Trách nhiệm pháp lý vụ sạt lở làm 4 người tử vong ở Lâm Đồng

Theo chính quyền địa phương: “Bà L. đã sinh sống tại khu vực này từ khá lâu và bắt đầu canh tác trên ngọn đồi nói trên từ năm 1985 đến nay. Toàn bộ khu đất này đã đưa ra quy hoạch ngoài 3 loại rừng từ năm 2008, theo quyết định 450 của UBND tỉnh Lâm Đồng (Đưa ra khỏi quy hoạch rừng đặc dụng, phòng hộ và sản xuất để sử dụng đất phát triển kinh tế, xã hội của địa phương)”

Với việc đất được cấp phép canh tác, trồng cây từ năm 1985, những cán bộ cấp phép thời đó có thể bị xem xét trách nhiệm hay không? Đã quá thời hiệu xem xét trách nhiệm của họ hay chưa ?

Theo Luật sư Đặng Phương Chi – Công Ty Luật TNHH TGS (Thuộc Đoàn Luật Sư Thành Phố Hà Nội):

Giai đoạn năm 1975 đến năm 1985,  nước ta vừa giải phóng miền nam, thống nhất đất nước nên thời kỳ này nước ta chủ trương tái thiết đất nước và củng cố chính quyền địa phương. Đến năm 1985 mới có bộ luật hình sự đầu tiên quy định cụ thể tội phạm và tội phạm. Ngày 01/01/1986, Bộ luật hình sự 1985 mới có hiệu lực cho nên việc cấp đất được cấp phép canh tác, trồng cây từ năm 1985 của cán bộ cấp phép thời đó đến nay không bị xem xét trách nhiệm hình sự và không áp dụng thời hiệu xem xét trách nhiệm hình sự của họ.

Về trách nhiệm xư phạt hành chính, năm 1985 chưa có quy định cụ thể về mức xử phạt nhưng căn cứ theo Nghị quyết số 155/CP ngày 03/10/1973 của Phủ Thủ Tướng, thì Chủ tích Ủy ban Hành chính các cấp ở địa phương có rừng chịu trách nhiệm về việc thi hành pháp lệnh và các quy định bảo vệ rừng trong phạm vi đất đai của địa phương mình, nhanh chóng khắc phục tệ nạn phá rừng, ra sức đẩy mạnh trồng rừng, tu bổ và nuôi rừng đúng với quy hoạch và kế hoạch của Nhà nước nhằm xây dựng một diện tích rừng ổn định, có năng suất cao, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, nâng cao đời sống của nhân dân. Hành vi, quyết định hành chính này xảy ra năm 1985 nên đã không còn thời hiệu xử lý vi phạm hành chính.

 Về trách nhiệm xử lý kỷ luật, căn cứ theo Khoản 18 Điều 1 Luật cán bộ, công chức, viên chức sửa đổi năm 2019.:

“…5. Việc xử lý đối với hành vi vi phạm trong thời gian công tác của cán bộ, công chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu được quy định như sau:

a) Mọi hành vi vi phạm trong thời gian công tác của cán bộ, công chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu đều bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Căn cứ vào tính chất, mức độ nghiêm trọng, người có hành vi vi phạm có thể bị xử lý hình sự, hành chính hoặc xử lý kỷ luật;

b) Cán bộ, công chức sau khi nghỉ việc hoặc nghỉ hưu mới phát hiện có hành vi vi phạm trong thời gian công tác thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu một trong những hình thức kỷ luật khiển trách, cảnh cáo, xóa tư cách chức vụ đã đảm nhiệm gắn với hệ quả pháp lý tương ứng với hình thức xử lý kỷ luật.

Việc xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu có hành vi vi phạm trong thời gian công tác trước ngày 01 tháng 7 năm 2020 được thực hiện theo quy định của Luật này…”

Như vậy, vụ việc vửa xảy ra nhưng cán bộ cấp phép đã nghỉ việc, nghỉ hưu nhưng tùy theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu một trong các hình thức kỷ luật khiển trách, cảnh cáo, xóa tư cách, chức vụ đã đảm nhiệm gắn với hệ quả tương ứng với hình thức kỷ luật

Theo Cục phó Cục Lâm nghiệp, khu vực đó chắc chắn phải trồng rừng phòng hộ. Việc người dân trồng cây sầu riêng trên đất rừng phòng hộ phải có trách nhiệm của địa phương

Với việc chính quyền để người dân trồng cây sầu riêng trên đất rừng phòng hộ, họ có thể bị xem xét trách nhiệm pháp lý hay không? Người trồng cây có thể phải chịu trách nhiệm hay không? Nếu có, có thể bị xử lý như thế nào ?

