Án lệ mới nhất 2018
Nội dung bài viết
Ngày 17/10/2018, Hội đồng Thẩm phán TANDTC đã thảo luận về 17 bản án, quyết định được đề xuất, lựa chọn làm án lệ. Sau khi thảo luận, đánh giá, phân tích một cách chi tiết đối với từng quyết định giám đốc thẩm được đề xuất, Hội đồng Thẩm phán TANDTC đã quyết định chọn 11/17 quyết định giám đốc thẩm làm án lệ. Trong đó có 4 án lệ về hình sự, 7 án lệ về dân sự, kinh doanh thương mại và lao động.
Theo Quyết định của Chánh án TANDTC, các Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự có trách nhiệm nghiên cứu, áp dụng án lệ này trong xét xử kể từ ngày 3/12/2018. Việc áp dụng án lệ được thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 8 Nghị quyết số 03/2015/NQ-HĐTP ngày 28/10/2015 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC.
Án lệ trong luật pháp Việt Nam
11 án lệ mới vừa được công bố gồm:
1. Án lệ số 17/2018/AL về tình tiết “Có tính chất côn đồ” đối với người giúp sức trong tội “Giết người”.
Nguồn án lệ: Quyết định giám đốc thẩm số 07/2018/HS-GĐT ngày 20-3-2018 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về vụ án “Giết người” đối với bị cáo Nguyễn Văn H, sinh năm 1977; trú tại phố A, thị trấn C, huyện P, tỉnh Thừa Thiên Huế (Ngoài ra trong vụ án này còn có các bị cáo Trần Quang V, Phạm Nhật T bị kết án về tội “Giết người”; Dương Quang L bị kết án về tội “Che giấu tội phạm”). Bị hại: Ông Dương Quang Q.
2. Án lệ số 18/2018/AL về hành vi giết người đang thi hành công vụ trong tội “Giết người”.
Nguồn án lệ: Bản án phúc thẩm số 331/2018/HS-PT ngày 28-5-2018 của Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội về vụ án “Giết người” đối với bị cáo: Phan Thành H, tên gọi khác: Đ; sinh ngày: 02-2-1995; nơi đăng ký HKTT: Xã C, huyện D, tỉnh Bình Định; chỗ ở hiện nay: Thôn B, xã C, huyện D, tỉnh Bình Định. Bị hại: Anh Nguyễn Anh Đ.
>>> Click ngay: Văn phòng luật sư tư vấn miễn phí
3. Án lệ số 19/2018/AL về tình tiết phạm tội “có tổ chức” trong tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”
Nguồn án lệ: Quyết định giám đốc thẩm số 10/2013/HS-GĐT ngày 22-7-2013 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” đối với các bị cáo: (1) Phan Chí L sinh năm 1950; trú tại khu phố B, phường M, thành phố Đ, tỉnh Quảng Trị. (2) Nguyễn Thị H sinh năm 1959; trú tại khu phố B, phường M, thành phố Đ, tỉnh Quảng Trị. Bị hại: có 30 người bị hại, trú tại các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Hà Tĩnh, Nghệ An và Thanh Hóa.
4. Án lệ số 20/2018/AL về xác định giá trị tài sản bị chiếm đoạt trong “Tội tham ô tài sản”
Nguồn án lệ: Quyết định giám đốc thẩm số 09/2015/HS-GĐT ngày 23-4-2015 của Tòa Hình sự Tòa án nhân dân tối cao về vụ án “Tham ô tài sản” đối với bị cáo: Võ Thị Ánh N, sinh năm 1981; trú tại số 17, đường A, phường B, thành phố C, tỉnh Bình Định. Ngoài ra, trong vụ án còn có Phan Thị Q bị kết án về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”; Võ Thị Kim T bị kết án về tội “Thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của Nhà nước”.
5. Án lệ số 21/2018/AL về xác lập quan hệ hợp đồng lao động theo loại hợp đồng lao động sau khi hết thời gian thử việc trong thư mời làm việc
Nguồn án lệ: Quyết định giám đốc thẩm số 01/2017/LĐ-GĐT ngày 09-8-2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về vụ án lao động “Tranh chấp về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động” tại tỉnh Bình Thuận giữa nguyên đơn là ông Trần Công T với bị đơn là công ty trách nhiệm hữu hạn L (đại diện theo pháp luật là ông H).
