Trung Nguyên lại bãi nhiệm Phó tổng giám đốc Lê Hoàng Diệp Thảo

Trung Nguyên lại bãi nhiệm Phó tổng giám đốc Lê Hoàng Diệp Thảo – Sự thách thức hay chấp hành pháp luật ?

Có thể tóm tắt toàn bộ vụ việc của giữa Công ty Cổ phân Tập đoàn Trung Nguyên với bà Lê Hoàng Diệp Thảo như sau:

“Theo bản án sơ thẩm số 1297/2017/KDTM-ST ngày 22/09/2017 của Tòa án Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, cơ quan này đã áp dụng Điều 217, Điều 218 Bộ Luật Tố tụng Dân sự năm 2015; áp dụng điểm h khoản 2 Điều 108 Luật Doanh nghiệp năm 2005; áp dụng khoản 2 Điều 149, Điều 153, Điều 160 Luật Doanh nghiệp năm 2014, tuyên xử:

– Đình chỉ giải quyết yêu cầu của nguyên đơn (bà Lê Hoàng Diệp Thảo) về việc yêu cầu Tập đoàn Trung Nguyên cung cấp các user và mật khẩu truy cập vào phần mềm SAP để kiểm soát hoạt động quản lý kinh doanh của doanh nghiệp;

– Yêu cầu ông Đặng Lê Nguyên Vũ với tư cách là Chủ tịch HĐQT chấm dứt việc sửa đổi Điều lệ và thay đổi cơ cấu tổ chức điều hành của Tập đoàn Trung Nguyên trong thời gian Tòa án xem xét giải quyết liên quan đến vụ kiện.

Cũng tại bản án sơ thẩm nói trên, HĐXX chấp nhận một phần yêu cầu của bà Lê Hoàng Diệp Thảo và tuyên hủy bỏ quyết định bãi nhiệm chức danh Phó Tổng Giám đốc thường trực của bà Lê Hoàng Diệp Thảo do ông Đặng Lê Nguyên Vũ ký với tư cách Chủ tịch HĐQT của CTCP Tập đoàn Trung Nguyên; Khôi phục lại chức danh Phó TGĐ Thường trực của bà Thảo.

Ông Đặng Lê Nguyên Vũ không được ngăn cấm, cản trở bà Lê Hoàng Diệp Thảo tham gia điều hành, quản lý Công ty, với tư cách là Thành viên HĐQT và Phó TGĐ Thường trực.

Sau đó, CTCP Tập đoàn Trung Nguyên (đại diện là ông Đặng Lê Nguyên Vũ) đã tiến hành làm Đơn kháng cáo đề nghị xét xử phúc thẩm yêu cầu hủy bỏ bản án trên, đồng thời đình chỉ giải quyết đơn khởi kiện của bà Lê Hoàng Diệp Thảo.

Tuy nhiên trong phiên tòa phúc thẩm diễn ra ngày 21/09, HĐXX đã tuyên giữ nguyên bản án sơ thẩm số 1297/2017/KDTM-ST ngày 22/09/2017.

Theo đó, “Hủy bỏ Quyết định bãi nhiệm chức vụ Phó Tổng giám đốc thường trực của bà Lê Hoàng Diệp Thảo; Khôi phục lại chức danh Phó Tổng giám đốc thường trực của bà Thảo tại Tập đoàn Trung Nguyên; Yêu cầu ông Đặng Lê Nguyên Vũ không được ngăn cấm, cản trở bà Lê Hoàng Diệp Thảo tham gia điều hành và quản lý Công ty, với tư cách là thành viên HĐQT và Phó Tổng giám đốc thường trực.”

Trong diễn biến mới đây nhất, ngay trong ngày 21/09 – thời điểm sau khi phiên tòa phúc thẩm bác đơn kháng cáo của Tập đoàn Trung Nguyên và ông Đặng Lê Nguyên Vũ – Tổng Giám đốc Đặng Lê Nguyên Vũ đã ký Quyết định số 06/2018/QĐBN-TGĐ về việc “Bãi nhiệm chức vụ Phó Tổng Giám đốc thường trực Công ty cổ phần Tập đoàn Trung Nguyên của bà Lê Hoàng Diệp Thảo”.

Tập đoàn Trung Nguyên cho biết, Quyết định này được ký căn cứ theo Luật Doanh nghiệp năm 2014 (nhưng không nói rõ căn cứ Điều, khoản nào) và căn cứ vào quyền và nghĩa vụ của chức danh Tổng Giám đốc của ông Đặng Lê Nguyên Vũ.

Như vậy, điểm khác biệt của Quyết định nói trên so với những lần trước là, ông Vũ ký với tư cách là Tổng Giám đốc.

Trong khi đó, bản án của tòa chỉ yêu cầu “hủy bỏ quyết định bãi nhiệm chức danh Phó Tổng Giám đốc thường trực của bà Lê Hoàng Diệp Thảo do ông Đặng Lê Nguyên Vũ ký với tư cách Chủ tịch HĐQT của CTCP Tập đoàn Trung Nguyên”.

