Chính sách ưu đãi thuế cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ?
Chính sách ưu đãi thuế cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ?

Chính sách ưu đãi thuế cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ?

Xây dựng thành công hệ sinh thái khởi nghiệp là một chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước. Để triển khai một hệ sinh thái khởi nghiệp hoạt động hiệu quả, kinh nghiệm của một số quốc gia cho thấy, việc xây dựng và thực thi các chính sách thuế hữu hiệu sẽ góp phần thúc đẩy cộng đồng khởi nghiệp sáng tạo phát triển, các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo có thêm động lực cũng như nguồn lực đầu tư mạnh mẽ hơn vào các lĩnh vực đổi mới sáng tạo.

Chính sách ưu đãi thuế cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ?
Chính sách ưu đãi thuế cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ?

Chính sách ưu đãi thuế có thực sự hấp dẫn Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo?

Sự phát triển của các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo có tác động rất lớn đến sự tăng trưởng kinh tế. Việt Nam cũng đã sớm xác định phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên; bước đầu đã xây dựng hành lang pháp lý tương đối hoàn thiện để hỗ trợ, thúc đẩy, tạo động lực cho các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo phát triển, trong đó có chính sách ưu đãi thuế. Mặc dù, ưu đãi thuế không phải là công cụ quan trọng hàng đầu trong hỗ trợ trực tiếp cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo. Tuy nhiên, nếu lựa chọn hình thức ưu đãi thuế phù hợp thì cũng có tác động quan trọng hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo.

Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo là gì?

Tại Khoản 2 Điều 3 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017 quy định “Doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo là doanh nghiệp nhỏ và vừa được thành lập để thực hiện ý tưởng trên cơ sở khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới và có khả năng tăng trưởng nhanh”.

Theo Khoản 2 Điều 3 Nghị định 94/2020/NĐ-CP thì “Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật để thực hiện ý tưởng trên cơ sở khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới và có khả năng tăng trưởng nhanh”.

Hiện pháp luật vẫn chưa hướng dẫn chi tiết các tiêu chí để xác định một doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo. Tuy nhiên, theo các quy định trên, một số điểm khác biệt cơ bản giữa doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo so với công ty truyền thống, trước hết nằm ở việc doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo phát triển trên nền tảng tài sản trí tuệ, nghiên cứu công nghệ, mô hình kinh doanh mới. Ngoài ra, khả năng tăng trưởng nhanh cũng là điểm khác biệt giữa doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo và công ty truyền thống. Như vậy, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo không chỉ đánh giá vào lĩnh vực kinh doanh hay số vốn họ cần để cạnh tranh. Mà nó nằm ở khả năng tăng trưởng nhanh về khách hàng hoặc doanh thu của doanh nghiệp đó. Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo là một cộng đồng đặc biệt, nó mang tính chất tạo ra những sản phẩm mới, phân khúc khách hàng mới…. thông qua những công nghệ mới, các ý tưởng kinh doanh mới, cách tiếp cận thị trường mới cùng công nghệ thông tin không biên giới.

Việc thúc đẩy doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo tạo ra những giá trị mới, có nhiều giá trị gia tăng cho xã hội, có khả năng tăng trưởng nhanh và mở ra một mô hình kinh doanh mới cho nền kinh tế; cùng với đó, cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro mất vốn. Đây cũng là lý do lý giải việc doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo khởi nghiệp sáng tạo luôn được các nước khuyến khích phát triển thông qua việc ban hành nhiều chính sách hỗ trợ.

Hoạt động khởi nghiệp sáng tạo ở Việt Nam bắt đầu từ năm 2004-2005. Theo thống kê của Tạp chí Echelon (Singapore), Việt Nam hiện có khoảng 3.000 doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, tăng gần gấp đôi so với số liệu ước tính cuối năm 2015 (khoảng 1.800 doanh nghiệp). Khoảng 40 cơ sở ươm tạo khởi nghiệp, tổ chức thúc đẩy kinh doanh đang hoạt động trên cả nước. Về hoạt động tài chính, hiện có khoảng 40 quỹ đầu tư mạo hiểm đang hoạt động tại Việt Nam.

