Tăng vốn ảo: Chiêu trò có thể giúp nhiều doanh nghiệp “chui lọt lỗ kim”
Nội dung bài viết
- 1 Thưa Luật sư, từ vụ việc FLC thổi giá vốn tự có từ 1.5 tỷ lên hơn 4.000 tỷ đồng thời gian qua, theo ông, đâu lỗ hổng pháp lý để DN thực hiện hành vi trên?
- 2 Để xảy ra những vụ việc tăng vốn ảo thời gian qua, theo ông trách nhiệm thuộc về ai? Vai trò của cơ quan quản lý giám sát ở đâu?
- 3 Việc DN tăng vốn ảo sẽ dẫn tới hậu quả gì, thưa ông?
- 4 Theo hiểu biết và kinh nghiệm của ông, hiện nay các nước trên thế giới đang quản lý thị trường như thế nào?
- 5 Để ngăn tình trạng tăng vốn ảo của DN niêm yết, theo ông các cơ quan quản lý, giám sát cần phải làm gì để bịt lỗ hổng pháp lý?
Thưa Luật sư, từ vụ việc FLC thổi giá vốn tự có từ 1.5 tỷ lên hơn 4.000 tỷ đồng thời gian qua, theo ông, đâu lỗ hổng pháp lý để DN thực hiện hành vi trên?
Theo Luật sư NGUYỄN VĂN TUẤN – Giám Đốc, Công Ty Luật TNHH TGS (Thuộc Đoàn Luật Sư Thành Phố Hà Nội):
Những ngày qua, vụ việc tại Công ty cổ phần Xây dựng FLC Faros – FLC Faros (mã chứng khoán: ROS) nâng khống vốn điều lệ từ 1,5 tỷ đồng lên 4.300 tỷ đồng đã thu hút sự quan tâm của dư luận, nhất là các nhà đầu tư. Hành vi này vừa bị Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an ra quyết định khởi tố là hành vi bị cấm được quy định tại khoản 5 điều 16 Luật Doanh nghiệp 2020: “Kê khai khống vốn điều lệ, không góp đủ số vốn điều lệ như đã đăng ký; cố ý định giá tài sản góp vốn không đúng giá trị”
Thực tế cho thấy, lỗ hổng ở đây có thể giúp nhiều “con voi chui lọt lỗ kim”, nằm ở quy định luật, cho phép doanh nghiệp khai vốn bao nhiêu thì tùy, và có đến 90 ngày để thanh toán vốn cổ phần đã đăng ký mua để được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Việc tăng vốn điều lệ của các doanh nghiệp chưa lên sàn rất dễ, vì vậy mà nhóm doanh nghiệp FLC đã chọn chiêu tăng vốn “thần tốc” trước khi lên sàn để không phải nộp tiền vào tài khoản và công khai minh bạch như các doanh nghiệp trên sàn. Đây là kẽ hở lớn giúp doanh nghiệp nâng khống vốn điều lệ.
Tuy nhiên trong trường hợp Trịnh Văn Quyết tăng vốn ảo (tăng vốn khống) lên hàng ngàn tỉ đồng tại FLC Faros thì lại thêm một lổ hổng nữa, không mới nhưng trầm trọng, đó là khâu kiểm soát và thanh kiểm tra nguồn vốn tăng, bổ sung tại doanh nghiệp có thực sự được thực hiện hay không.
Đây chính là cánh cửa đã không được kiểm soát chặt, để cho Trịnh Văn Quyết có cơ hội tăng vốn ảo và lừa đảo các nhà đầu tư lên đến hàng ngàn tỉ đồng. Trường hợp tăng vốn ảo để lừa đảo của Trịnh Văn Quyết, hậu quả lớn đã xảy ra, và cũng qua đó thể hiện rõ hơn những lỗ hổng, sự bất cập từ trong quy định luật cho đến khâu quản lý, kiểm soát dòng vốn đăng ký của doanh nghiệp.
