Lưu ý khi mua bán nhãn hàng và độc quyền đối với sản phẩm chưa được đăng ký nhãn hiệu
Nội dung bài viết
- 1 Thứ nhất: Khi mua bán nhãn hàng và độc quyền đối với sản phẩm chưa được đăng ký nhãn hiệu thì cần lưu ý phải tiến hành thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu độc quyền đối với sản phẩm đó.
- 2 Thứ 2: Sau khi đăng ký nhãn hiệu và được Cục sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, chủ sở hữu muốn mua bán nhãn hàng và độc quyền đối với sản phẩm có thể sử dụng các loại hợp đồng sau:
Khi mua bán nhãn hàng và độc quyền đối với sản phẩm chưa được đăng ký nhãn hiệu thì cần lưu ý gì và nên sử dụng loại hợp đồng nào và luật nào điều chỉnh ?
Thứ nhất: Khi mua bán nhãn hàng và độc quyền đối với sản phẩm chưa được đăng ký nhãn hiệu thì cần lưu ý phải tiến hành thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu độc quyền đối với sản phẩm đó.
Về thủ tục, trình tự đăng ký nhãn hiệu sản phẩm cụ thể:
– Tiếp nhận đơn: Hồ sơ đăng ký có thể nộp trực tiếp tới trụ sở chính của Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 2 Văn phòng đại diện tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. Ngoài việc gửi trực tiếp có thể gửi qua đường bưu điện
– Thẩm định hình thức đơn: Đây là bước nhằm kiểm tra việc tuân thủ các quy định, quy tắc về hình thức đối với đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, đây là căn cứ để ra kết luận đơn có được coi là hợp lệ hay không. Từ đó đưa ra thông báo chấp nhận nếu đơn hợp lệ và từ chối chấp nhận đơn đối với đơn không hợp lệ.
– Công bố đơn: Kết quả từ quá trình thẩm định hình thức đơn nếu đơn được coi là hợp lệ thì sẽ được đăng công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp.
– Thẩm định nội dung đơn: Bước này thực hiện để đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng được nêu trong đơn đăng ký theo các tiêu chí, điều kiện bảo hộ, qua đó để xác định phạm vi bảo hộ tương ứng. Dựa vào kết quả thẩm định này để ra quyết định cấp hoặc từ chối cấp văn bằng bảo hộ:
+ Nếu đối tượng nêu trong đơn không đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ;
+ Nếu đối tượng nêu trong đơn đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, và người nộp
– Đơn đăng ký hợp lệ và người nộp đơn nộp đầy đủ lệ phí theo quy định thì Cục sẽ ra quyết định cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đồng thời ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp.
Thứ 2: Sau khi đăng ký nhãn hiệu và được Cục sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, chủ sở hữu muốn mua bán nhãn hàng và độc quyền đối với sản phẩm có thể sử dụng các loại hợp đồng sau:
1. Trường hợp chủ sở hữu muốn chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu
– Khái niệm chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu là việc chủ sở hữu nhãn hiệu chuyển giao quyền sở hữu nhãn hiệu của mình cho tổ chức, cá nhân khác.
– Có thể sử dụng hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu.
– Hợp đồng chuyển nhượng này phải được thực hiện dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản. Hợp đồng có các nội dung chủ yếu sau:
+ Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng;
+ Căn cứ chuyển nhượng;
+ Giá chuyển nhượng;
+ Các quyền và nghĩa vụ của 2 bên (bao gồm bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng)
2. Trường hợp chủ sở hữu nhãn hiệu muốn chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu (li xăng)
– Khái niệm về chuyển nhượng sử dụng nhãn hiệu là việc chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng nhãn hiệu thuộc phạm vi quyền sử dụng của mình.
– Có thể sử dụng hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu (hợp đồng li xăng nhãn hiệu).
– Hợp đồng li xăng nhãn hiệu phải được thực hiện dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản.
– Căn cứ theo Điều 143 Luật sở hữu trí tuệ quy định về 3 loại hợp đồng li xăng bao gồm:
+ Hợp đồng độc quyền: Khi kí kết hợp đồng này thì phạm vi, nghĩa vụ của 2 bên sẽ được quy định như sau: bên chuyển nhượng sẽ không được ký kết chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu đã chuyển nhượng cho bất kỳ đơn vị nào khác và chỉ được sử dụng nhãn hiệu đó nếu có sự cho phép của bên được chuyển nhượng quyền; bên được chuyển nhượng sẽ được độc quyền sử dụng đối với nhãn hiệu
+ Hợp đồng không độc quyền: bên chuyển nhượng quyền vẫn có quyền sử dụng nhãn hiệu hay có quyền ký kết hợp đồng sử dụng nhãn hiệu không độc quyền với người khác mà không phải cần có sự đồng ý từ phía bên được chuyển quyền.
+ Hợp đồng sử dụng thương hiệu thứ cấp: Bên chuyển quyền là người được chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu theo một hợp đồng khác.
– Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng nhãn hiệu có các nội dung chủ yếu sau:
+ Tên, địa chỉ đầy đủ của 2 bên, bao gồm bên chuyển quyền và bên được chuyển quyền;
+ Căn cứ chuyển giao quyền sử dụng đối với nhãn hiệu;
+ Dạng hợp đồng;
+ Phạm vi chuyển giao, gồm giới hạn quyền sử dụng, giới hạn lãnh thổ;
+ Thời hạn hợp đồng có hiệu lực;
+ Giá chuyển giao
+ Quyền và nghĩa vụ của cả 2 bên
– Khi chủ sở hữu muốn mua bán nhãn hàng và độc quyền đối với nhãn hiệu thì sẽ sử dụng hợp đồng li xăng độc quyền nhãn hiệu và do Luật sở hữu trí tuệ điều chỉnh.
Mọi vấn đề thắc mắc liên hệ tổng đài tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ 19008698 để được hỗ trợ chi tiết
Đội ngũ luật sư – Công ty Luật TGS
Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS
Luật sư Tuấn đạt được nhiều kinh nghiệm tư vấn pháp luật trong các lĩnh vực như khai thác khía cạnh thương mại của Quyền Sở hữu trí tuệ, viễn thông, đầu tư, doanh nghiệp, bất động sản…
Nguyễn Thị Hường – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ/Doanh nghiệp
Là chuyên gia pháp lý về lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đã tham gia tư vấn cho các Khách hàng trong và ngoài nước về các vấn đề về đăng ký bảo hộ và giải quyết tranh chấp về Nhãn hiệu, Thương hiệu, Kiểu dáng, Sáng chế, hiện bà là Trưởng Phòng Nhãn hiệu của văn phòng luật TGS.
Nguyễn Thị Oanh – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ
Là một chuyên viên giỏi trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ, doanh nghiệp. Đặc biệt bà Oanh chuyên tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về giấy phép con như: giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động, kiểm nghiệm mỹ phẩm,.....
Đặng Phương Chi – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ
Là một chuyên gia trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đặc biệt bà Hương là chuyên gia tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về nhãn hiệu, thương hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, bản quyền tác giả,...
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí
- Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS Law
- Địa chỉ: Số 10, ngõ 76 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
- Điện thoại: 0984.769.278
- Email: info.tgslaw@gmail.com
- Hotline: 0985.928.544 - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn
Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!