So sánh Sáng chế và Kiểu dáng công nghiệp
Nội dung bài viết
Sáng chế và kiểu dáng công nghiệp là 2 đối tượng khác nhau và đều được pháp luật bảo hộ và xác lập dựa trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ. Luật TGS sẽ đưa ra các tiêu chí để so sánh sáng chế với kiểu dáng công nghiệp.
So sánh điểm giống nhau giữa sáng chế và kiểu dáng công nghiệp
– Đều là đối tượng sáng tạo mang đặc tính kĩ thuật áp dụng trong hoạt động sản xuất công nghiệp;
– Điều kiện bảo hộ đều phải đáp ứng được về tính mới, tính sáng tạo và khả năng áp dụng công nghiệp;
– Chủ sở hữu có mọi quyền sử dụng, định đoạt chúng;
– Đều được pháp luật bảo hộ và xác lập dựa trên việc quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan có thẩm quyền.
So sánh điểm khác nhau giữa sáng chế với kiểu dáng công nghiệp
1. Khái niệm
– Sáng chế: là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên.
– KDCN: là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này.
2. Điều kiện bảo hộ sáng chế và kiểu dáng công nghiệp
Để phân biệt sáng chế và kiểu dáng công nghiệp thì chúng ta cũng cần phải nói đến điều kiện để bảo hộ giữa chúng. Cụ thể:
– Điều kiện đăng ký bảo hộ sáng chế gồm:
+ Có tính mới;
+ Có trình độ sáng tạo;
+ Có khả năng áp dụng công nghiệp;
+ Không thuộc các đối tượng tại Điều 59 Luật Sở hữu trí tuệ.
– Điều kiện bảo hộ kiểu dáng công nghiệp gồm:
+ Có tính mới;
+ Có tính sáng tạo (yêu cầu thấp hơn so với sáng chế, chỉ yêu cầu người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực tương ứng không thể tạo ra một cách dễ dàng là được);
+ Có khả năng ứng dụng trong công nghiệp;
+ Không thuộc các đối tượng quy định tại Điều 64 Luật Sở hữu trí tuệ.
3. Thời gian đăng ký
– Thời gian đăng ký bằng sáng chế: khoảng từ 36-40 tháng.
– Thời gian đăng ký kiểu dáng công nghiệp: 14 tháng.
4. Chi phí đăng ký
– Đối với sáng chế: Mất chi phí đăng ký và hiệu lực văn bằng; không mất chi phí bảo mật thông tin
– Kiểu dáng công nghiệp: sẽ tốn nhiều chi phí hơn sáng chế
5. Thời hạn bảo hộ sáng chế và kiểu dáng công nghiệp
So sánh về thời hạn bảo hộ giữa sáng chế với kiểu dáng công nghiệp quy định như sau:
– Thời hạn bảo hộ sáng chế: Có hiệu lực 20 năm kể từ ngày nộp đơn.
– Thời hạn bảo hộ kiểu dáng công nghiệp: Có hiệu lực 5 năm kể từ ngày nộp đơn và có thể gia hạn 2 lần liên tiếp, mỗi lần là 5 năm.
Mọi vấn đề thắc mắc liên hệ hotline tư vấn: (024) 6682 8986 Luật sư sẽ giải đáp và hỗ trợ kịp thời.
Đội ngũ luật sư – Công ty Luật TGS
Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS
Luật sư Tuấn đạt được nhiều kinh nghiệm tư vấn pháp luật trong các lĩnh vực như khai thác khía cạnh thương mại của Quyền Sở hữu trí tuệ, viễn thông, đầu tư, doanh nghiệp, bất động sản…
Nguyễn Thị Hường – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ/Doanh nghiệp
Là chuyên gia pháp lý về lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đã tham gia tư vấn cho các Khách hàng trong và ngoài nước về các vấn đề về đăng ký bảo hộ và giải quyết tranh chấp về Nhãn hiệu, Thương hiệu, Kiểu dáng, Sáng chế, hiện bà là Trưởng Phòng Nhãn hiệu của văn phòng luật TGS.
Nguyễn Thị Oanh – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ
Là một chuyên viên giỏi trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ, doanh nghiệp. Đặc biệt bà Oanh chuyên tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về giấy phép con như: giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động, kiểm nghiệm mỹ phẩm,.....
Đặng Phương Chi – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ
Là một chuyên gia trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đặc biệt bà Hương là chuyên gia tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về nhãn hiệu, thương hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, bản quyền tác giả,...
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí
- Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS Law
- Địa chỉ: Số 10, ngõ 76 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
- Điện thoại: 0984.769.278
- Email: info.tgslaw@gmail.com
- Hotline: 0985.928.544 - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn
Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!