chú ý, gây ách tắc giao thông cục bộ tại trạm thu phí.

Sau đó, các xe có biển số 51C-78196, 51G-77256 cũng thực hiện hành vi tương tự tại làn thu phí số 10, số 8. Nhằm tránh tình trạng kẹt xe nghiêm trọng nên nhân viên trạm thu phí đã mời các tài xế vào văn phòng của trạm để giải thích cụ thể, tránh ảnh hưởng đến việc lưu thông của các phương tiện khác.

Tuy nhiên, sự việc VEC ban hành cấm 2 phương tiện trái thẩm quyền trên đã gây ảnh hưởng rất lớn đến quyền công dân của chủ phương tiện, gây ra dư luận xấu. Bởi thực chất VEC chỉ có quyền từ chối phục vụ xe đi vào cao tốc đối với các phương tiện vi phạm về an toàn giao thông, không chấp hành điều kiện an toàn của đường cao tốc, mà lý do VEC đưa ra khi cấm phục vụ phương tiện vĩnh viễn là do chủ xe “gây rối”.

Vậy, để phục vụ nhu cầu thông tin bạn đọc, Tòa soạn Môi trường và Đô thị Việt Nam có một vài nội dung câu hỏi gửi tới Luật sư, rất mong được câu trả lời từ Luật sư, bao gồm:

1. Hiện tại Bộ Tư pháp đang nghiên cứu trình chính phủ phương án xử phạt đối với các đơn vị ban hành văn bản trái thẩm quyền, vậy trường hợp của VEC thì nên xử lý như thế nào?

2. Việc ban hành văn bản cấm của VEC gây ảnh hưởng như thế nào đến chủ sở hữu của 2 phương tiện giao thông trên?

Qua nội dung trên, rất mong sớm nhận được phản hồi của Luật sư để bài viết có thêm nhiều thông tin.

Trân trọng cảm ơn!”

[embeddoc url=”https://tgslaw.vn/wp-content/uploads/2019/02/cau-hoi-tu-pv-moi-truong-va-do-thi-viet-nam.docx” download=”all” viewer=”microsoft”]

Trả lời nội dung câu hỏi trên của phía Tạp chí điện tử Môi trường và Đô thị Việt Nam, Luật sư Nguyễn Văn Tuấn đưa ra một số ý kiến như sau:

1. Hiện tại Bộ Tư pháp đang nghiên cứu trình chính phủ phương án xử phạt đối với các đơn vị ban hành văn bản trái thẩm quyền, vậy trường hợp của VEC thì nên xử lý như thế nào?

Trong những ngày đầu tháng 2 vừa qua, dư luận xôn xao về thông tin Tổng công ty đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) ra quyết định từ chối phục vụ vĩnh viễn hai xe có biển số 51A-55850 và 51G-77256 trên tất cả các tuyến cao tốc do VEC quản lý, khai thác. Nguyên nhân được VEC đưa ra là do chủ của hai phương tiện này đã có hành vi gây rối, làm ách tắc giao thông cục bộ tại trạm thu phí. Như vậy chúng ta cần phải làm rõ những vấn đề pháp lý sau:

Thứ nhất, về đối tượng bị cấm tham gia lưu thông trên đường cao tốc do VEC quản lý. Thông báo phát ra từ quyết định của VEC E từ chối phục vụ vĩnh viễn đối với hai phương tiện có biển số 51A-558.50 và 51G-772.56 trên tất cả các tuyến cao tốc do VEC quản lý, khai thác, có thể thấy đối tượng bị cấm là hai ô tô nêu trên. Chúng ta biết rằng ô tô chỉ là phương tiện di chuyển, còn chủ sở hữu, người quản lý, sử dụng ô tô là cá nhân hoặc pháp nhân. Vì ô tô chỉ là vật, không phải là chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự nên bản thân ô tô không thể là đối tượng bị hạn chế hoặc cấm đoán, việc cấm đoán chỉ có thể xảy ra đối với chủ sở hữu, người quản lý, sử dụng ô tô trong việc đưa ô tô vào quá trình lưu thông nếu không đủ tiêu chuẩn về kỹ thuật mà thôi. Giả sử hai ôtô này được cho thuê, cho mượn hoặc chuyển nhượng lại cho người khác thì khi đó người thuê, người mượn, người nhận chuyển nhượng không thể bị hạn chế quyền lưu thông trên các phương tiện này nếu họ có đủ điều kiện để điều khiển, sử dụng ô tô theo quy định của pháp luật.