Để xảy ra những vụ việc tăng vốn ảo thời gian qua, theo ông trách nhiệm thuộc về ai? Vai trò của cơ quan quản lý giám sát ở đâu?
Theo Luật sư NGUYỄN VĂN TUẤN – Giám Đốc, Công Ty Luật TNHH TGS (Thuộc Đoàn Luật Sư Thành Phố Hà Nội):
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) là đơn vị giám sát tuyến trên dựa trên cơ sở báo cáo giám sát của Sở giao dịch chứng khoán sẽ tiến hành kiểm tra làm rõ các dấu hiệu bất thường để xử lý theo quy định. Tuy nhiên, trong vụ việc này, Ủy ban Chứng khoán nhà nước và các cơ quan liên quan chưa phát huy hết vai trò trách nhiệm giám sát của mình. Nếu cơ quan quản lý ngay từ đầu để tâm, mạnh tay xử lý thì chắc chắn sẽ không để xảy ra những sự việc đáng tiếc như vừa qua, nhà đầu tư cũng không phải rơi vào cảnh đứng ngồi không yên như hiện nay.
Theo Luật sư Tuấn, trong việc kiểm duyệt hồ sơ, chấp thuận cho ROS niêm yết, vai trò của UBCKNN là rất lớn, không thể đổ cho quá trình tăng vốn xảy ra trước khi ROS lên sàn. Doanh nghiệp có thể sai, cố tình lừa đảo nhưng UBCKNN không phát hiện ra, có phải là tiếp tay cho doanh nghiệp. Có thể doanh nghiệp lừa đảo quá tinh vi, nhưng trường hợp của ROS, bất thường đã được kiểm soát chỉ ra tại báo cáo tài chính, UBCKNN xét duyệt hồ sơ lại không phát hiện.
Ủy ban Chứng khoán nhà nước và các cơ quan liên quan đã “buông lỏng trách nhiệm quản lý”, vì “nếu kiểm tra giám sát chặt thì lập tức phát hiện ngay”. Đồng thời đặt nghi vấn đằng sau sự việc nâng vốn khống và những “bơm thổi” cổ phiếu ROS và cổ phiếu “họ FLC”, có hay không việc móc nối bảo kê, “đi đêm với nhau”. UBCKNN cần tăng cường giám sát chặt chẽ về công bố thông tin, đặc biệt là thông tin tài chính, báo cáo tài chính kiểm toán. Đồng thời chấn chỉnh, tăng cường chất lượng công tác kiểm toán của các tổ chức cung cấp dịch vụ kiểm toán.
Việc DN tăng vốn ảo sẽ dẫn tới hậu quả gì, thưa ông?
Theo Luật sư NGUYỄN VĂN TUẤN – Giám Đốc, Công Ty Luật TNHH TGS (Thuộc Đoàn Luật Sư Thành Phố Hà Nội):
Việc doanh nghiệp tăng vốn ảo là một hành vi vi phạm pháp luật có thể dẫn tới rất nhiều hành vi vi phạm pháp luật khác hoặc để chuẩn bị cho những hành vi vi phạm pháp luật khác, nghiêm trọng hơn, thậm chí là vi phạm hình sự.
Tồn tại những công ty có số vốn ảo tiềm ẩn nhiều rủi ro cho cả đối tác, khách hàng của công ty có vốn ảo và cho cả môi trường kinh doanh chung. Trong trường hợp đối tác, khách hàng của những công ty đó không đủ cẩn trọng, bị thuyết phục bởi số vốn điều lệ ghi trên giấy, các đối tác, khách hàng đó sẽ bị nhầm lẫn về năng lực tài chính của công ty. Từ đó, có thể khiến cho kế hoạch hợp tác bị trì trệ, bị thất bại, thậm chí trở thành chủ nợ của công ty mà con nợ không có khả năng trả nợ.