Những án lệ mới nhất được công bố
6. Án lệ số 22/2018/AL về lỗi và thiệt hại trong trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng cho thuê tài sản
Nguồn án lệ: Quyết định giám đốc thẩm số 08/2016/KDTM-GĐT ngày 20-5-2016 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về vụ án kinh doanh, thương mại “Tranh chấp hợp đồng cho thuê tài sản” tại tỉnh Quảng Ninh giữa nguyên đơn là Công ty trách nhiệm hữu hạn D với bị đơn là Công ty cổ phần C.
7. Án lệ số 23/2018/AL về nghĩa vụ cung cấp thông tin về tình trạng bệnh lý trong hợp đồng bảo hiểm
Nguồn án lệ: Bản án dân sự phúc thẩm số 313/2016/DS-PT ngày 16-3-2016 của Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về vụ án tranh chấp hợp đồng bảo hiểm giữa nguyên đơn là ông Đặng Văn L (người đại diện theo ủy quyền của ông Đặng Văn L là ông Trần Xuân H) với bị đơn là Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ C (người đại diện theo ủy quyền là ông Hoàng P, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp là ông Đinh Quang T, ông Trần Ngọc T).
8. Án lệ số 24/2018/AL về hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ khi bên mua bảo hiểm không đóng phí bảo hiểm do lỗi của doanh nghiệp bảo hiểm
Nguồn án lệ: Bản án dân sự phúc thẩm số 538/2009/DS-PT ngày 31-3-2009 của Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về vụ án “Tranh chấp hợp đồng bảo hiểm” giữa nguyên đơn là bà Phạm Thị T với bị đơn là Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ P; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là bà Vũ Thị Minh N.
9. Án lệ số 25/2018/AL về di sản thừa kế chuyển thành tài sản thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng hợp pháp của cá nhân
Nguồn án lệ: Quyết định giám đốc thẩm số 27/2015/DS-GĐT ngày 16-10-2015 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về vụ án dân sự “Tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất” tại thành phố Hà Nội giữa nguyên đơn là bà Phạm Thị H, bà Phạm Thị H1, bà Phạm Thị H2 với bị đơn là ông Phạm Văn H3; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan gồm 12 người.
10. Án lệ số 26/2018/AL về đặt cọc để bảo đảm giao kết hợp đồng
Nguồn án lệ: Quyết định giám đốc thẩm số 79/2012/DS-GĐT ngày 23-02-2012 của Tòa Dân sự Tòa án nhân dân tối cao về vụ án dân sự “Tranh chấp hợp đồng đặt cọc” tại Thành phố Hồ Chí Minh giữa nguyên đơn là ông Phan Thanh L với bị đơn là bà Trương Hồng Ngọc H; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là ông Lại Quang T.
11. Án lệ số 27/2017/AL về xác định thời điểm bắt đầu tính thời hiệu và thời hiệu yêu cầu chia di sản thừa kế là bất động sản
Nguồn án lệ: Quyết định giám đốc thẩm số 06/2017/DS-GĐT ngày 27-3-2011 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về vụ án “tranh chấp thừa kế tài sản và chia tài sản chung” ở Hà Nội giữa nguyên đơn là ông Cấn Xuân V, bà Cấn Thị N1, bà Cấn Thị T1, bà Cấn Thị H, ông Cấn Xuân T, bà Cấn Thị N2, bà Cấn Thị M1. Người đại diện cho các đồng nguyên đơn là bà Cấn Thị N2 và bị đơn là cụ Nguyễn Thị L, ông Cấn Anh C. Người đại diện cho các đồng bị đơn theo ủy quyền là: Ông Lê Hồng L. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan gồm 07 người.
Các điều luật Án lệ mới nhất
QUAN ĐIỂM CỦA LUẬT SƯ TGS
Ngày 17/10/2018, Hội đồng Thẩm phán TANDTC đã thảo luận về 17 bản án, quyết định lựa chọn 11 án lệ. Việc áp dụng án lệ được thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 8 Nghị quyết số 03/2015/NQ-HĐTP, ngày 28/10/2015 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC. Đây là một bước quan trọng trong tiến trình cải cách tư pháp, triển khai thi hành Hiến pháp 2013 và Luật Tổ chức Tòa án Nhân dân 2014.
Để có cái nhìn tổng quát về Án lệ, Ban biên tập Văn phòng luật sư giỏi tại Hà Nội phân tích dưới góc độ khoa học pháp lý về Án lệ trong lịch sử pháp lý và việc áp dụng án lệ ở Việt Nam.
