Tầm quan trọng của việc phát triển tài sản trí tuệ

Tầm quan trọng của việc phát triển tài sản trí tuệ trong doanh nghiệp

Trong xu thế hội nhập và phát triển hiện nay thì tải sản trí tuệ được coi là tài sản lớn của doanh nghiệp, và nó còn là tải sản mang tính “động”, nó có thể gia tăng giá trị nhanh chóng thông qua việc nghiên cứu cải tiến, nâng cấp hoặc là phát minh. Nó là một yếu tố quan trọng làm gia tăng giá trị của doanh nghiệp.

Hiện nay, phải kể đến một số các doanh nghiệp lớn trên thế giới, khi mà tài sản lớn nhất của họ chính là tài sản vô hình – tài sản trí tuệ, đơn cử như IBM, Apple, SamSung, Google, Qualcomm Inc, Canon,… Một năm, các công ty này có thể sở hữu từ 2000 cho đến hơn 8000 bằng sáng chế, một con số quá ấn tượng, đây là con số mà có những công ty hoạt động cả chục năm cũng không đạt tới. Phải chăng đây là chìa khóa thành công của các doanh nghiệp này?

Tầm quan trọng của việc phát triển tài sản trí tuệ trong doanh nghiệp

Bất kể doanh nghiệp bạn sản xuất sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ gì thì chắc chắn rằng doanh nghiệp của bạn cũng đang tạo ra và sử dụng rất nhiều quyền sở hữu trí tuệ. Và bạn đang trực tiếp sử dụng sở hữu trí tuệ đó nhằm phục vụ mục đích kinh doanh của mình để đem lại lợi nhuận. Sở hữu trí tuệ càng hữu ích, càng tiên tiến thì lại đem lại lợi ích càng lớn. Đôi khi chỉ là một sản phẩm chỉ tuệ mà đem lại doanh thu hàng trăm tỷ VNĐ. Những sản phẩm trí tuệ đó hoặc là trực tiếp đem lại giá trị hoặc là giải pháp để thực hiện cho một công đoạn nào đó của quá trình kinh doanh nhưng có thể giảm thiểu chi phí đáng kể và tăng hiệu quả, chất lượng cho sản phẩm dịch vụ.

Giá trị của tài sản trí tuệ không chỉ là về giá trị vật chất, mà còn là yếu tố gây dựng lên uy tín, thương hiệu của của doanh nghiệp trong lòng người tiêu dùng. Ai cũng luôn muốn sở hữu cho mình một sản phẩm tối ưu, hiện đại mà giá cả lại phải chăng nhất có thể. Với một số lượng tới 8080 bằng sáng chế trong một năm như IBM thì người tiêu dùng luôn yên tâm rằng mình sẽ có được sản phẩm tốt nhất từ IBM. Đồng thời từ phía các nhà đầu tư, thì việc các doanh nghiệp có nhiều bằng sáng chế hay không thể hiện ra tiềm năng phát triển của doanh nghiệp đó, là một yếu tố đánh giá đầu tư chính xác.

Tài sản trí tuệ còn là một tài sản có thể chuyển nhượng, mua bán, do đó, nó cũng là một nguồn thu nhập hiệu quả mà các doanh nghiệp nên khai thác.

Cùng nhìn lại trong thị trường Việt Nam để có cái nhìn tương quan hơn, các doanh nghiệp Việt Nam không hề thiếu các sáng chế, các tài sản trí tuệ, nhưng lại có rất ít các bằng sáng chế được đăng ký. Như tra cứu tại cơ sở dữ liệu của Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam, một tập đoàn lớn về Công nghệ ở Việt Nam, nhưng số bằng sáng chế từ khi thành lập tới nay cũng chưa vượt quá con số 10, điều này là một vướng mắc và là nguyên nhân chính làm cho doanh nghiệp Việt Nam không thể có sự phát triển mạnh mẽ, lợi nhuận “khủng” như các doanh nghiệp nước ngoài.

Do vậy, việc đầu tư phát triển tài sản trí tuệ là một chính sách vô cùng đúng đắn cho tất cả các doanh nghiệp từ mọi lĩnh vực, với mọi quy mô. Nghiên cứu và xây dựng được nguồn tài sản trí tuệ của riêng mình thì cũng như là đang ở trước một cánh cửa dẫn đến thành công.

Tuy vậy, khi đã nghiên cứu và phát minh ra được các sáng chế, nhà quản lý doanh nghiệp cần phải biết cách khai thác, nắm giữ và bảo hộ được các sáng chế của mình. Công cụ mạnh mẽ và tối ưu nhất để bảo hộ sáng chế của mình đó là các công cụ pháp lý, nắm bắt pháp luật và sử dụng pháp luật về sở hữu trí tuệ cũng là một nhiệm vụ cần thiết. Chắc chắn hơn, doanh nghiệp nên có một nhà đại diện, trợ giúp pháp lý nhằm đăng ký bảo hộ sáng chế của mình. Chi phí cho dịch vụ đại diện luôn luôn thấp hơn so với chi phí cho việc tranh tụng khi có tranh chấp xảy ra, khoản lợi ích mất đi do sáng chế bị lấy cắp.

>>Tham khảo thêm: dịch vụ đăng ký sáng chế độc quyền

call-to-like

Đội ngũ luật sư – Công ty Luật TGS

lstuan

 

Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS

Luật sư Tuấn đạt được nhiều kinh nghiệm tư vấn pháp luật trong các lĩnh vực như khai thác khía cạnh thương mại của Quyền Sở hữu trí tuệ, viễn thông, đầu tư, doanh nghiệp, bất động sản…

thu

 

Nguyễn Thị Hường – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ/Doanh nghiệp

Là chuyên gia pháp lý về lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đã tham gia tư vấn cho các Khách hàng trong và ngoài nước về các vấn đề về đăng ký bảo hộ và giải quyết tranh chấp về Nhãn hiệu, Thương hiệu, Kiểu dáng, Sáng chế, hiện bà là Trưởng Phòng Nhãn hiệu của văn phòng luật TGS.

oanh

 

Nguyễn Thị Oanh – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ

Là một chuyên viên giỏi trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ, doanh nghiệp. Đặc biệt bà Oanh chuyên tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về giấy phép con như: giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động, kiểm nghiệm mỹ phẩm,.....

huongtran

 

Đặng Phương Chi – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ

Là một chuyên gia trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đặc biệt bà Hương là chuyên gia tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về nhãn hiệu, thương hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, bản quyền tác giả,...

tu van
ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS Law
  • Địa chỉ: Số 10, ngõ 76 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Điện thoại: 0984.769.278
  • Email: info.tgslaw@gmail.com
  • Hotline: 0985.928.544 - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!

/* vchat */