Ý kiến Luật sư về vấn đề sửa đổi Luật bảo vệ môi trường 2020

Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2022), thay thế Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 đã có nhiều chính sách thể chế hóa chủ trương phát triển hài hòa dựa trên 3 trụ cột kinh tế, xã hội, môi trường. Đây là hành lang pháp lý quan trọng để phát huy vai trò của người dân, doanh nghiệp và cả hệ thống chính trị trong việc tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường: từ hoạch định chính sách đến tổ chức, giám sát thực hiện, trong đó doanh nghiệp, người dân phải đóng vai trò trung tâm; Nhà nước đóng vai trò kiến tạo pháp luật, cơ chế, chính sách về bảo vệ môi trường.

Xuất phát từ thực tiễn, khi doanh nghiệp đầu tư các dự án góp phần phát triển kinh tế ngày một nhiều, một trong những quy định mà doanh nghiệp quan tâm là thủ tục xin cấp các loại giấy phép. Để tạo điều kiện cho doanh nghiệp đầu tư, phát triển kinh tế thì việc đơn giản hóa thủ tục hành chính nhưng vẫn đảm bảo chặt chẽ các quy định pháp luật bảo vệ môi trường là rất cần thiết. Nắm bắt được vấn đề đó, Luật bảo vệ môi trường năm 2020 đã tích hợp 07 loại giấy phép thành phần thành 01 loại giấy phép duy nhất gọi là giấy phép môi trường. Đây có thể coi là một điểm mới tiến bộ trong quy định của pháp luật. Doanh nghiệp hiện nay không phải xin nhiều loại giấy phép như trước, điều này làm giảm bớt các thủ tục hành chính rườm rà cho doanh nghiệp.

Mặc dù có nhiều điểm mới, nâng cao chất lượng BVMT, Luật bảo vệ môi trường năm 2020 vẫn còn bộc lộ những khó khăn, vướng mắc trong quy định và việc áp dụng các quy định về hồ sơ, thủ tục xin cấp phép.

Qua nghiên cứu, Luật sư Đặng Phương Chi – Luật sư Công ty Luật TNHH TGS (Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội) có quan điểm về vấn đề này như sau:

Xin Luật sư cho biết công tác, triển khai việc cấp mới, cấp đổi GPMT kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường có hiệu lực; những khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai.

Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 sau khi ra đời đã có rất nhiều sự thay đổi cũng như điểm mới, đặc biệt trong đó là vấn đề cấp Giấy phép môi trường (GPMT). Theo tinh thần chỉ đạo chung của Chính phủ là đơn giản hóa các thủ tục hành chính, giảm bớt các thủ tục theo tiến độ công trình. Theo đó, một số giấy phép môi trường thành phần được lồng ghép trong cùng một loại giấy phép, gọi chung là GPMT. Khi thi hành Luật này trên thực tế sẽ giảm thủ tục hành chính đối với các dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh thân thiện môi trường và kiểm soát chặt chẽ hơn các trường hợp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm.

Để triển khai những quy định mới về cấp phép môi trường, hiện nay, một số địa phương đã ban hành quyết định về việc thay đổi một số thủ tục hành chính bị bãi bỏ trong lĩnh vực môi trường thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tài nguyên và Môi trường/UBND cấp huyện/UBND cấp xã trên địa bàn. Đơn cử, Hà Nội mới đây đã ra Quyết định số 1040/QĐ-UBND công bố danh mục 11 thủ tục hành chính bị bãi bỏ trong lĩnh vực môi trường, trong đó có quy định về thời hạn cấp phép, cấp phép lại, cấp đổi giấy phép môi trường. Theo đó, các cơ quan chức năng phải cấp phép môi trường trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ; trong thời hạn 15 ngày đối với các dự án đầu tư, cơ sở không thuộc đối tượng phải vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải. Dự án đầu tư, cơ sở đấu nối nước thải vào hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung của khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp và đáp ứng các yêu cầu sau đây: Không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường; không thuộc trường hợp phải quan trắc khí thải tự động, liên tục, quan trắc định kỳ theo quy định tại Nghị định số 08/2022/NĐ-CP.