Hiện tại, có rất nhiều quan điểm về Quyết định hủy bỏ quyết định bãi nhiệm chức danh Phó Tổng giám đốc thường trực của bà Lê Hoàng Diệp Thảo, có quan điểm cho rằng hành vi của ông Đặng Lê Nguyên Vũ là thách thức pháp luật, không chấp hành phán quyết của Tòa án, nhưng cũng vừa có một ý kiến cũng cho rằng việc ra quyết định bãi nhiệm mới chính là gián tiếp thừa nhận trước đó đã khôi phục quyền cho bà Thảo rồi theo quyết định của tòa án, sau đó ông Vũ mới bãi miễn lại lần 2. Chứ nếu không coi bà Thảo đã được khôi phục theo quyết định của tòa thì không cần phải bãi miễn lại.

>>Xem chi tiết tại: Tranh chấp giữa thành viên công ty với công ty tại Tập đoàn cà phê Trung Nguyên

Trung Nguyên lại bãi nhiệm Phó tổng giám đốc Lê Hoàng Diệp Thảo - Sự thách thức hay chấp hành pháp luật ?

Luật sư phân tích bản chất pháp lý:

1. Về trách nhiệm tuân thủ nội dung bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa án:

Có thể hiểu rằng, những bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa án hay những Cơ quan có thẩm quyền khác có hiệu lực pháp luật tuyệt đối. Theo đó, các bên đương sự có nghĩa vụ phải tuân theo những nội dung của bản án, quyết định đó. Tuy nhiên, cũng phải đề cập tới, đối với những vụ kiện dân sự, nguyên tắc tự thỏa thuận và tự định đoạt được đặt lên hàng đầu, kể cả khi có bản án có hiệu lực pháp luật, khi mà những người có liên quan chưa tiến hành yêu cầu thi hành bản án thì việc tuân theo và thực hiện theo bản án phụ thuộc vào sự tự giác của mỗi cá nhân. Bản án này chỉ là cơ sở pháp lý phát sinh những quyền và nghĩa vụ của các bên, đồng thời trong trường hợp có tranh chấp khác thì nội dung của bản án sẽ là cơ sở để xem xét xử lý, giải quyết vụ việc nếu có liên quan đến những quyền, nghĩa vụ phát sinh, thay đổi do bản án, trong tường hợp các bên có quyền và nghĩa vụ không thực hiện theo bản án (không phát sinh tranh chấp về việc thực hiện bản án) và không vi phạm đến điều cấm của pháp luật hay xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức khác thì cũng không bị coi là vi phạm pháp luật.

Trường hợp khi các bên không tuân thủ những quyết định tại bản án, các bên đương sự hoàn toàn có quyền yêu cầu Cơ quan thi hành án tiến hành thi hành án. Theo đó, bằng các biện pháp cưỡng chế thi hành án, các quyết định tại bản án sẽ được thực hiện. Trường hợp đã áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành án mà người bị thi hành án vẫn không tuân thủ (mặc dù hoàn toàn có đủ những điều kiện để thi hành án) thì có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội không chấp hành án quy định tại Điều 380 Bộ luật hình sự năm 2015 như sau:

“1. Người nào có điều kiện mà không chấp hành bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật mặc dù đã bị áp dụng biện pháp cưỡng chế theo quy định của pháp luật hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

a) Chống lại chấp hành viên hoặc người đang thi hành công vụ;

b) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;

c) Tẩu tán tài sản.

3. Người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng”

2. Về việc ra Quyết định bãi chức của Công ty Cổ phân Tập đoàn Trung Nguyên:

Với bản án phúc thẩm ngày 20/09/2018 trên, những quyết định tại Bản án số 1297/2017/KDTM-ST ngày 22/09/2017 ngay lập tức có hiệu lực pháp luật theo đó những cá nhân có liên quan đến bản án (bao gồm Công ty Cổ phân Tập đoàn Trung Nguyên, bà Lê Hoàng Diệp Thảo và những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan) có nghĩa vụ và trách nhiệm tuân theo bản án.

Với vụ việc của Công ty Trung Nguyên, việc ra Quyết định số 06/2018/QĐBN-TGĐ về việc “Bãi nhiệm chức vụ Phó Tổng Giám đốc thường trực Công ty cổ phần Tập đoàn Trung Nguyên của bà Lê Hoàng Diệp Thảo” ngay sau khi có bản án phúc thẩm có thể coi là một hành vi chủ quan, mang tính thách thức của ông Đặng Lê Nguyên Vũ. Tuy nhiên, thực tế tại bản án số 1297/2017/KDTM-ST chỉ quyết định về việc hủy bỏ quyết định bãi nhiệm chức danh Phó Tổng Giám đốc thường trực của bà Lê Hoàng Diệp Thảo do ông Đặng Lê Nguyên Vũ ký với tư cách Chủ tịch HĐQT của CTCP Tập đoàn Trung Nguyên trước đây mà không hề đề cập đến việc cấm ông Đặng Lê Nguyên Vũ hay Công ty Trung Nguyên ra một quyết định cách chức bà Hoàng Lê Diệp Thảo sau đó.

