Vay tiền ngân hàng không trả được có bị xử lý hình sự?

Vay tiền ngân hàng không trả được có bị xử lý hình sự?

Câu hỏi:

Xin chào Luật sư, tôi có một vấn đề mong Luật sư tư vấn giúp: Ngày 12/08/2017, tôi có vay ngân hàng BIDV với số tiền là 100.000.000 đồng để làm vốn chăn nuôi Gà Mạnh Hoạch tại nhà. Hàng tháng sẽ trả lãi tại ngân hàng vào ngày mùng 5 hàng tháng và trả đủ cả gốc lẫn lãi trong vòng 1 năm. Nhưng gần đây, bệnh dịnh cúm gia cầm hoành hành, công việc buôn bán không được thuận lợi, tôi tạm thời mất khả năng thanh toán cho ngân hàng. Nhân viên ngân hàng có gặp tôi, tôi xin thêm ít thời gian để thu xếp làm tôi sẽ tiếp tục trả nợ. Tuy nhiên, họ không đồng ý và nói rằng sẽ báo công an bắt tôi, họ sẽ kiện tôi ra Tòa và cho tôi đi tù. Tôi không hiểu về pháp luật. Tôi không bỏ trốn, nhưng ngân hàng làm như vậy tôi không biết phải giải quyết như thế nào? Xin cảm ơn.

Vay tiền ngân hàng không trả được có bị xử lý hình sự?

Vay tiền ngân hàng không trả được có bị xử lý hình sự?

Luật sư tư vấn:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã quan tâm và gửi câu hỏi tư vấn đến Công ty Luật TGS, trường hợp của bạn chúng tôi xin tư vấn như sau:

Theo như bạn cho biết, bạn đã vay ngân hàng BIDV với số tiền là 100.000.000 đồng để làm vốn chăn nuôi. Như vậy, giữa bạn và ngân hàng BIDV đã thiết lập một hợp đồng vay tài sản. Theo như quy định tại Điều 466 Bộ luật dân sự năm 2015.

“ Điều 466. Nghĩa vụ trả nợ của bên vay

  1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
  2. Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.
  3. Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
  4. Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
  5. Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:
  6. a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;
  7. b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

– Trong trường hợp này, bạn vay có lãi mà khi đến hạn bạn không trả thì bạn phải trả lãi trên nợ gốc và lãi nợ quá hạn theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ.

Theo thông tin bạn cung cấp, bạn không có khả năng trả nợ. Tuy nhiên, theo quy định pháp luật, bạn phải có nghĩa vụ trả nợ đúng kỳ hạn cho Ngân hàng.

BLHS

BLHS năm 2015 sửa đổi

>>> Click ngay:  Văn phòng luật sư giỏi tại Hà Nội

Cơ sở pháp lý để truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 175 BLHS năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017:

“ Điều 175. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản 

  1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
  2. a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản

đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;

  1. b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.”

Cấu thành tội phạm của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản bao gồm các yếu tố sau:

  • Chủ thể: Là người thực hiện hành vi có đủ năng lực tự chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vay mượn tài sản của mình.
  • Khách thể: hành vi đó đã xâm phạm đến quan hệ sở hữu của chủ tài sản cho vay, cụ thể ở đây là bên phía ngân hàng BIDV.
  • Mặt khách quan:

+ Hành vi khách quan: Người phạm tội có được tài sản một cách hợp pháp thông qua hợp đồng vay mượn, thuê tài sản hoặc hợp đồng khác. Sau khi có được tài sản, người phạm tội không thực hiện như cam kết trong hợp đồng, sử dụng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt số tài sản đã vay mượn đó.

+ Hậu quả: người phạm tội đã chiếm đoạt được tài sản, hoặc đã bỏ trốn, hoặc không còn khả năng trả lại tài sản.

  • Mặt chủ quan của tội phạm: Trong trường hợp người phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản có thể tội cố ý. Tùy từng trường hợp cụ thể mà có thể là lỗi cố ý trực tiếp hoặc lỗi cố ý gián tiếp.

Kết luận:

Theo thông tin bạn cung cấp, bạn không có khả năng trả nợ là do công việc chăn nuôi và buôn bán không được thuận lợi. Bạn không có hành vi bỏ trốn nên trong trường hợp này chưa đủ yếu tố cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại BLHS năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.Tuy nhiên, trong trường hợp này, Ngân hàng có quyền khởi kiện bạn ra Tòa án theo thủ tục tố tụng dân sự, buộc bạn phải trả toàn bộ số tiền nợ và lãi. Nếu sau khi Tòa án giải quyết mà bạn vẫn không trả nợ, ngân hàng có quyền yêu cầu Tòa án xác minh tài sản thuộc sở hữu thuộc sở hữu của bạn để thanh lý bán đấu giá thu hồi nợ.

Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty Luật TGS về vấn  đề bạn yêu cầu tư vấn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ tổng đài: 1900.8698 để được các Luật Sư tư vấn miễn phí.

call-to-like

Đội ngũ luật sư bào chữa – Công ty Luật TGS

lstuan

 

Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS

Ông là một luật sư giỏi có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai. Luật sư đã tham gia tranh tụng nhiều vụ án tranh chấp đất đai, vụ án hình sự, kinh tế, thương mại,.. trên toàn quốc.

lshunga

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám Đốc Công ty Luật TGS

Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng là một luật sư giỏi, đã từng công tác tại Công ty Luật TNHH NHB và nhiều công ty luật có thương hiệu khác, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Đất đai, hình sự, dân sự.

lshungb

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Luật sư Công ty Luật TGS

Luật sư Đức Hùng từng công tác tại nhiều tổ chức hành nghề luật sư uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tranh tụng hình sự, đất đai, tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình.

lsson

 

Luật sư Hà Huy Sơn – Luật sư Công ty Luật TGS

Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực hình sự. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Hình Sự, luật sư Hà Huy Sơn đã gây dựng được cho mình thương hiệu riêng và sự uy tín vững chắc đối với khách hàng.

tu van
ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS Law
  • Địa chỉ: Số 10, ngõ 76 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Điện thoại: 0984.769.278
  • Email: info.tgslaw@gmail.com
  • Hotline: 0985.928.544 - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!

/* vchat */