Hồ sơ đăng ký sáng chế năm 2023
Nội dung bài viết
Luật TGS tư vấn chi tiết về các thành phần cần có trong hồ sơ đăng ký sáng chế theo quy định năm 2023 và nơi nộp hồ sơ như sau.
Sáng chế là gì ?
Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên (Khoản 12 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ).
Hồ sơ đăng ký sáng chế năm 2023 gồm:
– Tờ khai đăng ký sáng chế theo mẫu số 01-SC Phụ lục A của Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN;
– Bản mô tả sáng chế (02 bản);
– Bản tóm tắt sáng chế (02 bản);
– Chứng từ nộp phí, lệ phí nếu nộp qua dịch vụ bưu chính hoặc chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản Cục Sở hữu trí tuệ;
– Giấy ủy quyền (nếu ủy quyền cho người nộp đơn);
– Giấy chuyển nhượng quyền nộp đơn (nếu có);
– Tài liệu xác nhận quyền đăng ký (nếu thụ hưởng từ người khác);
– Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên).
Nộp hồ sơ đăng ký sáng chế ở đâu ?
Hồ sơ nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam, cụ thể:
– Trụ sở Hà Nội: Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.
– VPĐD thành phố Hồ Chí Minh: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, số 17 – 19 Tôn Thất Tùng, Phường Phạm Ngũ Lão, Quận 1.
– VPĐD Đà Nẵng: Tầng 3, số 135 đường Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn.
»Xem chi tiết về thủ tục đăng ký sáng chế tại bài viết: Hướng dẫn đăng ký sáng chế năm 2023
Những lưu ý khi làm hồ sơ đăng ký bằng sáng chế
– Về bản mô tả sáng chế:
+ Phải đáp ứng quy định tại điểm 23.6 Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN;
+ Nội dung chính bản mô tả gồm có: Phần mô tả, Yêu cầu bảo hộ và Hình vẽ (nếu có);
+ Phải được trình bày đầy đủ, rõ ràng bản chất của sáng chế theo các nội dung sau: Tên; lĩnh vực sử dụng; tình trạng kỹ thuật của lĩnh vực sử dụng; bản chất kỹ thuật; mô tả vắn tắt các hình vẽ kèm theo (nếu có); mô tả chi tiết các phương án thực hiện; ví dụ thực hiện; những lợi ích có thể đạt được;
+ Yêu cầu bảo hộ được tách thành riêng sau phần mô tả, yêu cầu bảo hộ; phải được trình bày ngắn gọn, rõ ràng, phù hợp với phần mô tả và hình vẽ;
+ Hình vẽ, sơ đồ: được tách thành trang riêng.
– Tóm tắt sáng chế:
+ Không vượt quá 150 từ;
+ Được tách thành trang riêng.
Trên đây là toàn bộ các loại tài liệu cần có trong hồ sơ đăng ký sáng chế, mọi thắc mắc liên hệ Hotline: 024.6682.8986 để được Luật sư TGS tư vấn !
Đội ngũ luật sư – Công ty Luật TGS
Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS
Luật sư Tuấn đạt được nhiều kinh nghiệm tư vấn pháp luật trong các lĩnh vực như khai thác khía cạnh thương mại của Quyền Sở hữu trí tuệ, viễn thông, đầu tư, doanh nghiệp, bất động sản…
Nguyễn Thị Hường – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ/Doanh nghiệp
Là chuyên gia pháp lý về lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đã tham gia tư vấn cho các Khách hàng trong và ngoài nước về các vấn đề về đăng ký bảo hộ và giải quyết tranh chấp về Nhãn hiệu, Thương hiệu, Kiểu dáng, Sáng chế, hiện bà là Trưởng Phòng Nhãn hiệu của văn phòng luật TGS.
Nguyễn Thị Oanh – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ
Là một chuyên viên giỏi trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ, doanh nghiệp. Đặc biệt bà Oanh chuyên tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về giấy phép con như: giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động, kiểm nghiệm mỹ phẩm,.....
Đặng Phương Chi – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ
Là một chuyên gia trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đặc biệt bà Hương là chuyên gia tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về nhãn hiệu, thương hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, bản quyền tác giả,...
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí
- Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS Law
- Địa chỉ: Số 10, ngõ 76 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
- Điện thoại: 0984.769.278
- Email: info.tgslaw@gmail.com
- Hotline: 0985.928.544 - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn
Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!