Xử lý như thế nào việc “Mạo danh bác sĩ để “bán thuốc online”

Thời gian gần đây, trên mạng xã hội có xuất hiện một tài khoản Facebook đăng tải một đoạn clip được cho là mạo danh bác sĩ của Bệnh viện Quân đội 108. Theo đoạn clip này, nhân vật tự xưng là bác sỹ của bệnh viện Quân y 108 chia sẻ và giới thiệu cuốn sách mang tên “Minh triết trong ăn uống của người phương Đông.” Đặc biệt, người này khẳng định chỉ có đọc và làm theo cuốn sách mới có thể chữa bệnh cho mọi người chứ không phải các phương pháp y học hiện đại. Clip này đã thu hút hơn 1.600 lượt tương tác và hàng trăm lượt chia sẻ, bình luận. Điều này vô tình khiến không ít người nhẹ dạ tin rằng “Bác sỹ Quân y 108” đã khẳng định chỉ cần áp dụng “liệu pháp chữa lành tự nhiên” là “chữa tất cả các bệnh.” Sau đó, chủ của trang Facebook chia sẻ đoạn clip đó đã dẫn dắt người dân mua các loại thực phẩm chức năng mà người đó bán.

Việc người đàn ông trong đoạn clip mạo danh là bác sĩ của bệnh viện Quân y 108 chia sẻ và giới thiệu cuốn sách mang tên “Minh triết trong ăn uống của người phương Đông” nhằm truyền đạt tư tưởng chữa bệnh sai lệch cho người bệnh. Luật sư có nhận định như thế nào về vấn đề này?

Theo Luật sư Đặng Phương Chi – Hãng Luật TGS, Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội:

Hành vi của người đàn ông trong đoạn clip mạo danh, lấy thương hiệu “Bác sỹ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108” để trục lợi cá nhân, mua bán các thực phẩm chức năng, thuốc, sách… có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người dân, tạo những tư tưởng sai sự thật, “lệch lạc” trong việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe của cộng đồng; đồng thời, làm ảnh hưởng đến uy tín của bệnh viện và có thể bị xử lý theo chế tài hình sự đối với một số tội như Tội quảng cáo gian dối theo Điều 197 BLHS 2015, Tội lừa dối khách hàng theo Điều 198 BLHS 2015. Hơn nữa, nếu có hành vi đưa ra thông tin gian dối để chiếm đoạt tài sản với số tiền từ 2 triệu đồng trở lên, các đối tượng thể có thể bị xử lý hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 174 BLHS 2015.

Ngoài ra theo quy định tại Khoản 2 Điều 27 Nghị định 15/2018/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm: “Không sử dụng hình ảnh, thiết bị, trang phục, tên, thư tín của các đơn vị, cơ sở y tế, bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế, thư cảm ơn của người bệnh, bài viết của bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế để quảng cáo thực phẩm”. Như vậy bất kỳ bác sỹ, lương y, nhân viên y tế nào tham gia quảng cáo sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe là vi phạm quy định của pháp luật hiện hành.

Người tiêu dùng cần cảnh giác với các clip giới thiệu là bác sỹ, lương y, tư vấn bệnh, tư vấn dùng sản phẩm chữa bệnh. Việc tin theo các nội dung quảng cáo sai sự thật khiến người bệnh không đến ngay các cơ sở y tế để được khám, chữa bệnh kịp thời sẽ bỏ qua giai đoạn điều trị khỏi bệnh, không những tổn thất về kinh tế mà còn tổn hại tới sức khỏe.

Vậy thưa luật sư, việc chủ tài khoản Facebook đã đăng tải đoạn clip đó để thu hút, dẫn dắt người dân mua các thực phẩm chức năng trái phép nhằm trục lợi cá nhân sẽ bị xử lý như thế nào? 

