bản mô tả sáng chế
Cách lập bản mô tả sáng chế

Cách viết bản mô tả sáng chế, giải pháp hữu ích

Bản mô tả sáng chế gồm phần mô tả sáng chế và phạm vi bảo hộ sáng chế, đây là tài liệu bắt buộc cần có trong hồ sơ đăng ký yêu cầu cấp Bằng độc quyền sáng chế hoặc giải pháp hữu ích cho giải pháp kỹ thuật.

Bài viết dưới đây Luật TGS sẽ hướng dẫn cách viết bản mô tả sáng chế, giải pháp hữu ích chuẩn nhất, qúy khách có thể tham khảo trước khi nộp đơn đăng ký sáng chế để xin cấp VBBH.

bản mô tả sáng chế, giải pháp hữu ích

Điều kiện phần mô tả sáng chế phải đáp ứng

– Phải bộc lộ đầy đủ, rõ ràng bản chất của sáng chế mà người hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng căn cứ vào đó có thể thực hiện sáng chế đó được.

Các hình vẽ kèm theo phải được giải thích vắn tắt nếu cần làm rõ thêm bản chất của sáng chế cần bảo hộ.

Phải mô tả rõ tính mới, trình độ sáng tạo và khả năng áp dụng công nghiệp của sáng chế đó.

Nội dung chính bản mô tả sáng chế, giải pháp hữu ích

Bản mô tả giải pháp hữu ích/sáng chế gồm các nội dung chính sau đây:

– Tên sáng chế/giải pháp hữu ích;

– Lĩnh vực kỹ thuật được đề cập;

– Tình trạng kỹ thuật của sáng chế/giải pháp hữu ích;

– Bản chất kỹ thuật của sáng chế/giải pháp hữu ích;

– Mô tả vắn tắt các hình vẽ;

– Ví dụ thực hiện sáng chế/giải pháp hữu ích;

– Yêu cầu bảo hộ;

– Tóm tắt sáng chế/giải pháp hữu ích.

Cách viết bản mô tả sáng chế, giải pháp hữu ích

Để chi tiết nhất, Luật TGS sẽ lấy ví dụ cụ thể về bản mô tả sáng chế của “Công tắc điện” đã được cấp VBBH số 30099 công bố trên cổng thông tin của Cục Sở hữu trí tuệ.

Tên sáng chế, GPHI

Tên cần đặt ngắn ngọn nhưng phải rõ ràng và thể hiện vắn tắt dạng đối tượng, chức năng hoặc lĩnh vực kỹ thuật và bản chất đối tượng đó.

Tên sáng chế, giải pháp hữu ích cần phù hợp với bản chất của sáng chế như được thể hiện chi tiết ở phần: Mô tả bản chất kỹ thuật của sáng chế.

Ví dụ: Tên sáng chế: “Công tắc điện”

Lĩnh vực kỹ thuật được đề cập

Ở phần này khi lập bản mô tả sáng chế thì chúng ta cần chỉ ra lĩnh vực kỹ thuật mà sáng chế được sử dụng hoặc liên quan tới nó

Ví dụ: “Sáng chế đề cấp tới công tắc điện, cụ thể là công tắc điện bao gồm nút ấn kích hoạt xoay.”

Tình trạng kỹ thuật của sáng chế, GPHI

Nêu các thông tin về tất cả giải pháp kỹ thuật đã biết tính đến ngày ưu tiên của đơn tương tự với sáng chế nêu trong đơn. Tương tự ở đây là có cùng mục đích hoặc cùng giải quyết một vấn đề kỹ thuật.

Cần chỉ ra giải pháp có bản chất kỹ thuật gần giống nhất với sáng chế được nêu trong đơn dựa trên cơ sở các giải pháp đã biết đó, đồng thời mô tả tóm tắt bản chất giải pháp này và nêu các hạn chế, thiếu sót của giải pháp đó trong việc giải quyết vấn đề kỹ thuật hoặc đạt được mục đích mà sáng chế nêu trong đơn đề cập tới.

Các nguồn thông tin nói trên phải được chỉ dẫn rõ ràng, trường hợp không có thông tin về tình trạng kỹ thuật thì cần phải ghi rõ điều đó.

Ví dụ: “Các công tắc điện đã biết hiện nay bao gồm nút ấn lắp trên để có điểm khởi động, nút ấn có thể xoay quanh đường trục xoay. Nút an này xác định hai vị trí: vị tri tiếp xúc thứ nhất hoặc vị trí nối điện và vị trí ngắt hoặc vị trí nghỉ thứ hai.