Thứ hai, quyền cấm các phương tiện tham gia lưu thông thuộc về chủ thể nào? Ở đây cần lưu ý là thực chất việc cấm tham gia lưu thông trong trường hợp này là cấm đối với chủ sở hữu hai phương tiện ô tô nêu trên. Việc cấm này (nếu đã ban hành) là không đảm bảo quy định về quyền tự do đi lại của công dân tại Điều 23 Hiến pháp năm 2013. Đồng thời tại Điều 14 của Hiến pháp năm 2013, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong những trường hợp cần thiết. Như vậy, có thể thấy quyền tự do đi lại là quyền cơ bản của công dân, quyền này chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật, cụ thể trong trường hợp vụ việc này là Luật giao thông đường bộ, hoặc các văn bản dưới luật (như Nghị định của Chính phủ…) trong trường hợp văn bản luật có quy định cho phép các văn bản dưới luật được quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành các điều, khoản được giao trong luật. Như vậy, chỉ có các văn bản luật hoặc các văn bản dưới luật mới có quyền quy định việc cấm đoán hoặc hạn chế việc lưu thông trên đường. Do đó không có bất kỳ chủ thể nào ngoài các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, có quyền quy định về việc hạn chế lưu thông như trên, kể cả bản thân các pháp nhân doanh nghiệp là nhà đầu tư đối với các dự án giao thông đường bộ. Dự án đường cao tốc TP HCM – Long Thành – Dầu Giây được đầu tư dưới hình thức đối tác công tư (PPP), mà cụ thể là hợp đồng BOT (Xây dựng – Kinh doanh – Chuyển giao), trong hợp đồng này, nhà đầu tư chỉ có các quyền khai thác, kinh doanh công trình trong thời hạn và theo các phương thức đã thỏa thuận trong hợp đồng với cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký kết hợp đồng dự án.

Nhà đầu tư không có quyền sở hữu công trình mà chỉ có quyền khai thác, kinh doanh, khi hết thời hạn, nhà đầu tư phải chuyển giao công trình đó cho nhà nước. Theo quy định tại Điều 53 Nghị định 63/2018/NĐ-CP về đầu tư theo hình thức đối tác công tư, doanh nghiệp dự án có trách nhiệm đối xử bình đẳng với tất cả các đối tượng sử dụng các sản phẩm, dịch vụ do doanh nghiệp dự án cung cấp; không được sử dụng quyền kinh doanh công trình để khước từ cung cấp dịch vụ cho các đối tượng sử dụng.

Thứ ba, về tính pháp lý của quyết định từ chối phục vụ vĩnh viễn trên tất cả các tuyến cao tốc do VEC quản lý, khai thác đối với hai phương tiện giao thông nêu trên? Như đã phân tích, chỉ có văn bản luật hoặc văn bản dưới luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành mới có quyền quy định hạn chế việc tham gia lưu thông của các phương tiện giao thông, do vậy các quyết định của doanh nghiệp (nếu đã ban hành) không có quyền quy định về hạn chế này. Vì các quyết định này chưa đảm bảo tính pháp lý và chỉ là văn bản cá biệt của doanh nghiệp nên cần phải được sửa đổi hoặc bãi bỏ bởi chính doanh nghiệp, cụ thể là Hội đồng thành viên của DN này. Hiện nay các quy định của pháp luật về giao thông đường bộ còn nhiều hạn chế, chưa điều chỉnh hết các hành vi sai trái, làm ảnh hưởng đến việc lưu thông, khai thác bình thường của các dự án giao thông đường bộ nên các nhà đầu tư đã tự ban hành các văn bản riêng nhằm góp phần đảm bảo các phương tiện lưu thông trên cao tốc được an toàn hơn. Tuy nhiên, dù mục đích và động cơ ban hành là tốt, nhưng các văn bản cá biệt của doanh nghiệp cũng không thể trái luật và vượt quá chức năng, nhiệm vụ của một doanh nghiệp.

Thứ tư, chủ sở hữu các xe ô tô nêu trên phải làm gì trước quyết định từ chối phục vụ vĩnh viễn trên tất cả các tuyến cao tốc do VEC quản lý? Vì quyết định từ chối phục vụ nêu trên chỉ là quyết định cá biệt của pháp nhân doanh nghiệp, không phải là quyết định của cơ quan nhà nước nên không thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật về khiếu nại và tố tụng hành chính. Dịch vụ được VEC/VEC E quản lý, khai thác tại công trình dự án là một loại dịch vụ mang tính công cộng trong hoạt động kinh doanh, và nếu VEC E đã từ chối phục vụ cho các khách hàng là hai chủ xe nêu trên, do vậy đây chỉ là một dạng tranh chấp trong quan hệ dân sự – thương mại nên thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án nhân dân hoặc trọng tài thương mại. Do vậy các chủ xe có thể khởi kiện vụ án dân sự đến tòa án có thẩm quyền hoặc trọng tài thương mại (nếu các bên có thỏa thuận trọng tài) để yêu cầu nhà đầu tư hủy bỏ các quyết định này (nếu đã ban hành).