Đối với các dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp tăng quy mô, công suất, thay đổi công nghệ sản xuất (trừ trường hợp dự án đầu tư thay đổi đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường); Dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp có thay đổi số lượng nguồn phát sinh nước thải, bụi, khí thải làm phát sinh các thông số ô nhiễm vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường về chất thải, phát sinh thêm thông số ô nhiễm mới vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường về chất thải; tăng lưu lượng nước thải, bụi, khí thải làm gia tăng hàm lượng các thông số ô nhiễm vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường về chất thải; tăng mức độ ô nhiễm tiếng ồn, độ rung; thay đổi nguồn tiếp nhận nước thải và phương thức xả thải vào nguồn nước có yêu cầu bảo vệ nghiêm ngặt hơn…, việc cấp lại giấy phép môi trường phải thực hiện trong thời gian là 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện cũng đã gặp những khó khăn, vướng mắc:

Điều 28 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định về nội dung chính của báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường bao gồm kết quả hoàn thành các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường. Như vậy, đối với các dự án vừa thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường, vừa thuộc đối tượng phải xin cấp giấy phép môi trường thì trước đó, doanh nghiệp phải hoàn thành công trình bảo vệ môi trường thì mới có cơ sở để làm Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường. Quy định này tiềm ẩn nhiều rủi ro cho doanh nghiệp, bởi không phải trường hợp nào hồ sơ xin cấp giấy phép môi trường cũng được duyệt ngay từ lần đầu tiên. Thực tế có trường hợp nhiều doanh nghiệp đã đầu tư tài chính, công sức, thời gian vào để hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường nhưng sau khi nộp báo cáo đề xuất xin giấy phép môi trường lại không được duyệt, điều này gây thiệt hại rất lớn cho doanh nghiệp.

Hơn nữa, pháp luật hiện nay chưa quy định cụ thể các tiêu chí của cơ quan có thẩm quyền về điều kiện, tiêu chuẩn đánh giá đối với công trình bảo vệ môi trường sau khi đã hoàn thành. Đây cũng là một lý do mà các doanh nghiệp sau khi hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường nhưng báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường không được duyệt.

Bên cạnh đó, đối với vấn đề sức chịu tải của môi trường, Hiện nay Luật chưa quy định rõ quy chuẩn nào được áp dụng để đánh giá sức chịu tải của môi trường do đó doanh nghiệp làm thế nào để biết được sức chịu tải của môi trường tại nơi đặt dự án, áp dụng quy chuẩn nào để doanh nghiệp tuân theo là một vấn đề cần lưu ý. Trong thời gian tới, cơ quan quản lý cần phải xác định rõ và điều chỉnh lại quy chuẩn cho phù hợp với từng tiêu chí để doanh nghiệp có thể hiểu đúng và đủ để thực hiện.

Xin Luật sư cho biết giải pháp để tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện?

Đối với vấn đề hoàn thành các tiêu chí về bảo vệ môi trường trước khi làm hồ sơ GPMT, trước hết phải đưa ra một danh sách các yêu cầu để doanh nghiệp hoàn thiện trước khi nộp hồ sơ xin cấp GPMT. Sau đó, khi doanh nghiệp hoàn thành các yêu cầu và nộp hồ sơ GPMT thì cơ quan quản lý sẽ kiểm tra chi tiết, từ đó làm cơ sở để duyệt hồ sơ GPMT của doanh nghiệp. Như vậy, doanh nghiệp sẽ đỡ bị bối rối khi làm hồ sơ GPMT.

Đối với vướng mắc trong vấn đề sức chịu tải của môi trường, trong thời gian tới, cơ quan quản lý cần phải xác định rõ và điều chỉnh lại quy chuẩn cho phù hợp với từng tiêu chí để doanh nghiệp có thể hiểu đúng và đủ để thực hiện.

