Rất cần sự đồng hành của chính quyền các cấp trong việc quyên góp, cứu trợ đồng bào khắc phục thiên tai

Theo Nghị Định 64 thì cá nhân không được phép kêu gọi, nhận tiền từ thiện, nhưng thực tế nhiều cá nhân đặc biệt là người nổi tiếng đang tận dụng sức ảnh hưởng để làm rất tốt việc này. Ý kiến đánh giá của ông về việc này như thế nào ? Những người nổi tiếng đó có đang vi phạm pháp luật không ?

Tiến sỹ, Luật sư Lê Ngọc Khánh – Hãng Luật TGS- (Đoàn Luật sư TP.Hà Nội) trả lời:

Theo tôi, việc cá nhân đứng ra kêu gọi quyên góp làm từ thiện được xem là quan hệ dân sự khi người ủng hộ là người giao tiền, cá nhân đó là người giữ tiền và người được ủng hộ là người nhận tiền, các bên phải tuân thủ thỏa thuận: người giữ tiền phải giao đến tay người nhận tiền. Quan hệ này được điều chỉnh bởi Bộ luật dân sự 2015 mà không điều chỉnh bởi Nghị định 64/2008/NĐ-CP về việc vận động, tiếp nhận, phân phối, sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ người dân khắc phục khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, sự cố nghiêm trọng trong nước.

Đối với Nghị định 64/2008/NĐ-CP, Khoản 3 Điều 5 quy định: Ngoài các tổ chức, đơn vị nêu tại Khoản 1,2,3 điều này không một tổ chức, đơn vị, cá nhân nào được quyền tổ chức tiếp nhận tiền, hàng cứu trợ. Tuy nhiên tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định này nêu rõ: “Nhà nước khuyến khích, tôn vinh và tạo Điều kiện thuận lợi để các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước với tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, lá lành đùm lá rách trong việc đóng góp và tổ chức vận động đóng góp để nhanh chóng khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, sự cố nghiêm trọng nhằm ổn định cuộc sống, khôi phục và phát triển sản xuất; giúp đỡ các bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo.” Hơn nữa Nghị định này quy định việc sử dụng tiền phải theo đúng mục đích huy động, nghiêm cấm sử dụng sai mục đích dưới bất kỳ hình thức nào (Khoản 5 Điều 2). Ngoài ra không có bất kỳ một chế tài nào xử lý đối với cá nhân đứng ra nhận tiền, kêu gọi ủng hộ làm từ thiện. Như vậy có thể thấy, đang có sự chồng chéo, có kẽ hở trong quy định của Nghị định này.

Ngoài ra, Chính phủ còn có Nghị định 93/2019/NĐ-CP về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện. Trong đó quy định rõ mọi cá nhân đều được phép thành lập quỹ từ thiện. Tuy nhiên, Trong lúc lũ lụt, thiên tai giáng xuống đầu người dân, cần phải khẩn trương đưa thực phẩm, nhu yếu phẩm và các vật dụng thiết yếu khác đến ngay người dân vùng thiên tai thì làm sao có đủ thời gian để làm thủ tục lập quỹ. Vì vậy, các quy định của Nhà nước ta cần phải được sửa đổi, bổ sung kịp thời mới đáp ứng được yêu cầu của cuộc sống, nguyện vọng của nhân dân.

Bên cạnh đó, pháp luật Việt Nam hiện hành không quy định về các cá nhân đứng ra kêu gọi ủng hộ, nhận tiền quyên góp làm từ thiện không định kỳ. Hơn nữa, Nghị định 64 đã được ban hành từ khá lâu, không còn phù hợp với tình hình hiện nay khi mà các cá nhân, tổ chức nhỏ muốn đứng ra quyên góp tự phát, không định kỳ thể hiện tinh thần lá lành đùm lá rách của dân tộc ta từ xưa đến nay. Mặt khác, các quy định dưới Luật phải tuân thủ quy định của Luật, Nghị định của Chính phủ cũng phải chap hành nguyên tắc đó. Có thể hiểu, chỉ cần các cá nhân đứng ra quyên góp, nhận tiền và sử dụng tiền đúng mục đích, trao tận tay đến người được ủng hộ thì họ hoàn toàn không vi phạm quy định của pháp luật.

Có thể khẳng định là các cá nhân đứng ra kêu gọi, nhận tiền từ thiện  không vi phạm điều cấm nào của pháp luật hiện hành, không trái với đạo đức. Đây là hành động tốt đẹp, thể hiện tình cảm tương thân tương ái với đồng bào bị lũ lụt, phù hợp với quy định tại Khoản 2, Điều 2 Nghị định 64/2008/NĐ-CP và quy định tại Bộ Luật Dân sự hiện hành.

Theo Nghị Định 64, cá nhân kêu gọi ủng hộ, vận động tiền quyên góp, thì phải sử dụng, giải ngân trong 20 ngày. Và sau 90 ngày phải có báo cáo tài chính, giải trình việc chi tiêu phân phát quỹ.  Thực tế các cá nhân có thực hiện như vậy không ? Có trường hợp không thực hiện thì bị xử lý như thế nào, thưa Luật sư ?

