Cách tính bảo hiểm xã hội một lần mới nhất 2020

Bảo hiểm xã hội là một trong những chế độ an sinh xã hội mà ở đây người lao động được đảm bảo cuộc sống khi gặp khó khăn trong công việc. Rất nhiều người lao động thắc mắc về mức hưởng và cách tính bảo hiểm xã hội 1 lần như thế nào? Vậy làm thế nào để biết chính xác mức bảo hiểm xã hội một lần mà người tham gia đóng sẽ được nhận là bao nhiêu? Qua bài viết dưới đây của Blog Bảo Hiểm Xã Hội chúng tôi sẽ cung cấp đầy đủ thông tin cho các bạn về vấn đề cách tính bảo hiểm xã hội 1 lần.

Công thức tính mức hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần

Để xác định được mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần thì đầu tiên người lao động phải biết được công thức tính bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật. Tại khoản 2 Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được xác định theo công thức tính bảo hiểm xã hội một lần như sau:

Mức hưởng = Mbqtl * (Thời gian đóng BHXH * 1,5 + Thời gian đóng BHXH * 2)

Trong đó: Mbqtl là mức bình quân tiền lương tham gia đóng bảo hiểm xã hội của người lao động

Ta thấy tùy theo thời gian tham gia đóng bảo hiểm xã hội thì người lao động sẽ được hỗ trợ mức hưởng bảo hiểm xã hội như sau:

  • 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;
  • 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014;

Trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì tính bảo hiểm xã hội 1 lần tính bằng 22% của các mức tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Cách tính mức bình quân tiền lương tham gia đóng bảo hiểm xã hội

Mức bình quân tiền lương tham gia đóng bảo hiểm xã hội sẽ phụ thuộc vào chế độ tiền lương của người lao động đó. Hiện nay có 3 nhóm chế độ tiền lương như sau:

Người lao động có toàn bộ thời gian làm việc tại Doanh nghiệp,

Người lao động có toàn bộ thời gian làm việc tại Nhà nước,

Người lao động vừa có thời gian làm việc tại Nhà nước vừa có thời gian làm việc tại doanh nghiệp.

Sau đây Luật Quang Huy sẽ cung cấp cách tính mức bình quân tiền lương cho mỗi đối tượng trên:

Người lao động có toàn bộ thời gian làm việc tại Doanh nghiệp

Công thức tính mức bình quân tiền lương của đối tượng này được áp dụng công thức sau:

 

Mbqtl

 

=

 

Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của các tháng đóng bảo hiểm xã hội

Tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội

 Trong đó:

  • Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội được điều chỉnh theo quy định:

Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội sau điều chỉnh của từng năm

=

Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định của từng năm

*

Mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội của năm tương ứng

Người lao động có toàn bộ thời gian làm việc tại Nhà nước

Đối với người lao động có toàn bộ thời gian làm việc tại nhà nước thì khi tính mức bình quân tiền lương cần phải căn cứ vào thời điểm người lao động bắt đầu tham gia đóng bảo hiểm xã hội. Cụ thể:

 

Mbqtl

 

=

Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH của t năm cuối trước khi nghỉ việc

(t x 12) tháng

Trong đó hệ số t phụ thuộc vào thời điểm người lao động bắt đầu tham gia đóng bảo hiểm xã hội và được quy định như sau:

Số năm cuối để tính bình quân tiền lương đóng BHXH (T)

Thời gian bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội

5

Trước ngày 01/01/1995

6

Từ 01/01/1995 đến 31/12/2000.

8

Từ 01/01/2001 đến 31/12/2006.

10

Từ 01/01/2007 đến 31/12/2015.

15

Từ 01/01/2016 đến 31/12/2019

20

Từ 01/01/2020 đến 31/12/2024

Tham gia từ 01/01/2025 => Tính bình quân toàn bộ quá trình đóng BHXH

Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có). Tiền lương này sẽ được tính trên mức lương cơ sở tại thời điểm tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội. Mức lương cơ sở của năm 2020 được Chính phủ quy định là 1.490.000 đồng.

Người lao động vừa có thời gian làm việc tại Nhà nước vừa có thời gian làm việc tại doanh nghiệp

Theo khoản 3 Điều 62 Luật Bảo hiểm xã hội, đối với người lao động trong trường hợp này thì mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội sẽ được tính theo quá trình tham gia BHXH theo cả hai chế độ tiền lương theo nhà nước quy định và cả người sử dụng lao động quyết định. Trong đó, thời gian tham gia bảo hiểm xã hội hưởng lương theo chế độ nhà nước và theo chế độ do người sử dụng lao động quyết định sẽ được tính theo quy định đã nêu ở trên:

 

 

Mbqtl

 

 

=

Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội tại Nhà nước

+

Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội tại Doanh nghiệp

Tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội

Người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội dưới 1 năm

Đối với đối tượng là người lao động tham gia đóng bảo hiểm xã hội dưới 1 năm thì mức bình quân tiền lương tham gia đóng bảo hiểm xã hội sẽ được tính là Tổng mức lương các tháng đóng bảo hiểm xã hội với mức điều chỉnh tiền lương của năm chia cho số tháng đã tham gia đóng bảo hiểm xã hội đó.