Theo Luật sư Đặng Phương Chi – Hãng Luật TGS, Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội:

Khoản 4 Điều 52 Nghị định số 38/2021/NĐ-CP quy định về Vi phạm các quy định về quảng cáo thực phẩm, phụ gia thực phẩm:

“Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Quảng cáo sử dụng hình ảnh, thiết bị, trang phục, tên, thư tín của các đơn vị, cơ sở y tế, bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế, thư cảm ơn, lời cảm ơn của người bệnh, bài viết của bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế;

b) Quảng cáo thực phẩm chức năng gây hiểu nhầm có tác dụng như thuốc chữa bệnh;”

Ngoài việc xử phạt hành chính bằng tiền, Tổ chức cá nhân vi phạm phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả dưới đây:

+ Buộc thu hồi lại và tiêu hủy các tài liệu, ấn phẩm quảng cáo thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe vi phạm như tờ rơi, tạp chí chuyên ngành vi phạm;

+  Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn;

+ Buộc xin lỗi công khai tổ chức, cá nhân mà người quảng cáo đã vi phạm khi sử dụng hình ảnh không được phép, so sánh trực tiếp..

+  Buộc tháo dỡ các bảng biển quảng cáo ngoài trời, buộc gỡ hoặc xóa các bài quảng cáo thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe trên báo chí, trên mạng internet, trên mạng xã hội và các website vi phạm.

+ Buộc đăng tin cải chính công khai trên báo chí về các công tin không chính xác về sản phẩm.

Như vậy, chủ tài khoản Facebook đã đăng tải đoạn clip đó để thu hút, dẫn dắt người dân mua các thực phẩm chức năng trái phép nhằm trục lợi cá nhân có thể bị phạt tiền và thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định pháp luật.

Việc các đối tượng mạo danh bác sĩ của các bệnh viện tuyến trung ương đánh đúng vào tâm lý người dân để lừa đảo bán thuốc và thực phẩm chức năng không nguồn gốc, gây nguy hiểm đến tính mạng của người khác. Về mặt pháp lý thì các đối tượng sẽ phải chịu những hình phạt gì?

Theo Luật sư Đặng Phương Chi – Hãng Luật TGS, Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội:

Đối với những hành vi lừa đảo bán thuốc và thực phẩm chức năng không nguồn gốc, gây nguy hiểm đến tính mạng của người khác tùy tính chất mức độ nghiêm trọng của hành vi có thể bị xử phạt theo quy định tại Điều 194 BLHS 2015 về “Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh”

Theo đó, hành vi lừa đảo bán thuốc và thực phẩm chức năng không nguồn gốc mà gây nguy hiểm đến tính mạng của người khác có thể tùy theo tính chất mức độ nguy hiểm của hành vi mà bị phạt tù từ 02 năm đến 20 năm, tù chung than hoặc tử hình.

»» BÁO CHÍ ĐƯA TIN:

Ý kiến của Luật sư Đặng Phương Chi – Hãng Luật TGS, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội đã được đăng tải trên chuyên trang của Báo Điện Tử Công Lý – CƠ QUAN CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO :https://baove.congly.vn/mao-danh-bac-si-de-ban-thuoc-lua-dao-benh-nhan-bi-xu-ly-nhu-the-nao-382000.html

 
call-to-like

Đội ngũ luật sư đất đai – Hãng Luật TGS LAWFIRM

lstuan

 

Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS

Ông là một luật sư giỏi có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai. Luật sư đã tham gia tranh tụng nhiều vụ án tranh chấp đất đai, vụ án hình sự, kinh tế, thương mại,.. trên toàn quốc.

lshunga

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám Đốc Công ty Luật TGS

Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng là một luật sư giỏi, đã từng công tác tại Công ty Luật TNHH NHB và nhiều công ty luật có thương hiệu khác, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Đất đai, hình sự, dân sự.

lshungb

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Luật sư Công ty Luật TGS

Luật sư Đức Hùng từng công tác tại nhiều tổ chức hành nghề luật sư uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tranh tụng hình sự, đất đai, tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình.

lsson

 

Luật sư Hà Huy Sơn – Luật sư Công ty Luật TGS

Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực hình sự. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Hình Sự, luật sư Hà Huy Sơn đã gây dựng được cho mình thương hiệu riêng và sự uy tín vững chắc đối với khách hàng.

tu van
ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS Law
  • Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Điện thoại: 0984.769.278
  • Email: contact.tgslaw@gmail.com
  • Hotline: 0985.928.544 - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!