Các Chính sách ưu đãi, hỗ trợ cho doanh nghiệp KNST là gì?

Đặc điểm phổ biến của các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo là quy mô nhỏ và vừa. Để tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp này, Chính phủ đã ban hành rất nhiều chính sách hỗ trợ Doanh nghiệp KNST. Cụ thể, Nghị quyết số 05-NQ/TW ngày 01/11/2016 của Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII; Đề án “Hỗ trợ tại quyết định số 844/QĐ-TTg ngày 18/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ; Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017; Luật chuyển giao công nghệ 2017, Nghị định 39/2018/NĐ-CP hướng dẫn về Luật hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ,…

Quyết định số 884/QĐ-TTg ban hành ngày 18/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025” (gọi là Đề án 884). Đây là văn bản chính sách đầu tiên, bao quát nhất và là nền tảng về chính sách hỗ trợ đối với doanh nghiệp KNST của Việt Nam. Đề án được xây dựng và chủ trì triển khai thực hiện bởi Bộ Khoa học và Công nghệ, có phạm vi bao trùm toàn quốc. Ngoài ra còn một số đề án khác liên quan đến khởi nghiệp được Chính phủ phê chuẩn như: Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025”, “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017-2025”, …

Nghị định 99/2003/NĐ-CP quy định về quy chế khu công nghệ cao ngày 28/8/1993 quy định vốn nhà nước được bố trí cho xây dựng vườn ươm doanh nghiệp công nghệ cao (điểm d, khoản 1 Điều 9). Việc quy định các quỹ đầu tư mạo hiểm được phép đầu tư vào hoạt động ươm tạo công nghệ cao, đầu tư ý tưởng khởi nghiệp, các chương trình khởi nghiệp dành cho khởi nghiệp để người khởi nghiệp có thể thực hiện ý tưởng và hưởng lợi ích từ hoạt động đầu tư. Đồng thời nhà nước khuyến khích các quỹ đầu tư nước ngoài  tham gia hoạt động đầu tư vào khu công nghệ cao, vườn ươm doanh nghiệp, hỗ trợ khởi nghiệp,… tạo điều kiện hỗ trợ kinh phí.

Các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo tại Việt Nam

– Các chính sách huy động vốn

– Chính sách thuế, đất đai đối với hoạt động ươm tạo, cơ sở ươm tạo doanh nghiệp

– Chính sách về thương mại hóa sản phẩm và đảm bảo thực thi quyền sở hữu trí tuệ

– Chính sách, chế độ kế toán, kiểm toán đối với doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo

Ngoài ra, Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ:

– Hỗ trợ về ứng dụng, chuyển giao công nghệ

– Hỗ trợ đào tạo huấn luyện chuyên sâu về xây dựng, phát triển sản phẩm; thu hút đầu tư; tư vấn về sở hữu trí tuệ; thực hiện các thủ tục về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đo lường, chất lượng.

– Hỗ trợ thông tin, truyền thông, xúc tiến thương mại, kết nối mạng lưới khởi nghiệp sáng tạo, thu hút đầu tư từ các quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo.

– Hỗ trợ thực hiện thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, khai thác và phát triển tài sản trí tuệ.

– Cấp bù lãi suất thông qua các tổ chức tín dụng (tùy vào quyết định của Chính phủ từng thời kỳ)

– Hỗ trợ cho đầu tư vào doanh nghiệp KNST:

+ Hỗ trợ tiếp cận tín dụng, Quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa

+ Hỗ trợ thuế, kế toán

+ Hỗ trợ công nghệ; hỗ trợ cơ sở vườn ươm, cơ sở kỹ thuật, khu làm việc chung

+ Hỗ trợ mở rộng thị trường

+ Hỗ trợ thông tin, tư vấn pháp lý

+ Hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực

Các chính sách này không có giá trị áp dụng bắt buộc (không phải là quy phạm pháp luật) nhưng lại tạo cơ sở để thúc đẩy các cơ quan có thẩm quyền triển khai các hoạt động thực tế.

Chính sách ưu đãi thuế dành cho doanh nghiệp KNST là gì?