Cụ thể mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội (Mbqtl) đối với người lao động hưởng lương theo chế độ do người sử dụng lao động quyết định được tính như sau:

 

Mbqtl

 

=

Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian tham gia đóng

Tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội

Tính thời gian tham gia đóng bảo hiểm xã hội

Trường hợp người lao động tham gia đóng bảo hiểm xã hội dưới 1 năm thì thời gian tham gia đóng bảo hiểm xã hội sẽ căn cứ vào số tháng tham gia trên thực tế của người lao động đã được chốt trong sổ bảo hiểm xã hội.

Đối với trường hợp người lao động tham gia đóng bảo hiểm xã hội trên 1 năm thì khi tính mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần phải dùng đơn vị tính thời gian là năm chứ không dùng tháng. Số năm tham gia đóng bảo hiểm xã hội sẽ được cơ quan bảo hiểm chốt rõ ràng trong sổ bảo hiểm xã hội của người lao động. Trường hợp số năm tham gia đóng mà cơ quan bảo hiểm xã hội chốt có tháng lẻ thì sẽ áp dụng quy định làm tròn thời gian tham gia đóng.  

Cụ thể:

  • Từ 01 – 06 tháng được tính là nửa năm.
  • Từ 07 – 11 tháng được tính là một năm. 

Tuy nhiên quy định làm tròn trên chỉ áp dụng đối với thời gian tham gia bảo hiểm xã hội từ 01/01/2014 trở đi. Trường hợp trước ngày 01/01/2014, thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì những tháng lẻ đó được chuyển sang giai đoạn đóng BHXH từ ngày 01/01/2014 trở đi để làm căn cứ tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần.

Hệ số điều chỉnh tiền lương tham gia đóng bảo hiểm xã hội

 Mức điều chỉnh tiền lương tham gia đóng BHXH của năm tương ứng hay còn gọi là hệ số trượt giá. Bảng hệ số trượt giá của năm 2020 được quy định tại Thông tư 35/2019/TT-BLĐTBXH cụ thể như sau:

Năm

 

Mức điều chỉnh

Năm

Mức điều chỉnh

Trước 1995

4.85

2008

1.91

1995

4.12

2009

1.79

1996

3.89

2010

1.64

1997

3.77

2011

1.38

1998

3.50

2012

1.26

1999

3.35

2013

1.18

2000

3.41

2014

1.14

2001

3.42

2015

1.13

2002

3.29

2016

1.10

2003

3.19

2017

1.06

2004

2.96

2018

1.03

2005

2.73

2019

1.00

2006

2.54

2020

1.00

2007

2.35

 

 

 

Tính mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần

Sau khi xác định được mức bình quân tiền lương, thời gian tham gia đóng bảo hiểm xã hội, người lao động có thể tính được mức hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần.

Đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội 1 lần đóng dưới 1 năm thì mức hưởng bằng mức đóng, tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tham gia đóng bảo hiểm xã hội.

Còn với trường hợp đóng bảo hiểm xã hội trên 1 năm, mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội dựa trên mức bình quân tiền lương tham gia đóng bảo hiểm xã hội.

Nhiều người lao động khi thực hiện thủ tục rút bảo hiểm xã hội 1 lần thường thắc mắc về cách tính tiền trượt giá bảo hiểm xã hội. Theo quy định không có khoản tiền trượt giá, chỉ có hệ số trượt giá như bài viết đã đề cập ở trên đã nhân với tiền lương đóng BHXH để ra mức bình quân tiền lương khi tính tiền bảo hiểm xã hội.

Trên đây là toàn bộ câu trả lời của chúng tôi về vấn đề cách tính tiền bảo hiểm xã hội 1 lần năm 2020. Tính tiền bảo hiểm xã hội 1 lần khá phức tạp và mất nhiều thời gian.

call-to-like

Đội ngũ luật sư – Công ty Luật TGS

lstuan

 

Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS

Luật sư Tuấn đạt được nhiều kinh nghiệm tư vấn pháp luật trong các lĩnh vực như khai thác khía cạnh thương mại của Quyền Sở hữu trí tuệ, viễn thông, đầu tư, doanh nghiệp, bất động sản…

thu

 

Nguyễn Thị Hường – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ/Doanh nghiệp

Là chuyên gia pháp lý về lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đã tham gia tư vấn cho các Khách hàng trong và ngoài nước về các vấn đề về đăng ký bảo hộ và giải quyết tranh chấp về Nhãn hiệu, Thương hiệu, Kiểu dáng, Sáng chế, hiện bà là Trưởng Phòng Nhãn hiệu của văn phòng luật TGS.

oanh

 

Nguyễn Thị Oanh – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ

Là một chuyên viên giỏi trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ, doanh nghiệp. Đặc biệt bà Oanh chuyên tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về giấy phép con như: giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động, kiểm nghiệm mỹ phẩm,.....

huongtran

 

Đặng Phương Chi – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ

Là một chuyên gia trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đặc biệt bà Hương là chuyên gia tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về nhãn hiệu, thương hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, bản quyền tác giả,...

tu van
ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS Law
  • Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Điện thoại: 0984.769.278
  • Email: contact.tgslaw@gmail.com
  • Hotline: 0985.928.544 - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!