Án lệ trong lịch sử pháp lý Việt Nam
Đây không phải là thuật ngữ hoàn toàn mới trong khoa học pháp lý hay là nền lập pháp Việt Nam, lịch sử pháp lý nước ta đã có nhưng quy định về án lệ, nhưng chỉ đến Nghị quyết 03/2015/NQ-HĐTP thì những quy định về án lệ mới thực sự được thay một lớp áo mới, quan trọng hơn và có tính áp dụng cao hơn.
Trước thời điểm này, hiến pháp 2013 và các văn bản pháp luật hiện nay của Việt Nam như Luật Tổ chức Tòa án nhân dân, Bộ luật Tố tụng dân sự, Tố tụng hình sự, Luật Tố tụng hành chính…đều thừa nhận nguyên tắc: Khi xét xử, thẩm phán và hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.
Pháp luật ở đây được hiểu là các văn bản quy phạm pháp luật do Quốc Hội ban hành, các văn bản quy phạm pháp luật khác do Chính phủ và các cơ quan chức năng hướng dẫn, nôn na có nghĩa là luật thành văn. Như vậy, việc xét xử, áp dụng pháp luật vào các vụ án cụ thể phải dựa trên luật đã được ban hành và còn hiệu lực, chứ không dựa trên án lệ. Nhưng điều này không có nghĩa chúng ta không thừa nhận sự tồn tại của án lệ trong đời sống pháp lý.
Hệ thống pháp luật của chúng ta được thiết lập theo quan niệm của Nhà nước xã hội chủ nghĩa, bắt nguồn từ Liên Xô. Dưới góc độ học thuật, nền pháp luật Việt Nam không thừa nhận thuộc về trường phái Civil Law hay Common Law một cách cụ thể, mà là hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa, có sự giao thoa giữa nhiều hệ thống pháp luật trên thế giới, được xây dựng một cách đặc biệt và hài hòa phù hợp với đặc thù riêng của thể chế chính trị. Từ năm 2004, Toà án nhân dân tối cao (TANDTC) nước ta đã thường xuyên chọn lọc và công bố các Quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán TANDTC hay việc công khai các bản án trên nhiều kênh thông tin đại chúng hoặc trong sổ tay thẩm phán.
TAND Tối cao cũng có những văn bản tổng kết hướng dẫn nghiệp vụ xét xử hằng năm. Tuy nhiên, việc sử dụng những bản án được công khai trong thực tiễn pháp lý hiện nay chỉ mang tính chất tham khảo trong quá trình nghiên cứu, giải quyết vụ án chứ không dùng làm căn cứ pháp lý cho việc xét xử. Việc tồn tại nguyên tắc bắt buộc tuân theo án lệ là chưa từng xuất hiện trong thực tiễn pháp lý ở Việt Nam, có nghĩa án lệ từ trước đến nay là một nguồn để tham khảo chứ không phải là một nguồn để áp dụng.
Nghị quyết số 49/NQ-TW về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 của Bộ Chính trị ngày 02/06/2005 đã đề ra mục đích xây dựng và hoàn thiện từng bước hoạt động của Toà án nhân dân là “TANDTC có nhiệm vụ tổng kết kinh nghiệm xét xử, hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật, phát triển án lệ và xét xử giám đốc thẩm và tái thẩm”. Việc sử dụng thuật ngữ án lệ trong Nghị quyết 49/NQ-TW 2005 là chuyển biến lớn về mặt đường lối. Sau đó với Nghị quyết 03/2015/NQ-HĐTP về quy trình lựa chọn, công bố và áp dụng án lệ là một bước tiến dài về mặt thực tiễn đối với việc áp dụng pháp luật tại Việt Nam.
Điều 8 Nghị quyết 03/2015/NQ-HĐTP quy định rõ ràng về nguyên tắc áp dụng án lệ trong xét xử
Án lệ được nghiên cứu, áp dụng trong xét xử sau 45 ngày kể từ ngày công bố hoặc được ghi trong quyết định công bố án lệ của Chánh án Toà án nhân dân tối cao.
Công ty luật TGS
>>> Click ngay: Thuê luật sư bào chữa trong các vụ án hình sự
Việc sử dụng án lệ vào thực tiễn xét xử ở Việt Nam
Pháp luật ban hành ngày càng thiếu và nhiều lỗ hổng bởi tốc độ phát triển của xã hội được đẩy rất nhanh, việc tăng tốc hoạt động lập pháp dù có nhiều nỗ lực nhưng vẫn không thể theo kịp.
