tu tu xin hien tang co thuc hien duoc hay khong

Tử tù xin hiến tạng – Có thực hiện được hay không ?

Hình phạt tử hình là hình phạt nghiêm khắc nhất, tước đi quyền quan trọng và thiêng liêng nhất của con người, đó là quyền sống. Hiện nay, chúng ta cũng đã thay hình thức tử hình bằng bắn súng sang hình thức tiêm thuốc. Theo các chuyên gia pháp lý, luật không cấm tử tù hiến tạng cho y học. Tuy nhiên, nếu thi hành án tử hình bằng cách tiêm thuốc độc như hiện nay thì việc hiến tạng khó thực hiện được.

1.Cơ sở pháp lí

Khoản 3 Điều 20 Hiến pháp 2013 quy định: “Mọi người có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác theo quy định của luật”.

Điều 5 Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác năm 2006 cũng ghi nhận về  Quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người: “Người từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể của mình khi còn sống, sau khi chết và hiến xác”.

– Điều 35 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về Quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác như sau:

  1. Cá nhân có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể của mình khi còn sống hoặc hiến mô, bộ phận cơ thể, hiến xác của mình sau khi chết vì mục đích chữa bệnh cho người khác hoặc nghiên cứu y học, dược học và các nghiên cứu khoa học khác.
  2. Cá nhân có quyền nhận mô, bộ phận cơ thể của người khác để chữa bệnh cho mình. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, pháp nhân có thẩm quyền về nghiên cứu khoa học có quyền nhận bộ phận cơ thể người, lấy xác để chữa bệnh, thử nghiệm y học, dược học và các nghiên cứu khoa học khác.
  3. Việc hiến, lấy mô, bộ phận cơ thể người, hiến, lấy xác phải tuân thủ theo các điều kiện và được thực hiện theo quy định của bộ luật này, luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác và luật khác có liên quan.

=>  Hiến mô, bộ phận cơ thể người (hiến tạng) và hiến xác là một việc làm hết sức có ý nghĩa trong cuộc sống . Dựa trên các điều luật đã được viện dẫn ở trên thì tử tù là người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự để xác lập việc này (nghĩa là không bị mất năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức theo Điều 22, 23,24 Bộ luật Dân sự), họ vẫn có đầy đủ các quyền trước khi phải thi hành bản án tử hình. Chính vì thế,  tử tù hay người phạm trọng tội nếu có mong muốn hiến tạng để làm việc thiện thì điều đó rất đáng trân trọng và luật pháp cũng không ngăn cấm điều đó.

tu-tu-xin-hien-tang-co-thuc-hien-duoc-hay-khong
Tử tù vụ thảm sát xin được hiến tạng

2. Những vướng mắc và khó khăn

Tuy nhiên, việc lấy các bộ phận từ cơ thể tử tù sẽ gặp nhiều khó khăn, chưa kể là các hệ lụy kéo theo :

Thứ nhất, về mặt sinh học. Khi muốn lấy tạng một người ghép cho người còn sống thì cơ quan đó phải còn nguyên vẹn và đảm bảo các yếu tố như tim ngừng đập hoàn toàn và phải thực hiện lấy tạng gấp rút trong vòng 45 phút. Tuy nhiên, cơ thể con người sau khi bị tiêm thuốc độc thì các cơ quan nội tạng sẽ bị hủy hoại, không thể phục hồi được. Điều đó đồng nghĩa với việc nội tạng sau khi đã bị ngấm thuộc độc sẽ không còn sử dụng được nữa. Vì thế, sau khi thi hành án xong sẽ không thể lấy được bộ phận nào của cơ thể tử tù để tái sinh ghép cho người khác được.

Thứ hai, về mặt tâm linh. Việc dùng các bộ phận cơ thể của tử tù để ghép cho người còn sống có thể gặp nhiều rắc rối về vấn đề đạo đức, mặc dù bộ phận cơ thể người không ảnh hưởng gì đến gen ác hay thiện khi cho – nhận, nhưng hiện nay ở một số nước, người nhận tạng bày tỏ quan điểm từ chối tạng của tử tù bởi nếu người được ghép tạng nghĩ đến việc trong cơ thể mình đang mang bộ phận của một tử tù từng phạm trọng tội thì chắc hẳn ai cũng có nhiều băn khoăn.

Thứ ba, về mặt pháp lý. Để có thể lấy được bộ phận cơ thể của tử tù ghép cho người còn sống thì phải làm sai quy trình thi hành án , tức là phải lấy trước khi tiêm thuốc. Như vậy thì người thực hiện việc lấy tạng, ghép tạng có thể phạm tội bởi lẽ họ đã lấy tạng của tử tù lúc tử tù còn sống. Điều này là cấm kỵ và vi phạm pháp luật về nhân quyền, bị khép vào tội giết người để lấy bộ phận cơ thể người có quy định trong pháp luật nước ta.

Nguồn : Luatviet.net; 24h.com

call-to-like

Đội ngũ luật sư bào chữa – Công ty Luật TGS

lstuan

 

Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS

Ông là một luật sư giỏi có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai. Luật sư đã tham gia tranh tụng nhiều vụ án tranh chấp đất đai, vụ án hình sự, kinh tế, thương mại,.. trên toàn quốc.

lshunga

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám Đốc Công ty Luật TGS

Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng là một luật sư giỏi, đã từng công tác tại Công ty Luật TNHH NHB và nhiều công ty luật có thương hiệu khác, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Đất đai, hình sự, dân sự.

lshungb

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Luật sư Công ty Luật TGS

Luật sư Đức Hùng từng công tác tại nhiều tổ chức hành nghề luật sư uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tranh tụng hình sự, đất đai, tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình.

lsson

 

Luật sư Hà Huy Sơn – Luật sư Công ty Luật TGS

Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực hình sự. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Hình Sự, luật sư Hà Huy Sơn đã gây dựng được cho mình thương hiệu riêng và sự uy tín vững chắc đối với khách hàng.

tu van
ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS Law
  • Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Điện thoại: 0984.769.278
  • Email: contact.tgslaw@gmail.com
  • Hotline: 0985.928.544 - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!