→ Như vậy, Quyết định số 06/2018/QĐBN-TGĐ không hề trái với bản án sơ thẩm, không hề vi phạm với điều cấm của pháp luật, hơn nữa, hiện tại, pháp luật vẫn chưa có quy định về việc thực hiện một hành vi dân sự mới mà đã từng bị coi là trái luật theo một bản án hay quyết định của Tòa án. Như vậy không thể áp dụng những biện pháp cưỡng chế (quy định tại Luật thi hành án dân sự) buộc Công ty Trung Nguyên hủy bỏ quyết định trên do thực tế Quyết định trên hoàn toàn không trái với pháp luật hay với bản án, quyết định đã có hiệu lực của Tòa án.

Tuy Quyết định số 06/2018/QĐBN-TGĐ như đã phân tích ở trên không hề trái với pháp luật, nhưng tại điều lệ công ty, cụ thể Khoản 23.2 Điều 23 quy định: “Thẩm quyền trong bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức giám đốc (Tổng giám đốc) và cán bộ quản lý quan trọng khác của công ty; quyết định mức lương và lợi ích khác của cán bộ quản lý đó đều thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị”.

Thực tế, ngay sau khi có Bản án phúc thẩm, việc bà Lê Hoàng Diệp Thảo giữ chức danh Phó Tổng giám đốc thường trực và Phó Tổng giám đốc truyền thông là hoàn toàn đúng pháp luật. Tuy pháp luật và điều lệ công ty không liệt kê cụ thể cán bộ quản lý quan trọng khác của Công ty là những chức danh nào nhưng hai chức danh Phó Tổng giám đốc thường trực và Phó Tổng giám đốc truyền thông chắc chắn phải là chức danh cán bộ quản lý quan trọng khác của công ty mà Điều luật quy định. Bởi lẽ, trong hoạt động quản lý điều hành công ty, ngoài Hội đồng quản trị thì Ban Tổng giám đốc là những người trực tiếp điều hành mọi hoạt động của Công ty. Do đó, theo quy định trên thì chỉ có Hội đồng quản trị mới có quyền bổ nhiệm hai chức danh trên.

Nói Quyết định số 06/2018/QĐBN-TGĐ về việc “ Bãi nhiệm chức vụ Phó Tổng Giám đốc thường trực Công ty cổ phần Tập đoàn Trung Nguyên của bà Lê Hoàng Diệp Thảo ” là không đúng vì:

– Thứ nhất, về thẩm quyền ra quyết định: Việc Ông Đặng Lê Nguyên Vũ là người ký Quyết định bãi nhiệm bà Lê Hoàng Diệp Thảo với chức danh là Tổng Giám đốc là hoàn toàn không đúng về thẩm quyền do thẩm quyền này thuộc về Hội đồng quản trị.

– Thứ hai, về trình tự ra quyết định: Việc ra quyết định bãi nhiệm mà không hề thông báo và tiến hành cuộc họp Hội đồng quản trị, lấy biểu quyết các thành viên hội đồng quản trị, điều này, hoàn toàn sai về quy trình theo Điều lệ công ty. Do vậy, quyết định này hoàn toàn không có đủ những điều kiện về trình tự giải quyết.

⇒ Tóm lại, tuy không vi phạm về pháp luật nhưng Quyết định này là không đúng với Điều lệ công ty, vậy nên Quyết định này cũng không có hiệu lực.

Việc ông Đặng Lê Nguyên Vũ bất chấp thẩm quyền và trình tự để ra Quyết định bãi nhiệm trên có thể kết luận rằng đây chỉ là một thủ đoạn nhằm hạn chế sự ảnh hưởng và quyền lực của bà Lê Hoàng Diệp Thảo đối với Công ty Trung Nguyên, kéo dài thời gian kiện tiến hành phương thức kinh doanh của riêng mình.

(*Bài viết phân tích trên vụ việc có thật)

Mọi vấn đề thắc mắc liên hệ tổng đài tư vấn pháp luật 1900.8698 để được Luật sư hỗ trợ và giải đáp

call-to-like

Đội ngũ luật sư bào chữa – Công ty Luật TGS

lstuan

 

Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS

Ông là một luật sư giỏi có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai. Luật sư đã tham gia tranh tụng nhiều vụ án tranh chấp đất đai, vụ án hình sự, kinh tế, thương mại,.. trên toàn quốc.

lshunga

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám Đốc Công ty Luật TGS

Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng là một luật sư giỏi, đã từng công tác tại Công ty Luật TNHH NHB và nhiều công ty luật có thương hiệu khác, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Đất đai, hình sự, dân sự.

lshungb

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Luật sư Công ty Luật TGS

Luật sư Đức Hùng từng công tác tại nhiều tổ chức hành nghề luật sư uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tranh tụng hình sự, đất đai, tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình.

lsson

 

Luật sư Hà Huy Sơn – Luật sư Công ty Luật TGS

Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực hình sự. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Hình Sự, luật sư Hà Huy Sơn đã gây dựng được cho mình thương hiệu riêng và sự uy tín vững chắc đối với khách hàng.

tu van
ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS Law
  • Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Điện thoại: 0984.769.278
  • Email: contact.tgslaw@gmail.com
  • Hotline: 0985.928.544 - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!