Pháp luật đặt ra là để duy trì trật tự xã hội, vậy thì tại sao không thừa nhận một thực tiễn pháp lý đã được nhiều quốc gia tiến bộ áp dụng để giải quyết một phần những lỗ hổng đó, mục đích của sử dụng án lệ cũng là mục đích của pháp luật, nếu đã thấy ưu điểm của nó thì cần phải mạnh dạn áp dụng thì mới có thể quản lý xã hội hiệu quả.
Phải nhìn nhận một cách thực tế vào vấn đề này, quan điểm không áp dụng án lệ bởi có thể dẫn tới cách áp dụng tùy tiện vì khó cắt nghĩa được từ “tương ứng”. Có nghĩa chúng ta luôn phải tìm sự hoàn hảo trong pháp luật thành văn, để từ đấy mà suy đoán nếu gặp trường hợp chính pháp luật thành văn không điều chỉnh nổi, một hình thức của suy đoán pháp luật và nguyên tắc áp dụng pháp luật tương tự. Nhưng cần phải hiểu rằng, bản thân pháp luật không bao giờ có thể đảm bảo sự chính xác tuyệt đối hay đòi hỏi sự hoàn hảo bởi suy cho cùng trên thực tế, hoàn hảo cũng chỉ là một khái niệm mang tính tương đối. Luật thành văn hay án lệ, suy cho cùng cũng là trí tuệ của một nhóm người, nếu không thể chắc chắn xử lý được hết mọi quan hệ xã hội phát sinh từ luật thành văn, thì cần phải thừa nhận sự tồn tại của án lệ trong thực tiễn xét xử.
Thay đổi quan trọng nhất của hệ thống pháp luật Việt Nam trong thời đại hội nhập quốc tế hiện nay chính là việc tiếp nhận những nhân tố pháp luật nước ngoài một cách có hiệu quả. Áp dụng án lệ vào việc xét xử ngoài ý nghĩa giải quyết một vụ án cụ thể còn là cơ sở để xử những vụ án tương tự sau này. Có tác dụng tạo ra sự bình đẳng trong xét xử các vụ án có tính chất giống nhau, giúp tiên lượng được kết quả của các vụ tranh chấp, tiết kiệm công sức của các thẩm phán, các cá nhân, cơ quan, tổ chức tham gia tranh tụng.
Những tư duy theo lối mòn và mang tính chất bảo thủ cần phải được thay đổi bởi xã hội không bao giờ dừng lại để chiều theo suy nghĩ của bất cứ cá nhân nào. Tòa án nhân dân tối cao ban hành Nghị quyết 03/2015/NQ-HĐTP thừa nhận việc áp dụng án lệ vào xét xử là một bước đi tiến bộ, nhưng đấy chưa phải là điểm dừng bởi đằng sau đó là một quá trình dài xem xét về việc lựa chọn, công bố và áp dụng án lệ một cách phù hợp, chính xác để quy định này đảm bảo tính hiệu quả cao nhất trong thực tiễn thì mới đem lại lợi ích cho xã hội.
Trên đây là một số quan điểm phân tích của Ban biên tập Luật TGS. Nếu bạn còn vướng mắc và cần được sự hỗ trợ của Luật Sư, bạn có thể gọi đến tổng đài tư vấn miễn phí: 1900.8698 hoặc truy cập Website: https://tgslaw.vn/cong-ty-luat-su-chuyen-ve-hinh-su.html
Đội ngũ luật sư bào chữa – Công ty Luật TGS
Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS
Ông là một luật sư giỏi có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai. Luật sư đã tham gia tranh tụng nhiều vụ án tranh chấp đất đai, vụ án hình sự, kinh tế, thương mại,.. trên toàn quốc.
Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám Đốc Công ty Luật TGS
Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng là một luật sư giỏi, đã từng công tác tại Công ty Luật TNHH NHB và nhiều công ty luật có thương hiệu khác, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Đất đai, hình sự, dân sự.
Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Luật sư Công ty Luật TGS
Luật sư Đức Hùng từng công tác tại nhiều tổ chức hành nghề luật sư uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tranh tụng hình sự, đất đai, tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình.
Luật sư Hà Huy Sơn – Luật sư Công ty Luật TGS
Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực hình sự. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Hình Sự, luật sư Hà Huy Sơn đã gây dựng được cho mình thương hiệu riêng và sự uy tín vững chắc đối với khách hàng.
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí
- Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS Law
- Địa chỉ: Số 10, ngõ 76 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
- Điện thoại: 0984.769.278
- Email: info.tgslaw@gmail.com
- Hotline: 0985.928.544 - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn
Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!