Từ vị trí nghỉ thứ hai này, khi người dùng ấn nút ấn, thì nó chuyển đến vị tri tiếp xúc thứ nhất, mà nó có thể được duy trì ở đó hoặc, nếu cần, nó có thể được hồi phục tự động về vị trí thứ hai, vi dụ như lò xo. Khi xảy ra sự hồi phục tự động này, mỗi lần nút ấn được ấn, sự tiếp xúc điện sẽ được kết nối và được ngắt khi nút ấn được nhà ấn, hoặc sự tiếp xúc điện sẽ được kết nối và ngắt một cách luân phiên khi nút ấn được ấn.

Ở các công tác điện này trong đó nút ấn tự động hồi phục về vị trí nghỉ của nó, thông thường, nút ấn hầu như nhô từ đế ở đầu xa nhất với đường trục xoay của nó. Nguyên nhân là sự có mặt của cơ cầu cơ học để dẫn động điện, điểm khoảng trống đáng kể.

Để khắc phục nhược điểm này, các công tắc điện thuộc loại này cũng đã được biết đến là có sử dụng các cơ cấu điện từ để dẫn động điện, vốn có ưu điểm là nút ấn chỉ hơi nhô ra khỏi khung đỡ ở đầu của nó cách xa với đương trục xoay. Tuy nhiên, các cơ cấu điện tử này hầu như đắt hơn nhiều các cơ cấu cơ và làm tăng chi phi giá thành của công tắc điện.

WO2011075675 A2 bộc lộ dụng cụ điện có công tắc dạng cần điều khiển mà được tạo kết cầu để cho phép dễ kích hoạt cơ cấu chuyển. Dụng cụ điện bao gồm vỏ, bề mặt đỡ nằm bên trong vỏ, cơ cấu chuyển có vị trí thứ nhất và vị trí thứ hai, bộ phận dạng cần điều khiển bao gồm bề mặt tiếp điểm và chốt bản lề được định vị một khoảng với bề mặt đỡ, và bộ phận nhân được nối xoay được với chốt bản lề và có đòn thứ nhất và đòn thứ hai.”

Bản chất kỹ thuật của sáng chế, giải pháp hữu ích

Mở đầu bằng đoạn trình bày mục đích mà sáng chế cần đạt được hoặc vấn đề kỹ thuật mà sáng chế hoặc giải pháp hữu ích cần phải giải quyết nhằm khắc phục các hạn chế, thiếu sót của giải pháp gần giống nhất đã biết nêu ở phần 3

Tiếp theo là mô tả, trình bày các dấu hiệu cấu thành, đặc biệt là các dấu hiệu mới của sáng chế, giải pháp hữu ích so với giải pháp kỹ thuật gần giống nhất nêu ở phần 3.

Các dấu hiệu dạng cơ cấu:

– Chi tiết, cụm chi tiết và chức năng của chúng;

– Hình dạng của chi tiết,cụm chi tiết;

– Vật liệu làm chi tiết, cụm chi tiết;

– Kích thước của chi tiết, cụm chi tiết;

– Tương quan vị trí giữa các chi tiết, cụm chi tiết;

– Cách liên kết các chi tiết, cụm chi tiết.

Các dấu hiệu dạng chất:

– Các hợp phần tạo nên chất;

– Tỷ lệ các hợp phần;

– Công thức cấu trúc phân tử;

– Đặc tính hoá lý, v.v..

Các dấu hiệu dạng phương pháp:

– Các công đoạn;

– Trình tự thực hiện các công đoạn;

– Các điều kiện kỹ thuật (nhiệt độ, áp suất, thời gian, chất xúc tác,v.v.) để thực hiện các công đoạn

Phương tiện/thiết bị để thực hiện các công đoạn…

Ví dụ: ” Do đó, mục đích của sáng chế là đề xuất công tắc điện trong đó nút ấn nhô một lượng bằng với các công tắc điện tử đã biết hiện nay để tự động hồi phục về vị trí nghỉ của chúng, nhưng hoàn toàn nhờ cơ cấu cơ học. Theo cách này, cảm giác mà người dùng có là sử dụng công tắc điện loại điện tử, nhưng trên thực tế nó là công tắc điện loại cơ học.

Với công tắc điện theo sáng chế, các nhược điểm được khắc phục, có các tru điểm khác mà sẽ được mô tả dưới đây.