Thông qua chính sách ưu đãi thuế, Nhà nước thể hiện sự quan tâm đối với các đối tượng nộp thuế, hơn nữa khuyến khích tạo việc làm; thúc đẩy xuất khẩu, gia tăng sản phẩm nội địa, sản xuất trong nước; hoặc phát triển khoa học và công nghệ,.. tạo động lực thu hút nguồn vốn, hoạt động đầu tư từ bên ngoài, thúc đẩy phát triển các ngành, lĩnh vực ưu tiên. Từ đó có thể hiểu, ưu đãi thuế là việc áp dụng các chính sách thuế riêng biệt so với các quy định chung của pháp luật thuế nhằm tạo ra sự đối xử ưu đãi hơn cho một hoặc một số nhóm đối tượng người nộp thuế cụ thể.

 Với chính sách ưu đãi thuế cho doanh nghiệp KNST, mặc dù trong ngắn hạn sẽ làm giảm nguồn thu ngân sách, nhưng về dài hạn sẽ giúp các doanh nghiệp KNST nâng cao năng lực tích lũy, năng lực cạnh tranh qua đó thúc đẩy kinh tế phát triển và tạo ra “hiệu ứng lan tỏa” khác cho nền kinh tế. Nằm trong các hỗ trợ của Nhà nước đối với DNNVV nói chung và doanh nghiệp KNST nói riêng, ưu đãi thuế tác động một phần, khuyến khích vào sự phát triển cũng như tích lũy tài chính cho doanh nghiệp KNST.

Luật Hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2017 và Nghị định số 39/2018/NĐ-CP ngày 11/3/2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa đẫ đề cập đến các chính sách hỗ trợ cho các DNNVV KNST bao gồm quy định hỗ trợ về thuế, đầu tư và vấn đề cấp bù lãi suất. Tuy nhiên, các văn bản này chưa quy định cụ thể về chính sách thuế đối với DNNVV KNST mà phải tham chiếu với pháp luật chung về thuế thu nhập doanh nghiệp.

Ưu đãi thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp?

Căn cứ Thông tư số 96/2015/TT-BTC hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp. Theo quy định, chế độ ưu đãi thuế suất sẽ bao gồm 2 mức chủ yếu: Ưu đãi thuế suất 10% và ưu đãi thuế suất 17%. Mức ưu đãi này được áp dụng cho nhiều nhóm đối tượng khác nhau.

– Ưu đãi thuế suất 10%

+ Trong thời hạn 15 năm: Áp dụng với các doanh nghiệp thực hiện đầu tư dự án mới bao gồm: Các dự án tại địa bàn kinh tế đặc biệt khó khăn, các lĩnh vực phát triển công nghệ cao, dự án cảng, sân bay, nhà ga và các công trình đặc biệt quan trọng khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

+ Kéo dài thời gian áp dụng nhưng không quá 15 năm: Áp dụng với các doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư công nghệ cao, các công trình đặc biệt quan trọng theo quyết định của Thủ tướng chính phủ; dự án đầu tư mới trong lĩnh vực sản xuất, quy mô vốn đầu tư tối thiểu 12 nghìn tỷ đồng cùng một số yêu cầu chặt chẽ khác.

+ Trong suốt thời gian hoạt động: Áp dụng với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực: giáo dục đào tạo, dạy nghề, hoặc giám định tư pháp, văn hóa, y tế, thể thao, môi trường; hoạt động của nhà xuất bản và các cơ quan báo chí; đầu tư kinh doanh nhà ở xã hội; trồng trọt – chăn nuôi – chế biến nông, thủy, hải sản ở các địa bàn kinh tế khó khăn; nông – lâm – ngư – diêm nghiệp không thuộc các địa bàn kinh tế khó khăn và đặc biệt khó khăn của hợp tác xã.

– Ưu đãi thuế suất 17%

+ Trong thời hạn 10 năm: Áp dụng với các doanh nghiệp có thu nhập từ việc thực hiện các dự án đầu tư mới: Tại các địa bàn kinh tế khó khăn, hoặc dự án thuộc một trong các lĩnh vực: sản xuất các sản phẩm tiết kiệm năng lượng, thép cao cấp, máy móc phục vụ cho nông – lâm- ngư – diêm nghiệp, phát triển các ngành nghề truyền thống…

+ Trong suốt thời gian hoạt động: Áp dụng với Quỹ tín dụng nhân dân, Ngân hàng hợp tác xã hoặc các tổ chức tài chính vi mô.

