Vụ kit xét nghiệm Việt Á là sự cảnh báo “virus tham nhũng” rất phức tạp, nhiều biến thể

Mới đây, Cơ quan điều tra đã bắt giữ hai quân nhân thuộc Học viện Quân y để điều tra về những sai phạm trong việc nghiên cứu chế tạo bộ sinh phẩm xét nghiệm COVID-19 phục vụ công tác phòng chống dịch và việc mua sắm vật tư, kit xét nghiệm từ Công ty Cổ phần Công nghệ Việt Á. Liên quan đến vụ án tiêu cực về kit test COVID-19 của Công ty Việt Á, đến nay Cơ quan CSĐT Bộ Công an và Công an các địa phương đã khởi tố hơn 20 bị can. Trong số này, nhiều người là cán bộ cấp cao của CDC các địa phương, hoặc lãnh đạo cấp vụ thuộc các bộ, ngành.

Cùng theo dõi sự việc trên, Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Công ty TNHH Luật TGS (Đoàn luật sư thành phố Hà Nội) nêu quan điểm về vấn đề này như sau:

Vậy, xin Luật sư cho biết về thủ đoạn của các đối tượng lãnh đạo của Cty Việt Á cấu kết với các lãnh đạo CDC các địa phương (quyền lợi, lợi ích vật chất đã khiến cho các cán bộ lãnh đạo CDC các địa phương cùng thuộc cấp loá mắt)…?

Trong quá trình kinh doanh và tiêu thụ kit test Covid-19 do Công ty cổ phần Công nghệ Việt Á sản xuất, lợi dụng tính cấp bách về nhu cầu test Covid-19 của các địa phương trên cả nước, sản phẩm kit test Covid-19 thuộc danh mục được áp dụng hình thức chỉ định thầu rút gọn nên lãnh đạo Công ty Cổ phần Việt Á đã chủ động cung ứng thiết bị, vật tư, sinh phẩm y tế trước cho các bệnh viện, CDC các tỉnh, thành phố sử dụng. Sau đó, thông đồng với lãnh đạo các đơn vị này hợp thức hồ sơ chỉ định thầu bằng cách để Công ty cổ phần Công nghệ Việt Á sử dụng các pháp nhân trong hệ thống (công ty liên danh, công ty con) lập hồ sơ chào hàng sản phẩm, xác nhận khống các báo giá… để hoàn thiện hồ sơ, ký hợp đồng, thanh quyết toán cho Công ty cổ phần Công nghệ Việt Á theo giá do doanh nghiệp này đưa ra, cao hơn nhiều so với giá thành sản xuất.

Đồng thời, để được giao cung ứng trước thiết bị, vật tư y tế, tiêu thụ với số lượng lớn, tăng doanh thu lợi nhuận và được tạo điều kiện trong việc hoàn thiện hồ sơ, thanh quyết toán theo giá do doanh nghiệp đề nghị, Lãnh đạo Công ty Cổ phần Việt Á còn thỏa thuận, thống nhất, chi cho cán bộ, lãnh đạo các đơn vị mua hàng với số tiền rất lớn. Để thu lợi nhuận bất chính và chi tiền ngoài hợp đồng, các Lãnh đạo của Công ty Việt Á đã nâng khống giá thiết bị, chi phí nguyên vật liệu đầu vào đưa vào thuyết minh cơ cấu giá xác định giá bán là 470.000 đồng/kit; thỏa thuận và chi tiền phần trăm hợp đồng cho lãnh đạo bệnh viện, CDC các tỉnh, thành phố trong quá trình cung cấp sản phẩm.

Có thể thấy Lãnh đạo Công ty Việt Á đã rất tinh vi và thủ đoạn khi lợi dụng sự “hám lợi”, sự thiếu trách nhiệm của các lãnh đạo địa phương để thực hiện các hành vi trái quy định pháp luật.

Từ vụ việc nêu trên, theo luật sư, ngành chức năng cần có cơ chế giám sát quyền lực đối với lãnh đạo các cơ quan nhà nước như thế nào đề không thể, không dám tham nhũng…?

Kiểm soát quyền lực là một quy luật tất yếu, một yêu cầu khách quan tự thân của Nhà nước pháp quyền Việt Nam, không có kiểm soát quyền lực hoặc kiểm soát quyền lực yếu thì quyền lực tất yếu bị lạm dụng phục vụ cho lợi ích riêng, lợi ích nhóm, quyền lực bị tha hóa dẫn đến quan liêu, tiêu cực, tham nhũng; hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước, lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành sẽ thấp. Vì vậy cơ chế giám sát quyền lực đối với giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức, người có chức vụ, quyền hạn trong hoạt động của từng cơ quan là hết sức cần thiết.

Trên thực tế, Hệ thống pháp luật nước ta hiện nay đã có những quy định rất cụ thể về tổ chức hoạt động của các cơ quan đơn vị các cấp, quy định rõ quyền hạn, nhiệm vụ đối với từng cán bộ, công nhân viên chức cũng như đã có cơ quan thanh tra giám sát hết sức chặt chẽ. Đặc biệt Luật PCTN 2018 sửa đổi, bổ sung năm 2020 đã có một số quy định để ngăn chặn, kiểm soát tình huống xung đột lợi ích nhằm phòng ngừa tham nhũng. Tuy nhiên hiện nay tình trạng tham nhũng vẫn xảy ra rất thường xuyên dù cơ chế đã được quy định rất rõ ràng.