Công tắc điện theo sáng chế bao gồm ít nhất một nút ấn có thể quay quanh đường trục xoay và để có ít nhất một điểm khởi động kết nối hoặc ngắt điện cho mỗi nút ấn, sao cho chuyển động quay của nút ấn ép điểm kích hoạt và tạo ra sự kết nối hoặc ngắt điện, và để bao gồm bộ khởi động xoay cho mỗi điểm khởi động tạo bởi phần gần và phần xa, mà tốt hơn là tạo ra góc khởi động.

Theo cách có lợi, phần gần của bộ khởi động bao gồm đường trục quay ở đầu của nó cách xa với tâm của bề mặt trước của để và phần xa nằm tiếp xúc với điểm khởi động khi nút ấn kết hợp với chúng được ấn.

Theo phương án ưu tiên , phần xa bao gồm phần nhỏ để tiếp xúc với điểm khởi động. Tốt hơn, là phần xa tạo ra góc với đường trục vuông góc với đế của nút ấn ở điểm khởi động nằm trong khoảng 0 và 90 độ.

Theo phương án ưu tiên, tỷ lệ giữa khoảng cách chạy qua đầu của phần xa cách xa với đường trục quay theo hướng vuông góc với đế và khoảng cách chạy qua đầu của nút ấn cách xa với đường trục xoay theo hướng vuông góc với để nằm trong khoảng giữa 0,7 và 3, tốt hơn nữa là tỷ lệ này nằm trong khoảng giữa 0.8 và 2 và tốt hơn nữa là tỷ lệ này bằng 1. Theo cách này, sự cân bằng đạt được giữa sự dịch chuyển nhỏ nhất của đầu của nút ẩn cách xa với đường trục xoay và lực dẫn động.

Ngoài ra, đã đề xuất rằng khoảng cách chạy qua đầu tự do của phần xa theo hướng vuông góc với để có thể có lợi nếu nằm trong khoảng giữa 2,5 và 1,5 mm, ví dụ 2 mm, và khoảng cách chạy quạ đầu của nút ấn cách xa với đường trục xoay theo hướng vuông góc với để nằm trong khoảng giữa 2,5 và 1,5 mm, ví dụ 2 mm. Ngoài ra, khoảng cách chạy qua tâm của nút ấn nằm trong khoảng giữa 0,5 và 1,5 mm, như 1 mm .

Với công tắc theo sáng chế, thu được công tắc điện kiểu cơ học chi phí thấp mà tự động hồi phục về vị trí nghỉ của nó, và tạo ra cho người dùng cảm giác giống như cảm giác sử dụng công tắc điện loại điện tử.

Ngoài ra, lực mà người dùng phải tác động để vận hành công tắc giống như ở các công tắc thông thường do sự dịch chuyển của nút ấn là như nhau.”

Mô tả vắn tắt các hình vẽ

Nếu có hình vẽ trong bản mô tả sáng chế/giải pháp hữu ích để nhằm làm rõ bản chất của sáng chế/giải pháp hữu ích thì cần phải có danh mục các hình vẽ và giải thích vắn tắt từng hình một.

Ví dụ: “Để hiểu rõ hơn những gì đã được bộc lộ, được kèm theo là các hình vẽ dưới dạng sơ đồ và chỉ là một ví dụ không làm giới hạn, các trường hợp thực tế theo phương án thực hiện được thể hiện.

Fig.1 là hình vẽ cắt của công tắc điện theo sáng chế ở vị trí nghỉ của nó;

Fig.2 là hình vẽ cắt của công tắc điện theo sáng chế ở vị trí hoạt động của nó;

Fig.3 và Fig.4 là hình vẽ dạng sơ đồ thể hiện vị trí của nút ẩn và bộ khởi động xoay ở vị trí nghỉ và vị trí hoạt động một cách tương ứng;

Fig 5 là hình chiếu bằng của công tắc điện theo sáng chế, bao gồm hai đế.”

Ví dụ thực hiện sáng chế

Chúng ta chỉ cần chỉ ra một hoặc một vài ví dụ thực hiện sáng chế/giải pháp hữu ích để chứng minh về khả năng áp dụng của sáng chế trong thực tiễn

Hiệu quả đạt được: Nên đưa ra các hiệu quả kỹ thuật – kinh tế của sáng chế để chứng minh ưu điểm của nó so với giải pháp kỹ thuật đã biết.

Thể hiện các hình vẽ theo quy định về vẽ kỹ thuật.

Yêu cầu bảo hộ

Yêu cầu bảo hộ có chức năng để xác định phạm vi bảo hộ. Các yêu cầu bảo hộ phải:

– Phù hợp với Bản mô tả và Hình vẽ;

– Chứa các dấu hiệu cơ bản của sáng chế/giải pháp hữu ích đủ để đạt được mục đích hoặc giải quyết nhiệm vụ đặt ra;

– Không chứa các chỉ dẫn liên quan đến Bản mô tả và Hình vẽ;

– Không được chứa hình vẽ;

– Mỗi điểm độc lập của yêu cầu bảo hộ chỉ được đề cập tới một đối tượng yêu cầu bảo hộ.

