“Kẻ xấu” xâm nhập vào lớp học trực truyến trong dịch Covid-19: Có thể bị xử lý như thế nào?

Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên thời gian qua, các địa phương, cơ sở giáo dục, đào tạo đã tích cực triển khai việc hướng dẫn dạy học qua internet, trên truyền hình, việc này được HSSV, cha mẹ HSSV hưởng ứng và đạt được nhiều kết quả tốt.

Tuy nhiên, Bộ GD-ĐT cho biết, trong quá trình tổ chức dạy học qua Internet có xảy ra hiện tượng bị kẻ xấu xâm nhập vào địa chỉ lớp học/phòng học trực tuyến, đăng tải nội dung xấu, độc, phản cảm, phản giáo dục… có dấu hiệu lạm dụng, quấy rối và bắt nạt trẻ em, học sinh sinh viên trên mạng, không đảm bảo an toàn và đã gây tâm lý hoang mang cho người học, người dạy; ảnh hưởng đến chất lượng dạy học qua Internet.

Vậy thưa Luật sư, theo quy định hiện hành thì đối tượng xâm nhập vào địa chỉ lớp học trực tuyến của HSSV như nêu trên có thể bị xử lý như thế nào?

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám đốc Công ty Luật TNHH TGS

Những hành vi này không chỉ cản trở, ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học trực tuyến mà còn tác động tiêu cực đến môi trường sư phạm, tâm lý của các em học sinh, sinh viên, đặc biệt là các em học sinh, đó đều là các hành vi trái pháp luật và cần phải được xử lý nghiêm minh theo đúng quy định của pháp luật.

Theo quy định tại Điều 8, Điều 17 và Điều 18 Luật an ninh mạng năm 2018 thì việc “xâm nhập trái phép vào mạng viễn thông, mạng máy tính, hệ thống thông tin, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, cơ sở dữ liệu, phương tiện điện tử của người khác.”; “đăng tải thông tin dâm ô, đồi trụy, tội ác; phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng;” “Xúc phạm nghiêm trọng danh dự, uy tín, nhân phẩm của người khác” đều là các hình vi bị nghiêm cấm về an ninh mạng. Tùy theo từng hành vi vi phạm cụ thể, cũng như tính chất và mức độ vi phạm mà các hành vi này có thể bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Theo Nghị định số 174/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 của Chính phủ phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin, tần số và vô tuyến điện, tại Điểm a và Điểm g Khoản 3 Điều 66 quy định hành vi “truy nhập trái phép vào cơ sở dữ liệu, hệ thống mạng” và “Cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác” thì sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

Đối với các hành vi vi phạm diễn ra từ ngày 15/4/2015 sẽ bị xử lý theo quy định tại Nghị định 15/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử (có hiệu lực từ ngày 15/4/2020). Tại Điều 80 Nghị định này quy định: Hành vi “bẻ khóa, trộm cắp, sử dụng mật khẩu, khóa mật mã và thông tin của tổ chức, cá nhân khác trên môi trường mạng” sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng; Còn đối với các hành vi: “Truy cập trái phép vào mạng hoặc thiết bị số của người khác để chiếm quyền điều khiển thiết bị số hoặc thay đổi, xóa bỏ thông tin lưu trữ trên thiết bị số hoặc thay đổi tham số cài đặt thiết bị số hoặc thu thập thông tin của người khác; Xâm nhập, sửa đổi, xóa bỏ nội dung thông tin của tổ chức, cá nhân khác trên môi trường mạng; Cản trở hoạt động cung cấp dịch vụ của hệ thống thông tin; Ngăn chặn việc truy nhập đến thông tin của tổ chức, cá nhân khác trên môi trường mạng, trừ trường hợp pháp luật cho phép; Làm mất an toàn, bí mật thông tin của tổ chức, cá nhân khác được trao đổi, truyền đưa, lưu trữ trên môi trường mạng.” sẽ bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng. Đối với người nước ngoài vi phạm thì còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là trục xuất khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Đối với hành vi “cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác” sẽ bị xử lý theo quy định tại Điểm g Khoản 3 Điều 102 Nghị định số 15/2020/NĐ-CP nêu trên, với mức xử phạt là phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

Nếu các hành vi có mức độ nghiêm trọng, có dấu hiệu tội phạm thì các hành vi này còn có thể bị xử lý hình sự theo các tội danh tương ứng như: Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông (Điều 288 Bộ luật hình sự), với mức hình phạt là phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến cao nhất là 07 năm. Ngoài ra, người phạm tội này còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm; hoặc “Tội xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác” (Điều 289 Bộ luật hình sự), với mức hình phạt là phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 12 năm. Bên cạnh đó, người phạm tội này còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Để đảm bảo việc dạy và học trực tuyến trong bối cảnh dịch bệnh Covid -19 như hiện nay, cũng trong tương lai, bảo vệ các thầy, cô và các em học sinh, sinh viên, phòng ngừa và ngăn chặn và các hành vi vi phạm thì ngoài các giải pháp, nỗ lực của các nhà trường, các thầy, các cô và các em học sinh, sinh viên thì cũng rất cần có sự vào cuộc của các cơ quan chức năng trong việc hỗ trợ, hướng dẫn việc đảm bảo an toàn, an ninh mạng trong quá trình dạy học trực tuyến, cũng như kịp thời phát hiện và xử lý thật nghiêm minh, thậm chí là xử lý hình sự các đối tượng vi phạm nghiêm trọng, để răn đe và phòng ngừa các hành vi trái pháp luật này.

Đồng thời, các thầy, cô, các em học sinh, sinh viên và các nhà trường cũng cần kịp thời trình báo với các cơ quan có thẩm quyền về các trường hợp vi phạm, để các cơ quan này có thể kịp thời có biện pháp ngăn chặn, điều tra, xác minh và xử lý các đối tượng vi phạm theo quy định của pháp luật.

>> Ý kiến của Thạc Sỹ, Luật Sư Nguyễn Đức Hùng đã được đăng trên Báo Pháp Luật Việt Nam (Bộ Tư Pháp) xem tại đây:

https://m.baophapluat.vn/giao-duc/xam-nhap-quay-roi-lop-hoc-truc-tuyen-co-the-doi-dien-muc-phat-nao-509297.html

call-to-like

Đội ngũ luật sư đất đai – Hãng Luật TGS LAWFIRM

lstuan

 

Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS

Ông là một luật sư giỏi có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai. Luật sư đã tham gia tranh tụng nhiều vụ án tranh chấp đất đai, vụ án hình sự, kinh tế, thương mại,.. trên toàn quốc.

lshunga

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám Đốc Công ty Luật TGS

Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng là một luật sư giỏi, đã từng công tác tại Công ty Luật TNHH NHB và nhiều công ty luật có thương hiệu khác, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Đất đai, hình sự, dân sự.

lshungb

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Luật sư Công ty Luật TGS

Luật sư Đức Hùng từng công tác tại nhiều tổ chức hành nghề luật sư uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tranh tụng hình sự, đất đai, tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình.

lsson

 

Luật sư Hà Huy Sơn – Luật sư Công ty Luật TGS

Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực hình sự. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Hình Sự, luật sư Hà Huy Sơn đã gây dựng được cho mình thương hiệu riêng và sự uy tín vững chắc đối với khách hàng.

tu van
ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS Law
  • Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Điện thoại: 0984.769.278
  • Email: contact.tgslaw@gmail.com
  • Hotline: 0985.928.544 - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!