Ưu đãi về miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp?

Căn cứ theo Thông tư số 96/2015/TT-BTC hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp quy định như sau:

– Miễn thuế 4 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo:

+ Thu nhập từ việc thực hiện các dự án đầu tư mới, có ưu đãi thuế suất 10% trong 15 năm.

+ Thu nhập từ thực hiện dự án đầu tư mới trong lĩnh vực xã hội hóa tại các địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội còn khó khăn và đặc biệt khó khăn.

– Miễn thuế 4 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 5 năm tiếp theo: Thu nhập của doanh nghiệp từ việc thực hiện các dự án đầu tư mới trong lĩnh vực xã hội hóa.

– Miễn thuế 2 năm, giảm 50% số thuế phải đóng trong 4 năm tiếp theo:

+ Thu nhập từ thực hiện dự án đầu tư mới tại địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, hoặc lĩnh vực có ưu đãi thuế suất 20% trong 10 năm.

+ Thu nhập từ thực hiện dự án đầu tư mới tại các khu công nghiệp

Các doanh nghiệp cần lưu ý: Thời gian miễn giảm thuế thu được tính từ năm đầu tiên doanh nghiệp có thu nhập chịu thuế từ dự án hưởng ưu đãi thuế. Nếu doanh nghiệp không có thu nhập chịu thuế trong 3 năm đầu tiên, thì thời gian miễn giảm thuế sẽ được tính từ năm thứ 4 khi doanh nghiệp có thu nhập từ dự án mới.

Tác động của chính sách ưu đãi thuế đối với doanh nghiệp KNST?

Về mặt tích cực, có thể thấy các chính sách, chương trình ưu đãi thuế cho doanh nghiệp KNST thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Qua đó thúc đẩy, hỗ trợ doanh nghiệp KNST gia nhập thị trường, xây dựng được hành lang pháp lý để bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp KNST.

Tuy nhiên, các chính sách ưu đãi thuế cho doanh nghiệp KNST nói riêng thời gian qua còn nhỏ lẻ, mang tính chất giải quyết khó khăn theo từng thời điểm và chưa mang tính liên tục, quá trình triển khai vẫn còn hạn chế và chưa đạt được hiệu quả cao trong ứng dụng vào thực tiễn. Điều này một phần có thể lý giải bởi chính sách ưu đãi thuế doanh nghiệp KNST đang trong giai đoạn hình thành và mới từng bước áp dụng trong thực tiễn. Đồng thời, mặc dù Luật Hỗ trợ DNNVV 2017 và Nghị định số 39/2018/NĐ-CP đã quy định hỗ trợ về thuế nhưng chưa có chính sách đặc thù và quy định cụ thể về chính sách thuế, tài chính đối với doanh nghiệp KNST.

Kinh nghiệm quốc tế ưu đãi thuế dành cho doanh nghiệp KNST?

Để khuyến khích sự ra đời và phát triển của các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, nhiều nước trên thế giới thường thực hiện hỗ trợ về thuế thông qua hai hình thức là hỗ trợ trực tiếp và hỗ trợ gián tiếp.

Hỗ trợ trực tiếp: chính sách này thường tập trung vào thuế thu nhập doanh nghiệp. Theo đó, doanh nghiệp KNST được áp dụng thuế suất ưu đãi và được miễn, giảm thuế trong thời gian đầu hoạt động sản xuất, kinh doanh; hoặc quy định giảm trừ nghĩa vụ thuế phải nộp theo đầu tư; cho phép tính chi phí cao hơn qua hình thức và phương pháp khấu hao nhanh, trích trước chi phí; giảm gánh nặng lỗ hoặc ưu đãi thuế đối với hoạt động đầu tư vốn, chuyển nhượng vốn… Trên thế giới, có khá nhiều quốc gia lựa chọn hình thức ưu đãi này như: Ấn Độ, Singapore; Thái Lan,…

Hỗ trợ gián tiếp: nhà nước sử dụng các hình thức như miễn, giảm, hoàn thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng. Tuy nhiên, việc miễn, giảm các loại thuế gián thu thường không đem lại nhiều lợi ích và việc bảo hộ thuế quan bị hạn chế hoặc xóa bỏ theo các thỏa thuận hội nhập, các hiệp ước thương mại quốc tế.