Cấu trúc của yêu cầu bảo hộ

– Yêu cầu bảo hộ có thể có một hay nhiều điểm độc lập (tương ứng với số lượng sáng chế/giải pháp hữu ích trong Đơn),mỗi điểm độc lập có thể có các điểm phụ thuộc.

– Mỗi điểm độc lập của Yêu cầu bảo hộ chứa đầy đủ các dấu hiệu cơ bản cần và đủ để xác định phạm vi bảo hộ của một sáng chế/giải pháp hữu ích.

– Điểm phụ thuộc viện dẫn đến điểm độc lập mà nó phụ thuộc vào,tức là chứa tất cả các dấu hiệu của điểm đó và còn chứa thêm các dấu hiệu bổ sung nhằm cụ thể hoá hoặc phát triển các dấu hiệu nêu trong điểm độc lập.

Cách lập yêu cầu bảo hộ:

– Mỗi điểm độc lập trong yêu cầu bảo hộ cần phải được viết thành một câu và nên (nhưng không bắt buộc) gồm hai phần:

+ Phần thứ nhất,gọi là phần giới hạn,gồm tên đối tượng và các dấu hiệu cần để xác định sáng chế/giải pháp hữu ích và trùng với các dấu hiệu của đối tượng đã biết nêu ở phần tình trạng kỹ thuật;

+ Phần thứ hai,gọi là phần khác biệt,bắt đầu bằng các từ “khác biệt ở chỗ” hoặc “đặc trưng ở chỗ” hoặc các từ tương đương khác và chỉ ra các dấu hiệu khác biệt của sáng chế/giải pháp hữu ích mà các dấu hiệu này khi kết hợp với các dấu hiệu đã biết ở phần giới hạn tạo nên sáng chế/giải pháp hữu ích.

Bản tóm tắt:

Trong bản mô tả sáng chế, giải pháp hữu ích thì đây là phần trình bày ngắn gọn, không quá 150 từ về bản chất của sáng chế đã được bộc lộ trong bản mô tả, yêu cầu bảo hộ, hình vẽ nhằm cung cấp các thông tin tóm tắt về sáng chế, giải pháp hữu ích.

Có thể sử dụng hình vẽ đặc trưng để minh họa cho bản tóm tắt.

Ví dụ: “1. Công tắc điện bao gồm ít nhất một nút ấn (4) mà xoay quanh đường trục xoay (5) và để (2) có ít nhất một điểm khởi động (3) để kết nối và ngắt điện, sao cho hoạt động xoay của nút ấn (4) gây ra sự tác động áp lực vào ít nhất một điểm khởi động (3) và tạo ra sự kết nối hoặc ngắt điện, để (2) bao gồm ít nhất một bộ khởi động xoay (6), trong đó ít nhất một bộ khởi động xoay (6) bao gồm phần gần (6a) và phần xa (6b) được tạo ra để ép ít nhất một điểm khởi động (3), khác biệt ở chỗ, phần gần (6a) của bộ khởi động (6) bao gồm đường trục quay (7) ở đầu của nó cách xa với tâm theo phương dọc của bề mặt của nút ấn (4) và phần xa (6b) nằm tiếp xúc với điểm khởi động (3) bằng cách ấn nút ẩn (4) kết hợp với chúng.

2. Công tắc điện theo điểm 1, trong đó phần gần (6a) và phần xa (6b) tạo ra góc khởi động (a).

3. Công tắc điện theo điểm 2, trong đó góc khởi động (a) nằm trong khoảng giữa 110° và 130°. Công tắc điện theo điểm bất kỳ trong số các điểm từ 1 đến 3, trong đó phần xa (6) tạo ra góc với đường trục vuông góc với đế (2) của nút ấn (4) ở điểm khởi động (3) nằm trong khoảng giữa 0 và 90 độ.

5. Công tắc điện theo điểm bất kỳ trong số các điểm từ 1 đến 4, trong đó phần xa (6b) bao gồm phần nhỏ (8) để tiếp xúc với điểm khởi động (3).

6. Công tắc điện theo điểm bất kỳ trong số các điểm từ 1 đến 5, trong đó từ vị trí khi nút ấn (4) không được ấn to vị trí khi nút ẩn (4) được ẩn . khoảng cách (D3) mà dịch chuyển đầu của phần xa (6b) cách xa với đường trục quay (7) theo hướng vuông góc với để (2) năm trong khoảng giữa 2,5 và 15 mm.