Do đó để làm tốt được công tác này, một mặt cần hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật theo hướng rất cụ thể, minh bạch, đồng bộ, mặt khác khi triển khai tổ chức, thực hiện phải quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, người đứng đầu, của từng vị trí công tác, công vụ. Quy định rõ các tình huống mà người có chức vụ, quyền hạn, người thực hiện quyền hành pháp không được làm và phải thực hiện tốt Quy tắc ứng xử trong hoạt động công vụ.

Tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra đảng; kiểm tra, thanh tra trong hoạt động quản lý nhà nước, quản lý cán bộ trong cùng cấp và giữa các cấp; tăng cường sự giám sát của các cơ quan dân cử, giám sát, phản biện của Mặt trận Tổ quốc và các thành viên của Mặt trận, báo chí, người dân đối với trách nhiệm công vụ nhằm mục đích theo dõi, nhìn nhận, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm công vụ, kịp thời phát hiện, xử lý các tình huống phát sinh, các vi phạm, tồn tại, hạn chế; tìm ra những nguyên nhân, động cơ, điều kiện dẫn đến những vi phạm, hạn chế của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân, nhất là những người có chức vụ, quyền hạn; chỉ ra được những yếu kém, bất cập trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành, công tác cán bộ qua đó để đưa ra được những biện pháp khắc phục, xử lý kịp thời, nghiêm minh.

Cán bộ, Công chức, quan chức tham nhũng sẽ bị xử lý như thế nào, chế tài ra sao…?

Những quy định về xử lý tham nhũng được ghi nhận ở nhiều văn bản pháp luật, có thể kể đến như: Luật PCTN năm 2018; Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi bổ sung một số điều năm 2017); Luật Cán bộ, công chức năm 2008; Luật Viên chức năm 2010…

Luật PCTN năm 2018 đã dành cả Chương IX quy định cụ thể nội dung xử lý tham nhũng và hành vi khác vi phạm pháp luật về PCTN. Theo Khoản 1 Điều 92 thì người có hành vi tham nhũng giữ bất kì chức vụ, vị trí công tác nào đều phải bị xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật, kể cả người đã nghỉ hưu, thôi việc, chuyển công tác. Người có hành vi vi phạm thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Đồng thời, để bảo đảm thi hành Luật PCTN năm 2018, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định số 59/2019/NĐ-CP của Chính phủ ngày 01/7/2019 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật PCTN năm 2018. Trong đó, Chương VI của Nghị định 59 quy định về việc tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển sang vị trí công tác khác đối với người có chức vụ, quyền hạn có hành vi vi phạm liên quan đến tham nhũng và Chương X quy định về xử lý trách nhiệm của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra tham nhũng và xử lý hành vi vi phạm pháp luật về phòng chống tham.

Ngoài ra, Luật Cán bộ, công chức năm 2008, Luật Viên chức 2010 cũng đã đặt ra các hình thức kỷ luật dựa trên mức độ, tính chất của hành vi tham nhũng mà cán bộ, công chức thực hiện như Khiển trách; Cảnh cáo; Hạ bậc lương; Hạ ngạch; Cách chức; Buộc thôi việc.

Đối với những hành vi tham nhũng gây nguy hiểm cao cho xã hội thì sẽ bị coi là tội phạm và bị áp dụng các chế tài hình sự, cụ thể: Theo quy định của Luật PCTN năm 2018 và Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2017) thì những hành vi tham nhũng sau được hình sự hóa và bị xử lý bằng chế tài hình sự: Tội tham ô tài sản (Điều 353); Tội nhận hối lộ (Điều 354); Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản (Điều 355); Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ (Điều 356); Tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ (Điều 357); Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi (Điều 358); Tội giả mạo trong công tác (Điều 359). Các hình phạt chính dược áp dụng bao gồm: cải tạo không giam giữ, phạt tù có thời hạn, tù chung thân và cao nhất là hình phạt tử hình. Các hình phạt bổ sung gồm có: cấm đảm nhiệm chức vụ, hình phạt tiền, tịch thu tài sản (một phần hoặc toàn bộ).

Như vậy, Cán bộ, Công chức, quan chức tham nhũng sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính, thậm chí là truy cứu trách nhiệm hình sự tùy vào mức độ vi phạm của hành vi.

Ý kiến của  Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Công ty TNHH Luật TGS (Đoàn luật sư thành phố Hà Nội) đã được đăng tải trên:

Báo Đại Đoàn Kết: http://daidoanket.vn/phong-chong-tham-nhung-nhin-tu-vu-viet-a-can-tang-cuong-kiem-tra-giam-sat-5681873.html

call-to-like

Đội ngũ luật sư bào chữa – Công ty Luật TGS

lstuan

 

Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS

Ông là một luật sư giỏi có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai. Luật sư đã tham gia tranh tụng nhiều vụ án tranh chấp đất đai, vụ án hình sự, kinh tế, thương mại,.. trên toàn quốc.

lshunga

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám Đốc Công ty Luật TGS

Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng là một luật sư giỏi, đã từng công tác tại Công ty Luật TNHH NHB và nhiều công ty luật có thương hiệu khác, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Đất đai, hình sự, dân sự.

lshungb

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Luật sư Công ty Luật TGS

Luật sư Đức Hùng từng công tác tại nhiều tổ chức hành nghề luật sư uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tranh tụng hình sự, đất đai, tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình.

lsson

 

Luật sư Hà Huy Sơn – Luật sư Công ty Luật TGS

Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực hình sự. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Hình Sự, luật sư Hà Huy Sơn đã gây dựng được cho mình thương hiệu riêng và sự uy tín vững chắc đối với khách hàng.

tu van
ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS Law
  • Địa chỉ: Số 10, ngõ 76 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Điện thoại: 0984.769.278
  • Email: info.tgslaw@gmail.com
  • Hotline: 0985.928.544 - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!

/* vchat */