Tiến sỹ, Luật sư Lê Ngọc Khánh – Hãng Luật TGS- (Đoàn Luật sư TP.Hà Nội) trả lời:

Thứ nhất, Nghị định 64/2008/NĐ-Cp không điều chỉnh hoạt động của cá nhân mà chỉ điều chỉnh hoạt động của các quỹ, các tổ chức do Nhà nước quản lý. Do đó các cá nhân sẽ không phải  giải ngân và có báo cáo theo quy định.

Thứ hai, mặc dù có quy định cụ thể về việc giải ngân và báo cáo song Nghị định này lại không nêu rõ các chế tài xử phạt đối với các hành vi làm trái hoặc không làm đúng. Đây cũng là một trong những vướng mắc bất cập của Nghị định.

Ông có đề xuất, kiến nghị gì về mặt luật pháp, chế tài để các cá nhân có lòng hảo tâm có thể phát huy sức ảnh hưởng, quyên góp hiệu quả, mà vẫn loại trừ các trường hợp lợi dụng tín nhiệm để vi phạm pháp luật, chiếm dụng tiền từ thiện ?

Tiến sỹ, Luật sư Lê Ngọc Khánh – Hãng Luật TGS- (Đoàn Luật sư TP.Hà Nội) trả lời:

Các hành động nhân đạo, tinh thần tương thân tương ái của các cá nhân, tổ chức nên được Nhà nước khuyến khích, nhân rộng, phát huy tinh thần tương thân tương ái trong xã hội.  Tuy nhiên vì chưa có quy định cụ thể các hoạt động vãn diễn ra mang tính tự phát, trường hợp quyền góp được số tiền lớn sẽ khó tránh khỏi có rủi ro, hoặc trường hợp sử dụng nguồn tiền không minh bạch. Trước hết cần có quy định điều chỉnh về các hoạt động kêu gọi, nhận tiền, hàng hóa ủng hộ của cá nhân. Cần quy định rõ về cách thức tổ chức, sử dụng nguồn tiền, báo cáo tài chính đối với các cá nhân đứng ra kêu gọi, nhận tiền ủng hộ. Những người này không chỉ phải chịu trách nhiệm trước những mạnh thường quân đứng ra quyền góp, mà còn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu có hành vi lợi dụng tín nhiệm để vi phạm pháp luật, chiếm đoạt tài sản từ thiện.

Trường hợp các quỹ được phép nhận tiền cứu trợ nhưng thực tế không sử dụng hết, do đối tượng thụ hưởng không còn như cầu thụ hưởng hoặc không thể tiếp tục thụ hưởng, ví dụ bệnh nhân đã được chữa khỏi bệnh hoặc chết, hộ nghèo/hộ có hoàn cảnh khó khăn đã thoát nghèo, khắc phục được hoàn cảnh… thì quỹ có được phép chuyển khoản tiền sang ủng hộ giúp đỡ đối tượng khác hoặc chuyển sang hình thức giúp đỡ khác không, thưa luật sư ?

Tiến sỹ, Luật sư Lê Ngọc Khánh – Hãng Luật TGS- (Đoàn Luật sư TP.Hà Nội) trả lời:

Theo quy định tại Khoản 5 Điều 2 Nghị định 64/2008/NĐ-CP thì việc sử dụng tiền, hàng ủng hộ phải theo đúng mục đích huy động để khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, sự cố nghiêm trọng; giúp đỡ các bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo; nghiêm cấm sử dụng sai mục đích dưới bất kỳ hình thức nào. Nghị định 93/2019/NĐ-CP về tổ chức hoạt động của quỹ từ thiện, quỹ xã hội cũng quy định nghĩa vụ của quỹ phải thực hiện tài trợ đúng theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức đã ủy quyền phù hợp với mục đích của quỹ (Điều 8). Do đó trong trường hợp đối tượng thụ hưởng không còn nhu cầu thụ hưởng hoặc không thể tiếp tục thụ hưởng, ví dụ bệnh nhân đã được chữa khỏi bệnh hoặc chết, hộ nghèo/hộ có hoàn cảnh khó khăn đã thoát nghèo, khắc phục được hoàn cảnh… thì quỹ được phép chuyển khoản tiền sang ủng hộ giúp đỡ đối tượng khác hoặc chuyển sang hình thức giúp đỡ khác. Tuy nhiên, đối tượng hoặc hình thức giúp đỡ này phải nằm đáp ứng đúng mục đích, lĩnh vực hoạt động cũng như phạm vi hoạt động của quỹ. Sau khi kết thúc hoạt động từ thiện, quỹ phải có báo cáo cơ quan có thẩm quyền về tổ chức, hoạt động và tài chính của quỹ theo quy định tại Điều 16 Nghị định 93/2019/NĐ-CP.