Trong trường hợp chủ hai phương tiện giao thông có hành vi gây rối trật tự, gây thiệt hại cho hoạt động kinh doanh bình thường của doanh nghiệp dự án, thì nhà đầu tư có thể khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo quy định của Bộ luật dân sự. Các thiệt hại có thể chứng minh như lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút, chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại, thiệt hại do uy tín doanh nghiệp bị xâm phạm…

Hiện nay nước ta chưa có quy định xử phạt cụ thể đối với hành vi ban hành văn bản trái thẩm quyền ngoài biện pháp ra quyết định thu hồi hoặc ra quyết định khác thay thế. Trong trường hợp quyết định của VEC gây thiệt hại tới chủ sở hữu phương tiện bị cấm, nhà nước nên có chế tài cụ thể xử lý VEC nói riêng và các cơ quan tổ chức khác nói chung khi ra những văn bản trái thẩm quyền. Thì nhà nước ta phải có biện pháp xử phạt cụ thể như xử lý cá nhân ban hành quyết định; yêu cầu bồi thường thiệt hại do hành vi sai phạm trên gây ra;….

Trả lời Tạp trí điện tử Môi trường & Đô thị Việt Nam về vụ việc liên quan đến VEC

2. Việc ban hành văn bản cấm của VEC gây ảnh hưởng như thế nào đến chủ sở hữu của 2 phương tiện giao thông trên?

Trước hết có thể thấy hành vi của VEC đã gây ảnh hưởng tới quyền tự do, cụ thể là tự do đi lại của công dân được nhà nước quy định trong hiến pháp hiện hành:

“Điều 23.

Công dân có quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.”

Đối với chủ sở hữu phương tiện bị VEC cấm trong trường hợp này, trước khi quyết định được thu hồi thì 2 cá nhân trên sẽ không thể lưu thông tại khu vực đường cao tốc do VEC quản lý. Điều này gây ảnh hưởng trực tiếp tới thời gian và tiền bạc của họ. Vì VEC là một doanh nghiệp lớn, họ quản lý rất nhiều tuyến đường cao tốc khác nhau. Khi chủ

phương tiện giao thông bị cấm lưu thông trên các tuyến đường cao tốc này, họ sẽ phải tốn thời gian đi quãng đường khác, tốn thêm khoản chi phí xăng xe, vé máy bay, vé tàu khác mà đáng lẽ họ không phải bỏ ra. Hơn thế nữa, việc VEC ra quyết định trái thẩm quyền được đài báo đưa tin rất nhiều, điều này cũng đã gián tiếp hưởng không nhỏ tới cuộc sống của 2 chủ xe được nhắc đến ở đây.

>>Xem thêm: Ý kiến Luật sư Nguyễn Văn Tuấn về pháp luật đối với lĩnh vực môi trường

call-to-like

Đội ngũ luật sư đất đai – Hãng Luật TGS LAWFIRM

lstuan

 

Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS

Ông là một luật sư giỏi có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai. Luật sư đã tham gia tranh tụng nhiều vụ án tranh chấp đất đai, vụ án hình sự, kinh tế, thương mại,.. trên toàn quốc.

lshunga

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám Đốc Công ty Luật TGS

Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng là một luật sư giỏi, đã từng công tác tại Công ty Luật TNHH NHB và nhiều công ty luật có thương hiệu khác, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Đất đai, hình sự, dân sự.

lshungb

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Luật sư Công ty Luật TGS

Luật sư Đức Hùng từng công tác tại nhiều tổ chức hành nghề luật sư uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tranh tụng hình sự, đất đai, tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình.

lsson

 

Luật sư Hà Huy Sơn – Luật sư Công ty Luật TGS

Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực hình sự. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Hình Sự, luật sư Hà Huy Sơn đã gây dựng được cho mình thương hiệu riêng và sự uy tín vững chắc đối với khách hàng.

tu van
ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS Law
  • Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Điện thoại: 0984.769.278
  • Email: contact.tgslaw@gmail.com
  • Hotline: 0985.928.544 - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!