Có thể nói, phần lớn các nước đang phát triển vẫn áp dụng các hình thức ưu đãi về thời gian miễn, giảm thuế. Các nước kém phát triển hơn lại thường áp dụng hình thức ưu đãi về thuế suất. Như vậy, có thể thấy việc áp dụng các ưu đãi về thuế nhằm khuyến khích hoạt động khởi nghiệp sáng tạo nói chung và đầu tư cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo nói riêng là phổ biến trên thế giới.

Làm thế nào để Doanh nghiệp KNST thực sự được hưởng chính sách ưu đãi thuế hiệu quả?

Trên cơ sở phân tích lý luận và thực tiễn chính sách ưu đãi thuế cho DN KNST và thực trạng chính sách ưu đãi thuế đối với các DN này cho thấy, cần tiếp tục hoàn thiện chính sách ưu đãi thuế đối với DN KNST trên các phương diện sau:

– Hoàn thiện quy định về điều kiện và thủ tục xác định DN nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo. Luật Hỗ trợ DN nhỏ và vừa và Nghị định số 39/2018/NĐ-CP và tới đây là Nghị định 80/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/10/2021 quy định chi tiết về tiêu chí và thủ tục xác định DN siêu nhỏ, DN nhỏ và DN vừa. Nghị định số 39/2018/NĐ-CP cũng quy định các phương thức và điều kiện để DN nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo được lựa chọn để tham gia Đề án hỗ trợ DN nhỏ. Tuy nhiên, hiện chưa có quy định về điều kiện để DN nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo được hưởng các ưu đãi về thuế. Có thể vận dụng các phương thức, điều kiện và thủ tục lựa chọn DN nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo tham gia Đề án hỗ trợ DN nhỏ và vừa để áp dụng cho ưu đãi thuế.

– Cần sửa đổi, bổ sung quy định pháp luật về ưu đãi thuế thu nhập DN. Cụ thể như:

+ Bổ sung quy định về áp dụng thuế suất ưu đãi đối với DN nhỏ và vừa ở mức thuế suất 15%

+ Bổ sung quy định về miễn thuế, giảm thuế thu nhập DN có thời hạn đối với cơ sở ươm tạo DN nhỏ và vừa, cơ sở kỹ thuật, khu làm việc chung hỗ trợ DN nhỏ và vừa và nhà đầu tư cho DN nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo.

 

call-to-like

Đội ngũ luật sư – Công ty Luật TGS

lstuan

 

Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS

Luật sư Tuấn đạt được nhiều kinh nghiệm tư vấn pháp luật trong các lĩnh vực như khai thác khía cạnh thương mại của Quyền Sở hữu trí tuệ, viễn thông, đầu tư, doanh nghiệp, bất động sản…

thu

 

Nguyễn Thị Hường – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ/Doanh nghiệp

Là chuyên gia pháp lý về lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đã tham gia tư vấn cho các Khách hàng trong và ngoài nước về các vấn đề về đăng ký bảo hộ và giải quyết tranh chấp về Nhãn hiệu, Thương hiệu, Kiểu dáng, Sáng chế, hiện bà là Trưởng Phòng Nhãn hiệu của văn phòng luật TGS.

oanh

 

Nguyễn Thị Oanh – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ

Là một chuyên viên giỏi trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ, doanh nghiệp. Đặc biệt bà Oanh chuyên tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về giấy phép con như: giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động, kiểm nghiệm mỹ phẩm,.....

huongtran

 

Đặng Phương Chi – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ

Là một chuyên gia trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đặc biệt bà Hương là chuyên gia tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về nhãn hiệu, thương hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, bản quyền tác giả,...

tu van
ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS Law
  • Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Điện thoại: 0984.769.278
  • Email: contact.tgslaw@gmail.com
  • Hotline: 0985.928.544 - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!