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đang hết hạn GP xả thải, chưa thực hiện, hoàn thiện GPMT được xem như hoạt động không phép…? Vậy theo Luật sư việc áp dụng nghị định 45/2022 xử phạt hành chính có được xem là biện pháp thể hiện sự nghiêm minh của Luật pháp hay cần có giải pháp tháo gỡ cho doanh nghiệp…?

Theo quy định tại Điều 11 Nghị định số 45/2022/NĐ-CP, hành vi nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường không đúng thời hạn quy định sẽ bị phạt tiền nhẹ nhất từ 5.000.000 đồng đến nặng nhất là 20.000.000 (tùy thuộc vào cơ quan có thẩm quyền cấp phép giấy phép môi trường). Đồng thời cũng theo quy định tại Điều 11 Nghị định số 45/2022/NĐ-CP, hành vi không có giấy phép môi trường được cấp theo quy định sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức nhẹ nhất từ 30.000.000 đồng đến nặng nhất là 220.000.000 đồng (tùy thuộc vào cơ quan có thẩm quyền cấp phép giấy phép môi trường).

Như vậy hiện nay, pháp luật đã quy định rất cụ thể về chế tài xử phạt đối với hành vi nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường không đúng thời hạn và hành vi không có giấy phép môi trường được cấp theo quy định. Những hành vi này đã ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động quản lý nhà nước trong lĩnh vực môi trường do vậy việc Nhà nước áp dụng chế tài hành chính trong trường hợp này là đúng đắn và cần thiết bởi nếu hành vi xả thải của các doanh nghiệp gây ra hậu quả ô nhiễm nghiêm trọng, đủ yếu tố cấu thành các tội phạm liên quan đến môi trường thì đã có các quy định của Bộ luật hình sự làm căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự.

Tuy nhiên, để việc xin cấp, hoàn thiện giấy phép môi trường của các doanh nghiệp được diễn ra thuận lợi đòi hỏi phải có cơ chế để hoạt động cấp giấy phép môi trường được diễn ra nhanh chóng, thuận lợi song vẫn phải đảm bảo về mặt chất lượng, đúng quy trình, đúng đối tượng,…. Điều này sẽ tránh tình trạng giấy phép trước đây đã hết hạn, doanh nghiệp đã nộp hồ sơ để nghị cấp giấy phép môi trường nhưng việc cấp phép lại chậm trễ, gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh bình thường của doanh nghiệp.

Theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 42 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, trong một số trường hợp nhất định, giấy phép xử lý chất thải nguy hại, giấy phép xả nước thải vào nguồn nước, giấy phép xả nước thải vào công trình thủy lợi tiếp tục được sử dụng cho đến hết thời hạn của những loại giấy phép này hoặc được tiếp tục sử dụng trong thời hạn 05 năm kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành (ngày 01/01/2022) trong trường hợp các giấy phép này không xác định thời hạn. Như vậy, Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 đã có độ nới nhất định về mặt thời gian để các doanh nghiệp thực hiện thủ tục để nghị cấp giấy phép môi trường.

Những kiến nghị của Qúy Luật sư đối với các cấp có thẩm quyền trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính trong việc cấp mới / cấp đổi GPMT?

Việc đổi mới quy định về cấp giấy phép môi trường đang được đưa vào thực hiện trên thực tiễn và hoàn thiện từng ngày. Từ những bất cập đang tồn đọng từ thực tiễn áp dụng, Luật sư có một vài kiến nghị hoàn thiện như sau:

