Luật sư trả lời trên chương trình kinh doanh và pháp luật: Bảo hộ thương hiệu Việt tại nước ngoài
Nhận lời mời của Đài Truyền Hình Trung Ương (VTV2) liên quan đến vấn đề bảo hộ thương hiệu Việt tại nước ngoài, để có cái nhìn tổng quan trong vấn đề này, dưới đây là cuộc trao đổi, trả lời phỏng vấn của Tiến sỹ, Luật sư Lê Ngọc Khánh – Hãng Luật TGS (Đoàn Luật sư TP.Hà Nội)
Thưa Ông/Bà, vấn đề đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của gạo có tên gọi “ST25” đang là một trong những vấn đề nóng nhận được sự quan tâm của cộng đồng doanh nghiệp. Trước ST25, chúng ta đã chứng kiến không ít các thương hiệu nổi tiếng tại Việt Nam đã phải tốn không ít thời gian, công sức và chi phí để giành lại thương hiệu hoặc thậm chí mất thương hiệu tại thị trường nước ngoài. Vậy, theo Ông/Bà, nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là gì? (chủ quan, tiềm lực tài chính, thông tin…?)
Ý kiến của Tiến sỹ, Luật sư Lê Ngọc Khánh – Hãng Luật TGS (Đoàn Luật sư TP.Hà Nội)
Tình trạng các thương hiệu nổi tiếng của Việt Nam bị các doanh nghiệp nước ngoài đánh cắp không phải là mới xảy ra, đã có nhiều thương hiệu nổi tiếng của Việt Nam như: Cà phê Trung Nguyên, nước mắm Phú Quốc, thuốc lá Vinataba, tỏi Lý Sơn…bị mất thương hiệu trên thị trường quốc tế do chậm trễ việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Các doanh nghiệp Việt Nam đã phải tốn không ít thời gian, công sức và chi phí để giành lại thương hiệu hoặc thậm chí mất thương hiệu tại thị trường nước ngoài. Tuy nhiên, câu chuyện “mất bò mới lo làm chuồng” của thương hiệu Việt ở nước ngoài vẫn cứ lặp đi lặp lại trong nhiều năm vừa qua.
Nguyên nhân của tình trạng trên là:
Thứ nhất, là do các Doanh nghiệp Việt Nam chưa nhận thức đầy đủ vai trò, tầm quan trọng, sự cần thiết của việc đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu. Khi chúng ta thực hiện nền kinh tế thị trường, mở cửa giao thương với các nước trên thế giới đồng nghĩa vói việc chúng ta phải chấp nhận luật pháp của họ. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp vẫn có tư duy cũ kỹ, không chịu tìm hiểu luật chơi, không nhận thúc đầy đủ sự cần thiết của việc đăng ký bảo hộ thương hiệu nên tất yếu dẫn đến bị đánh cắp thương hiệu.
Thứ hai, Những rào cản về pháp lý, đòi hỏi phải đầu tư công sức, tiền bạc để tìm kiếm, thu thập do mỗi quốc gia có yêu cầu, thủ tục riêng cũng làm nản lòng không ít doanh nghiệp Việt Nam. Việc bảo hộ nhãn hiệu mang tính lãnh thổ, tức việc nhãn hiệu của doanh nghiệp được bảo hộ ở Việt Nam, không đồng nghĩa với việc nhãn hiệu cũng được bảo hộ ở nước khác. Do đó, cần tiến hành đăng ký nhãn hiệu ở thị trường nước ngoài ngay khi có kế hoạch mở rộng thị trường sang nước khác, hay ngay khi nhận biết được “độ mạnh” thương hiệu của mình ở thị trường trong nước có thể là “miếng mồi ngon” của một số đối tượng tại thị trường nước ngoài.
Ngoài ra, việc đăng ký sẽ phụ thuộc vào mục tiêu thị trường của các doanh nghiệp. Do vậy, theo lẽ thường, một số doanh nghiệp không muốn bỏ ra một khoản chi phí không nhỏ (bao gồm các chi phí cho luật sư ở nước sở tại, cơ quan sở hữu trí tuệ thẩm định đơn) để đăng ký, duy trì nhãn hiệu ở một thị trường mà họ ít quan tâm. Trong khi đó, phần lớn doanh nghiệp Việt Nam có quy mô vừa và nhỏ, nên họ sẽ cân nhắc vì việc đăng ký bảo hộ thương hiệu ở nước ngoài sẽ tốn kém.
Vậy, rủi ro hay thiệt hại mà các DN Việt có thể phải đối diện nếu không đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại thị trường nước ngoài là gì, theo Ông?
Ý kiến của Tiến sỹ, Luật sư Lê Ngọc Khánh – Hãng Luật TGS- (Đoàn Luật sư TP.Hà Nội)
Khi bạn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, thương hiệu ỏ nước ngoài đồng nghĩa vói việc bạn sẽ có cơ sở pháp lý để bảo vệ. Nếu có tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp nào sử dụng nhãn hiệu y hệt hay tương tự sản phẩm, dịch vụ của bạn, họ sẽ bị pháp luật nước sở tại xử lý như: Yêu cầu xử lý vi phạm hành chính, yêu cầu đình chỉ sản xuất, tịch thu, tiêu hủy hàng hóa, yêu cầu bội thường thiệt hại…Và ngược lại, nếu bạn không đăng ký bảo hộ nhãn hiệu ở nước ngoài có nghĩa là sản phẩm của bạn chưa được pháp luật nước sở tại công nhận, bạn sẽ gặp rất nhiều rủi ro như thương hiệu của bạn có thể bị đánh cắp. Khi doanh nghiệp phát triển, muốn mở rộng hơn nữa về thị trường kinh doanh mà phát hiện nhãn hiệu của mình đã bị một đơn vị khác đăng ký bảo hộ sẽ dẫn tới định hướng phát triển, mở rộng thị trường sẽ khó khăn hơn nhiều so với dự định ban đầu.