Khi đó, các số liệu thống kê chung của toàn nền kinh tế sẽ không phản ánh chính xác sức mạnh của nền kinh tế đó. Một môi trường kinh doanh mà trong đó một tiêu chí về tài chính có thể bị làm giả dễ dàng và hầu hết mọi người đều thừa nhận rủi ro đó, sự tín nhiệm giữa các chủ thể trong môi trường kinh doanh đó bị suy giảm. Đứng trước những con số vốn được ghi trên giấy, nhiều người sẽ phải đặt ra nghi vấn và cân nhắc về việc tiến hành những biện pháp điều tra, phòng ngừa cồng kềnh để tự bảo toàn.
Sau mỗi chiêu tăng vốn ảo, không chỉ các cổ đông bị “móc túi” ngay sau quyết định niêm yết bổ sung, mà còn là ảnh hưởng đến hình ảnh chung của thị trường chứng khoán, ảnh hưởng đến niềm tin của nhà đầu tư. Sự sáng tạo bất thường của doanh nghiệp niêm yết để tăng vốn một cách thiếu xác thực đã và đang diễn ra. Hành vi đó thật sự đã mang lại hậu quả xấu cho cổ đông và nhà đầu tư.
Theo hiểu biết và kinh nghiệm của ông, hiện nay các nước trên thế giới đang quản lý thị trường như thế nào?
Theo Luật sư NGUYỄN VĂN TUẤN – Giám Đốc, Công Ty Luật TNHH TGS (Thuộc Đoàn Luật Sư Thành Phố Hà Nội):
Tại Mỹ, Ủy ban Chứng khoán còn có quyền phạt hơn rất nhiều và họ có đội chuyên môn để tìm kiếm các nhóm gian lận. Việc quản trị sự minh bạch và rõ ràng rất quan trọng cho nhà đầu tư.
Tại Châu Âu, trong hoàn cảnh đại dịch Covid-19, Cơ quan Thị trường Chứng khoán Châu Âu (ESMA) đã tạm thời giảm xuống 0,1% vốn phát hành, so với mức 0,2% thông thường, ngưỡng tối thiểu mà nhà đầu tư phải thông báo cho các cơ quan quốc gia liên quan về các vị thế bán chứng khoán niêm yết tại Liên minh Châu Âu (EU) thị trường do các trường hợp đặc biệt liên quan đến đại dịch Covid-19. Các quy định của EU bắt buộc phải thông báo cho các cơ quan có thẩm quyền của quốc gia về các vị thế bán khống tương đương với ít nhất 0,2% vốn phát hành của một chứng khoán, mặc dù ngưỡng bắt buộc truyền thông công khai về vị thế giảm giá nói trên là 0,5%. Nghĩa vụ tạm thời này áp dụng cho bất kỳ thể nhân hoặc pháp nhân nào bất kể nơi cư trú của họ, mặc dù nó không áp dụng cho cổ phiếu được phép giao dịch trên các thị trường được quản lý, nơi địa điểm chính để giao dịch cổ phiếu là ở nước thứ ba, cũng như các hoạt động tạo lập hoặc bình ổn thị trường. Sau khi thị trường chứng khoán cả nước đã tăng lên khoảng 7%.
Để ngăn tình trạng tăng vốn ảo của DN niêm yết, theo ông các cơ quan quản lý, giám sát cần phải làm gì để bịt lỗ hổng pháp lý?
Theo Luật sư NGUYỄN VĂN TUẤN – Giám Đốc, Công Ty Luật TNHH TGS (Thuộc Đoàn Luật Sư Thành Phố Hà Nội):
Các doanh nghiệp khai, tăng vốn điều lệ ảo thì theo quy định sai phạm của doanh nghiệp nâng khống vốn. Tuy nhiên, phải nói đến cả trách nhiệm của cơ quan quản lý như kiểm toán, Sở Kế hoạch đầu tư và Ủy ban Chứng khoán… quản lý buông lỏng hoặc cố ý tạo điều kiện cho doanh nghiệp thực hiện
Cơ quan nhà nước không kiểm tra tính chính xác và trung thực trong thông tin đăng ký kinh doanh ở thời điểm doanh nghiệp thực hiện thủ tục đăng ký, là do cơ chế “hậu kiểm” còn chưa được quy định chặt chẽ: về quy trình, thủ tục cụ thể; về thời điểm, thời hạn kiểm tra với doanh nghiệp… đều chưa có quy định rõ ràng. Vì vậy, thiết nghĩ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần quy định về cơ chế “hậu kiểm” chi tiết, cụ thể hơn.