  • Thứ nhất, cần thay đổi quá trình “tiền kiểm” sang quá trình “hậu kiểm”. Tức là quy định pháp luật sẽ xây dựng những điều kiện, tiêu chí chung để làm cơ sở cho các cơ quan có thẩm quyền cấp GPMT. Cơ quan có thẩm quyền cấp GPMT căn cứ vào tình hình thực tiễn, đưa ra các điều kiện, yêu cầu liên quan, phù hợp với mục đích, quy mô dự án của chủ đầu tư, cơ sở sản xuất khi xin cấp GPMT. Việc đưa ra các điều kiện, tiêu chí, yêu cầu phù hợp sẽ giúp các chủ dự án đầu tư, chủ cơ sở sản xuất hoàn thành yêu cầu nhanh hơn và hạn chế được việc hồ sơ bị trả lại. Và khi nộp hồ sơ, cơ quan quản lý sẽ kiểm tra chi tiết, làm cơ sở để cấp giấy phép môi trường cho chủ đầu tư, chủ cơ sở sản xuất;
  • Thứ hai, trong thời gian tới đây, cần đẩy mạnh việc xây dựng, nâng cao hệ thống dịch vụ công trực tuyến nhằm khuyến khích các chủ dự án đầu tư, cơ sở gửi hồ sơ đề nghị cấp GPMT bằng bản điện tử. Bên cạnh đó, cần nghiên cứu ứng dụng hệ thống kỹ thuật số trong việc thu phí thẩm định cấp giấy phép môi trường sẽ góp phần hạn chế được tình trạng nhũng nhiễu, quan liêu của một số cán bộ, công chức, tiết kiệm chi phí cho chủ đầu tư, cơ sở sản xuất và giảm các tiêu cực phát sinh; đồng thời tăng cường được sự giám sát của các cơ quan nhà nước, của người dân, doanh nghiệp trong quá trình thực thi công vụ của cán bộ, công chức, viên chức;
  • Thứ ba, Chính phủ và các Bộ, ngành có liên quan cần kịp thời ban hành những văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến hồ sơ, trình tự thủ tục trong việc cấp, cấp đổi, thu hồi giấy phép môi trường…

»» BÁO CHÍ ĐƯA TIN:

Tạp chí điện tử Luật sư Việt Nam đăng tải ý kiến của  Luật sư Đặng Phương Chi – Công ty TNHH Luật TGS (Đoàn luật sư thành phố Hà Nội):https://lsvn.vn/tong-thuat-toa-dam-quy-dinh-ve-xin-cap-giay-phep-moi-truong-nhung-van-de-phap-ly-va-thuc-tien1679970603.html

Bản tin tối ngày 28/03/2023 | VTC1: https://www.facebook.com/vtc1tintuc/videos/1148974425785176

Truyền hình thông tấn: https://vnews.gov.vn/video/de-giay-phep-moi-truong-khong-mang-tinh-hinh-thuc-74566.htm

Truyền hình quốc hội Việt Nam: https://quochoitv.vn/giay-phep-moi-truong-thuc-tien-va-phap-ly

 

call-to-like

Đội ngũ luật sư đất đai – Hãng Luật TGS LAWFIRM

lstuan

 

Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS

Ông là một luật sư giỏi có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai. Luật sư đã tham gia tranh tụng nhiều vụ án tranh chấp đất đai, vụ án hình sự, kinh tế, thương mại,.. trên toàn quốc.

lshunga

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám Đốc Công ty Luật TGS

Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng là một luật sư giỏi, đã từng công tác tại Công ty Luật TNHH NHB và nhiều công ty luật có thương hiệu khác, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Đất đai, hình sự, dân sự.

lshungb

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Luật sư Công ty Luật TGS

Luật sư Đức Hùng từng công tác tại nhiều tổ chức hành nghề luật sư uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tranh tụng hình sự, đất đai, tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình.

lsson

 

Luật sư Hà Huy Sơn – Luật sư Công ty Luật TGS

Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực hình sự. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Hình Sự, luật sư Hà Huy Sơn đã gây dựng được cho mình thương hiệu riêng và sự uy tín vững chắc đối với khách hàng.

tu van
ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS Law
  • Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Điện thoại: 0984.769.278
  • Email: contact.tgslaw@gmail.com
  • Hotline: 0985.928.544 - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!