Nhãn hiệu bị đơn vị khác đăng ký bảo hộ đồng nghĩa với việc không những không giữ được thị trường kinh doanh mà còn có khả năng bị rủi ro về kiện tụng, tranh chấp nhãn hiệu giữa các bên.
Để “đòi lại” được nhãn hiệu của mình, các doanh nghiệp Việt sẽ phải bỏ ra không ít thời gian và tiền bạc vì loại tranh chấp này thường kéo dài.
Và từ thực tiễn hoạt động tư vấn về SHTT, Ông/Bà có thể cho biết một số khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện đăng ký nhãn hiệu tại nước ngoài cho các DN Việt?
Ý kiến của Tiến sỹ, Luật sư Lê Ngọc Khánh – Hãng Luật TGS- (Đoàn Luật sư TP.Hà Nội)
Trong quá trình thực hiện đăng ký nhãn hiệu tại nước ngoài cũng có một số khó khăn, vướng mắc như sau:
Thứ nhất, việc đăng ký bảo hộ thương hiệu ở nước ngoài sẽ tốn kém cả về chi phí và thời gian. Chẳng hạn như: Khi đăng ký bảo hộ độc quyền một nhãn hiệu tại nước ngoài theo hệ thống Madrid ở một số nước như: Singapore, Hàn Quốc,… thì chi phí sẽ cao hơn gấp nhiều lần so với chi phí đăng ký tại Việt Nam. Ngoài khoản lệ phí đăng ký thông thường là vài trăm USD, các doanh nghiệp Việt phải trả thêm các chi phí dịch vụ tư vấn hay đại diện sở hữu công nghiệp nên có thể lên đến vài nghìn USD.
Thứ hai, những rào cản về pháp lý, đòi hỏi phải đầu tư công sức, tiền bạc để tìm kiếm, thu thập, do mỗi quốc gia có yêu cầu, thủ tục riêng cũng làm nản lòng không ít doanh nghiệp Việt Nam.
Ví dụ: Chỉ riêng trong khối ASEAN, hệ thống pháp luật của các nước đã không có sự đồng đều. Nếu ở Việt Nam nguyên tắc nộp đơn khi đăng ký bảo hộ là nguyên tắc nộp đơn đầu tiên (First to file) tức là đơn vị nào nộp đơn đăng ký trước sẽ có quyền ưu tiên bảo hộ, tuy nhiên ở Singapore nguyên tắc này lại là nguyên tắc sử dụng đầu tiên (First to use) tức là đơn vị nào sử dụng thương hiệu trước sẽ được ưu tiên bảo hộ.
Thứ ba, các doanh nghiệp còn chưa hiểu biết hiều về luật pháp các nước trên thế giới khi có dự định đầu tư. Vì vậy, các cơ quan chức năng cũng cần giúp đỡ, hướng dẫn doanh nghiệp các thủ tục, điều kiện đăng ký nhãn hiệu tại quốc gia mà họ cần đầu tư kinh doanh.
Doanh nghiệp Việt trên con đường chinh phục thị trường nước ngoài, bên cạnh việc chuẩn bị kỹ lưỡng về vấn đề chất lượng hàng hóa, dịch vụ, thì vấn đề thiết lập cơ chế bảo hộ nhãn hiệu của mình là điều cần nghiêm túc đầu tư. Đặc biệt, với công tác hội nhập đang rất bức phá như hiện tại thông qua việc ký kết nhiều Hiệp định thương mại, gần nhất như Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-Liên minh châu Âu (EVFTA), Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) và Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-Vương quốc Anh (UKVFTA), thì vấn đề bảo hộ các tài sản trí tuệ và cụ thể là nhãn hiệu lại cần được quan tâm đúng mực hơn nữa.
»Tham khảo: Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu giá cạnh tranh
Đội ngũ luật sư – Công ty Luật TGS
Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS
Luật sư Tuấn đạt được nhiều kinh nghiệm tư vấn pháp luật trong các lĩnh vực như khai thác khía cạnh thương mại của Quyền Sở hữu trí tuệ, viễn thông, đầu tư, doanh nghiệp, bất động sản…
Nguyễn Thị Hường – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ/Doanh nghiệp
Là chuyên gia pháp lý về lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đã tham gia tư vấn cho các Khách hàng trong và ngoài nước về các vấn đề về đăng ký bảo hộ và giải quyết tranh chấp về Nhãn hiệu, Thương hiệu, Kiểu dáng, Sáng chế, hiện bà là Trưởng Phòng Nhãn hiệu của văn phòng luật TGS.
Nguyễn Thị Oanh – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ
Là một chuyên viên giỏi trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ, doanh nghiệp. Đặc biệt bà Oanh chuyên tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về giấy phép con như: giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động, kiểm nghiệm mỹ phẩm,.....
Đặng Phương Chi – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ
Là một chuyên gia trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đặc biệt bà Hương là chuyên gia tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về nhãn hiệu, thương hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, bản quyền tác giả,...
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí
- Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS Law
- Địa chỉ: Số 10, ngõ 76 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
- Điện thoại: 0984.769.278
- Email: info.tgslaw@gmail.com
- Hotline: 0985.928.544 - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn
Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!