7. Công tắc điện theo điểm bất kỳ trong số các điểm nêu trên, trong đó từ vị trí khi nút ấn (4) không được ấn to vị trí khi nút ấn (4) được ẩn, khoảng cách (D2) mà dịch chuyển đầu của nút ấn (4) cách xa với đường trục xoay (5) theo hướng vuông góc với đế (2) nằm trong khoảng giữa 2,5 và 1,5 mm, như 2 mm.

8. Công tắc điện theo điểm bất kỳ trong số các điểm từ 1 đến 7, trong đó tỷ lệ giữa khoảng cách (D3) mà dịch chuyển đầu của phần xa (6b) cách xa với đường trục quay (7) theo hướng vuông góc với đế (2) từ vị trí khi nút ấn (4) không được ấn đến vị trí khi nút ấn (4) được ấn và khoảng cách (D2) mà dịch chuyển đầu của nút ấn (4) cách xa với đường trục xoay (5) theo hướng vuông góc với đế (2) từ vị trí khi nút ấn (4) không được ấn đến vị trí khi nút ấn (4) được ấn nằm trong khoảng giữa 0,7 và 3

9. Công tắc điện theo điểm 8, trong đó tỷ lệ giữa khoảng cách (D3) mà dịch chuyển đầu của phần xa (6b) cách xa với đường trục quay (7) theo hướng vuông góc với đế (2) từ vị trí khi nút ấn (4) không được ấn đến vị trí khi nút ấn (4) được ẩn và khoảng cách (D2) mà dịch chuyển đầu của nút ấn (4) cách xa với đường trục xoay (5) theo hướng vuông góc với đế (2) từ vị trí khi nút ấn (4) không được ấn đến vị trí khi nút ấn (4) được ấn xấp xỉ bằng 1.

10. Công tắc điện theo điểm bất kỳ trong số các điểm nêu trên , trong đó từ vị trí khi nút ấn (4) không được ấn đến vị trí khi nút ẩn (4) được ẩn, khoảng cách (DI) mà dịch chuyển tâm của nút ấn (4) nằm trong khoảng giữa 0,5 và 1,5 mm, như 1 mm.”

Những lưu ý khi viết bản mô tả sáng chế, giải pháp hữu ích

Phần mô tả sáng chế/giải pháp hữu ích sẽ không được sửa khi đơn đã được nộp, vì vậy người làm đơn cần phải mô tả thật chính xác, đầy đủ.

Tránh sử dụng các cụm từ như: “sáng chế là” mà thay vào đó nên sử dụng cụm từ “theo phương án thực hiện này của sáng chế” vì nó sẽ đảm bảo yêu cầu bảo hộ có sự giải thích rộng nhất có thể.

Nếu có vấn đề thắc mắc gì trong quá trình viết bản mô tả sáng chế liên hệ ngay tới tổng đài (024) 6682 8986 để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

>>Tham khảo thêm: Hướng dẫn điền tờ khai đăng ký sáng chế

call-to-like

Đội ngũ luật sư – Công ty Luật TGS

lstuan

 

Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS

Luật sư Tuấn đạt được nhiều kinh nghiệm tư vấn pháp luật trong các lĩnh vực như khai thác khía cạnh thương mại của Quyền Sở hữu trí tuệ, viễn thông, đầu tư, doanh nghiệp, bất động sản…

thu

 

Nguyễn Thị Hường – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ/Doanh nghiệp

Là chuyên gia pháp lý về lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đã tham gia tư vấn cho các Khách hàng trong và ngoài nước về các vấn đề về đăng ký bảo hộ và giải quyết tranh chấp về Nhãn hiệu, Thương hiệu, Kiểu dáng, Sáng chế, hiện bà là Trưởng Phòng Nhãn hiệu của văn phòng luật TGS.

oanh

 

Nguyễn Thị Oanh – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ

Là một chuyên viên giỏi trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ, doanh nghiệp. Đặc biệt bà Oanh chuyên tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về giấy phép con như: giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động, kiểm nghiệm mỹ phẩm,.....

huongtran

 

Đặng Phương Chi – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ

Là một chuyên gia trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đặc biệt bà Hương là chuyên gia tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về nhãn hiệu, thương hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, bản quyền tác giả,...

tu van
ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS Law
  • Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Điện thoại: 0984.769.278
  • Email: contact.tgslaw@gmail.com
  • Hotline: 0985.928.544 - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!