Theo Luật sư Đặng Phương Chi – Công Ty Luật TNHH TGS (Thuộc Đoàn Luật Sư Thành Phố Hà Nội:

Việc chính quyền để người dân trồng cây sầu riêng trên đất rừng phòng hộ có thể sẽ bị xem xét trách nhiệm pháp lý. Theo Luật Lâm nghiệp 2017 thì Rừng phòng hộ được sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, sạt lở, lũ quét, lũ ống, chống sa mạc hóa, hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu, góp phần bảo vệ môi trường, quốc phòng, an ninh, kết hợp du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí; cung ứng dịch vụ môi trường rừng. Do đó rừng phòng hộ phải trồng cây bản địa có bộ rễ phát triển, lá không rụng theo mùa nên việc trồng cây sầu riêng trên đất rừng phòng hộ phải có trách nhiệm của địa phương.

Theo quyết định 450 của UBND tỉnh Lâm Đồng thì đã đưa rừng phòng hộ ra khỏi quy hoạch để sử dụng đất phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. Việc người dân trồng cây sầu riêng trên đất rừng phòng hộ có thể sẽ không phải chịu trách nhiệm. Do họ hoàn toàn không biết được việc đưa rừng phòng hộ ra khỏi quy hoạch là sai quy định

Nếu xác định nguyên nhân sự việc hoàn toàn do thiên tai, người trồng cây hoặc chính quyền có thể phải chịu trách nhiệm hay không?

Theo Luật sư Đặng Phương Chi – Công Ty Luật TNHH TGS (Thuộc Đoàn Luật Sư Thành Phố Hà Nội:

Trong trường hợp xác định nguyên nhân sự việc trên hoàn toàn do thiên tai thì người dân và cán bộ quản lý sẽ không phải chịu trách nhiệm hành chính theo quy định tại Khoản 4 Điều 11 Luật xử lý vi phạm hành chính:

Điều 11. Những trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính

Không xử phạt vi phạm hành chính đối với các trường hợp sau đây:

  1. Thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong tình thế cấp thiết;
  2. Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do phòng vệ chính đáng;
  3. Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất ngờ;
  4. Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất khả kháng;
  5. Người thực hiện hành vi vi phạm hành chính không có năng lực trách nhiệm hành chính; người thực hiện hành vi vi phạm hành chính chưa đủ tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 của Luật này.”

Tuy nhiên, chính quyền địa phương vẫn cần phải có trách nhiệm trong việc khắc phục hậu quả đối với sự việc trên.

Ý kiến của Luật sư Đặng Phương Chi – Hãng Luật TGS, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội đã được đăng tải trên chuyên trang của Báo Dân Trí – Cơ quan ngôn luận của bộ Lao Động – Thương Binh Xã Hội: https://dantri.com.vn/ban-doc/trach-nhiem-phap-ly-vu-sat-lo-lam-4-nguoi-tu-vong-o-lam-dong-20230804075716669.htm

call-to-like

Đội ngũ luật sư đất đai – Hãng Luật TGS LAWFIRM

lstuan

 

Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS

Ông là một luật sư giỏi có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai. Luật sư đã tham gia tranh tụng nhiều vụ án tranh chấp đất đai, vụ án hình sự, kinh tế, thương mại,.. trên toàn quốc.

lshunga

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám Đốc Công ty Luật TGS

Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng là một luật sư giỏi, đã từng công tác tại Công ty Luật TNHH NHB và nhiều công ty luật có thương hiệu khác, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Đất đai, hình sự, dân sự.

lshungb

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Luật sư Công ty Luật TGS

Luật sư Đức Hùng từng công tác tại nhiều tổ chức hành nghề luật sư uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tranh tụng hình sự, đất đai, tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình.

lsson

 

Luật sư Hà Huy Sơn – Luật sư Công ty Luật TGS

Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực hình sự. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Hình Sự, luật sư Hà Huy Sơn đã gây dựng được cho mình thương hiệu riêng và sự uy tín vững chắc đối với khách hàng.

tu van
ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS Law
  • Địa chỉ: Số 10, ngõ 76 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Điện thoại: 0984.769.278
  • Email: info.tgslaw@gmail.com
  • Hotline: 0985.928.544 - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!

/* vchat */