Hiện nay nhiều cá nhân đi làm từ thiện ở vùng lũ, phát quà, thuốc men tràn lan, thực tế thì địa phương không kiểm soát được, ngoài ý nghĩa tốt đẹp, thì việc làm này có gây những tác dụng ngược như phát quá nhiều tại một điểm mà những người ở vùng sâu thì hàng cứu trợ/tiền lại không đến được. Vậy theo ông, nên có sự phối hợp như thế nào giữa địa phương, các ban ngành và các cá nhân/tổ chức cứu trợ để việc từ thiện được hiệu quả? 

Tiến sỹ, Luật sư Lê Ngọc Khánh – Hãng Luật TGS- (Đoàn Luật sư TP.Hà Nội) trả lời:

Ý kiến của luất ư về việc tăng họ phí bằng lái xe ô tô

Đây là tình trạng rất dễ xảy ra vì hầu như các cá nhân đi với tính chất tự phát. Để tránh việc không kiểm soát được và nâng cao hiệu quả từ thiện những cá nhân này cần có sự liên lạc, phối hợp chặt với chính quyền địa phương, các ban ngành đoàn thể trong việc cứu trợ. Ngay khi xảy ra thiên tai, bão lũ các địa phương cần có sự phân công cụ thể, thông báo kế hoạch ứng cứu đến các ban ngành đoàn thể. Phân công rõ cơ quan, tổ chức/ đoàn thể nào chịu trách nhiệm liên lạc, làm việc với các tổ chức, cá nhân có nguyện vọng đến thực hiện từ thiện. Và ra thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng để các tổ chức, cá nhân làm từ thiện nắm rõ. Tương tự như vậy, trước khi tiến hành hoạt động từ thiện, các tổ chức, cá nhân nên có sự tìm hiểu trước về địa phương và cách thức liên lạc. Cần làm rõ tình hình thiên tai, thiệt hại cũng như khu vực cần ứng cứu, đồ dùng cần ứng cứu để đảm bảo công tác từ thiện diễn ra thuận lợi. Nếu có sự phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền địa phương và các tổ chức, cá nhân làm thiện nguyện thì hoạt động này sẽ diễn ra một cách chuyên nghiệp hơn, lan tỏa rộng rãi hơn.

Nghị Định số 64 thực tế có phát huy hiệu quả không thưa ông, có chế tài hay hình thức xử phạt nào đi kèm không, thưa luật sư ?

Tiến sỹ, Luật sư Lê Ngọc Khánh – Hãng Luật TGS- (Đoàn Luật sư TP.Hà Nội) trả lời:

Hiện nay chưa có tổng kết về tính hiệu quả của nghị đinh 64/2008/NĐ-CP. Bản thân Nghị định này chỉ quy định những hành vi cấm nhưng không đưa ra chế tài riêng. Tại Khoản 2 Điều 21 Nghị định nêu rõ: các tổ chức, cá nhân huy động, quản lý và phân phối sử dụng tiền, hàng cứu trợ trái với quy định tại Nghị định này thì tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Như vậy, nếu chỉ đưa ra quy định mà không đưa ra chế tài cụ thể thì tính hiệu quả không cao, gây khó khăn cho các cơ quan thực hiện. Đồng thời Nghị định này được ban hành từ năm 2008 đến nay đã không còn phù hượp với tình hình chính trị- kinh tế-xã hội của đất nước. Các cơ quan chức năng cần có sự sửa đổi, bổ sung, thay thế để đảm bảo tính thời sự, hiệu quả của các văn bản pháp luật nói chung và văn bản quy định về hoạt động vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ nhân dân khắc phục khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, sự cố nghiêm trọng, các bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo nói riêng.

call-to-like

Đội ngũ luật sư đất đai – Hãng Luật TGS LAWFIRM

lstuan

 

Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS

Ông là một luật sư giỏi có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai. Luật sư đã tham gia tranh tụng nhiều vụ án tranh chấp đất đai, vụ án hình sự, kinh tế, thương mại,.. trên toàn quốc.

lshunga

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám Đốc Công ty Luật TGS

Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng là một luật sư giỏi, đã từng công tác tại Công ty Luật TNHH NHB và nhiều công ty luật có thương hiệu khác, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Đất đai, hình sự, dân sự.

lshungb

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Luật sư Công ty Luật TGS

Luật sư Đức Hùng từng công tác tại nhiều tổ chức hành nghề luật sư uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tranh tụng hình sự, đất đai, tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình.

lsson

 

Luật sư Hà Huy Sơn – Luật sư Công ty Luật TGS

Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực hình sự. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Hình Sự, luật sư Hà Huy Sơn đã gây dựng được cho mình thương hiệu riêng và sự uy tín vững chắc đối với khách hàng.

tu van
ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS Law
  • Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Điện thoại: 0984.769.278
  • Email: contact.tgslaw@gmail.com
  • Hotline: 0985.928.544 - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!