Việc tăng vốn ảo dẫn đến trắng, đen lẫn lộn. Đây là một kênh gọi vốn nên sẽ gây ảnh hưởng, làm mất niềm tin. Do đó, đây là một bài học về công tác quản lý. Quản lý phải có giám sát, kiểm tra. Thị trường chứng khoán trên thế giới dù còn nhiều khiếm khuyết nhưng họ rất chặt chẽ, trong khi chúng ta thì lỏng lẻo trong quản lý. Dẫn đến doanh nghiệp tưởng lớn mạnh nhưng lại lớn mạnh khống, ảo. Do đó kiểm toán phải xem lại, thậm chí Ủy ban Chứng khoán cần xem lại, siết lại các quy định để giảm bớt tình trạng trên.
Các cơ quan chức năng cần tăng cường các biện pháp tuyên truyền, phổ biến, nâng cao ý thức tuân thủ và chấp hành quy định pháp luật của người dân, doanh nghiệp, nêu ra những hệ lụy, hậu quả của hành vi kê khai vốn ảo là rất lớn với nền kinh tế chung cũng như chính doanh nghiệp đó để răn đe, định hướng hành vi.
Đồng thời, xem xét tăng chế tài xử lý đối với hành vi kê khai khống vốn điều lệ, kê khai không trung thực, không chính xác nội dung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. Hiện nay đối với mức phạt, doanh nghiệp có các hành vi sai phạm này phải chịu tương đối thấp. Mức xử phạt này khá nhẹ, so với hậu quả mà nó đem lại với các doanh nghiệp khai khống vốn điều lệ.
»» BÁO CHÍ ĐƯA TIN:
Báo điện tử Kinh tế & Đô thị – Cơ quan ngôn luận của UBND thành phố Hà Nội đăng tải ý kiến của Luật sư Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty TNHH Luật TGS (Đoàn luật sư thành phố Hà Nội):https://kinhtedothi.vn/doanh-nghiep-tang-von-ao-vi-sao-con-voi-chui-lot-lo-kim.html
Ý kiến của Luật sư Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty TNHH Luật TGS (Đoàn luật sư thành phố Hà Nội) được đăng tải trên báo Kinh tế và đô thị số ra 209 ngày 10/9/2022
Đội ngũ luật sư đất đai – Hãng Luật TGS LAWFIRM
Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS
Ông là một luật sư giỏi có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai. Luật sư đã tham gia tranh tụng nhiều vụ án tranh chấp đất đai, vụ án hình sự, kinh tế, thương mại,.. trên toàn quốc.
Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám Đốc Công ty Luật TGS
Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng là một luật sư giỏi, đã từng công tác tại Công ty Luật TNHH NHB và nhiều công ty luật có thương hiệu khác, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Đất đai, hình sự, dân sự.
Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Luật sư Công ty Luật TGS
Luật sư Đức Hùng từng công tác tại nhiều tổ chức hành nghề luật sư uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tranh tụng hình sự, đất đai, tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình.
Luật sư Hà Huy Sơn – Luật sư Công ty Luật TGS
Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực hình sự. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Hình Sự, luật sư Hà Huy Sơn đã gây dựng được cho mình thương hiệu riêng và sự uy tín vững chắc đối với khách hàng.
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí
- Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS Law
- Địa chỉ: Số 10, ngõ 76 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
- Điện thoại: 0984.769.278
- Email: info.tgslaw@gmail.com
- Hotline: 0985.928.544 - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn
Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!