Dự án đầu tư theo luật theo luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư năm 2020

Mô hình PPP – giải pháp phát triển cơ sở hạ tầng quốc gia

Chất lượng cơ sở hạ tầng là yếu tố quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội, nếu không đặt mục tiêu xây dựng phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ, phát triển thì sẽ là rào cản lớn cho việc thực hiện các mục tiêu phát triển cho quốc gia. Từ những năm trước 2015, chất lượng cơ sở hạ tầng ở nước ta còn khá thấp, so sánh với các nước trên thế giới thì nước ta chỉ đứng thứ 90 (sau cả Thái Lan, Indonesia, Malaysia,…). Nếu chỉ thực hiện bằng nguồn lực từ ngân sách nhà nước chỉ đáp ứng được xấp xỉ 20% nhu cầu phát triển. Do đó việc tận dụng nguồn lực từ tư nhân trong và ngoài nước là điều cần thiết và có tính chiến lược.

Mô hình đầu tư theo phương thức công tư (mô hình PPP) được áp dụng phổ biến trên thế giới là một giải pháp hoàn hảo hiện nay, với những lợi thế mà nó đem lại như: tăng cường chất lượng dự án; tăng cường khả năng vận hành và điều phối hoạt động, khai thác; mở ra cơ hội tiếp cận với công nghệ tiên tiến, hiện đại; tiết kiệm nguồn ngân sách; chuyển rủi ro qua cho các khu vực tư nhân,…

Mô hình PPP tại Việt Nam

Mô hình PP cũng không phải là quá mởi mẻ đối với nước ta, nhưng hành lang pháp lý điều chỉnh hoạt động đầu tư này thì cũng còn đang trong quá trình hoàn thiện.

Từ Nghị định 108/2009/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 27/11/2009 về đầu tư theo hình thức hợp đồng xây dựng theo hình thức hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao (BOT), hợp đồng xây dựng – chuyển giao – kinh doanh (BTO), hợp đồng xây dựng – chuyển giao (BT) đã đưa ra những định nghĩa pháp lý ban đầu về các hình thức hợp đồng theo mô hình PPP. Cho đến Quyết định số 71/2010 của Thủ tướng Chính phủ ban hành ra quy chế đầu tiên để thí điểm đầu tư theo hình thức đối tác công tư.

Tiếp theo là một loạt các quy định tiếp nối như Nghị định 15/2015, Nghị định 63/2018, Nghị định 69/2019, Nghị định 25/2020 dần mở rộng các hình thức Hợp đồng hợp tác công tư; kiểm soát chặt chẽ hơn khâu phê duyệt dự án, lựa chọn nhà đầu tư, nhà thầu và các khâu chuẩn bị thực hiện dự án khác; xác định rõ nhiệm vụ, vai trò, quyền lợi ích của các bên trong Hợp đồng hợp tác công tư; dần dần hoàn thiện theo hướng mở, tiếp cận các thông lê quốc tế và tạo nên sự hấp dẫn nhưng an toàn cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Mới đây nhất, Nhà nước đã ban hành riêng một văn bản luật, đó là Luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư số 64/2020/QH14 ngày 18/06/2020 và ngay sau đó là Nghị định 35/2021 do Chính phủ ban hành ngày 29/03/2021 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư.

Điều kiện để Nhà đầu tư trong nước thực hiện dự án PPP theo Luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư năm 2020

Để được lựa chọn thực hiện dự án, các Nhà đầu tư nói chung cần phải trải quá quá trình lựa chọn nhà đầu tư, và trước tiên các Nhà đầu tư phải đáp ứng được các tư cách hợp lệ theo quy định tại Điều 29 Luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư năm 2020, theo đó:

“Nhà đầu tư có tư cách hợp lệ khi đáp ứng các điều kiện sau đây:

  1. Có đăng ký thành lập, hoạt động được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền của quốc gia hoặc vùng lãnh thổ mà nhà đầu tư đang hoạt động;
  2. Hạch toán tài chính độc lập; bảo đảm cạnh tranh trong lựa chọn nhà đầu tư;
  3. Không đang trong quá trình giải thể; không thuộc trường hợp mất khả năng thanh toán theo quy định của pháp luật về phá sản;
  4. Không đang trong thời gian bị cấm tham gia hoạt động đầu tư theo phương thức PPP;
  5. Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ phải liên danh với nhà đầu tư thuộc khu vực tư nhân để tham dự thầu;
  6. Nhà đầu tư thành lập theo pháp luật nước ngoài phải đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường khi tham gia lựa chọn nhà đầu tư đối với dự án thuộc ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện theo quy định của pháp luật về đầu tư.”

Khi các nhà đầu tư đã có điều kiện như trên thì sẽ thực hiện dự thầu bằng cách gửi hồ sơ dự thầu, sau đó trên cơ sở so sánh các tiêu chí về năng lực kinh nghiệm, kỹ thuật công nghệ, tài chính – thương mại mà được lựa chọn đáp ứng các tiêu chuẩn đặt ra.

Thông thường chỉ các dự án thuộc ngành, nghề chưa được tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật về đầu tư; Dự án cần bảo đảm yêu cầu về quốc phòng, an ninh quốc gia, bảo vệ bí mật nhà nước thì sẽ chỉ cho phép các nhà đầu tư trong nước tham gia đấu thầu, ngoài ra sẽ không hạn chế sự tham gia của các chủ thầu, nhà đầu tư quốc tế.

Do đó, các nhà đầu tư trong nước cần phải tăng tính cạnh tranh của mình lên bằng cách cải tiến các kỹ thuật, công nghệ xây dựng, thi công của mình lên tầm quốc tế, đảm bảo sự phát triển của doanh nghiệp và có thể thực hiện các biện pháp nhằm tăng khả năng cạnh tranh như việc đề xuất dự án; cam kết sử dụng các nhà thầu, hàng hoá, vật tư, thiết bị, người lao động trong nước,… (Tại Khoản 1 Điều 30 Nghị định 35/2021 quy định: “Nhà đầu tư có hồ sơ đề xuất dự án được chấp thuận được hưởng mức ưu đãi 5% khi đánh giá hồ sơ dự thầu;” và “Nhà đầu tư có cam kết sử dụng nhà thầu trong nước tham gia thực hiện dự án với giá trị công việc chiếm tỷ lệ từ 25% tổng mức đầu tư của dự án trở lên được hưởng mức ưu đãi 3% khi đánh giá hồ sơ dự thầu;”“Nhà đầu tư khi tham gia lựa chọn nhà đầu tư quốc tế có cam kết sử dụng hàng hóa, vật tư, vật liệu, thiết bị trong nước để thực hiện dự án với giá trị chiếm tỷ lệ từ 25% tổng mức đầu tư của dự án trở lên được hưởng mức ưu đãi 2% khi đánh giá hồ sơ dự thầu.”)

Theo Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng
Phó Giám đốc Công ty Luật TNHH TGS, thuộc Đoàn luật sư thành phố Hà Nội

call-to-like

Đội ngũ luật sư – Công ty Luật TGS

lstuan

 

Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS

Luật sư Tuấn đạt được nhiều kinh nghiệm tư vấn pháp luật trong các lĩnh vực như khai thác khía cạnh thương mại của Quyền Sở hữu trí tuệ, viễn thông, đầu tư, doanh nghiệp, bất động sản…

thu

 

Nguyễn Thị Hường – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ/Doanh nghiệp

Là chuyên gia pháp lý về lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đã tham gia tư vấn cho các Khách hàng trong và ngoài nước về các vấn đề về đăng ký bảo hộ và giải quyết tranh chấp về Nhãn hiệu, Thương hiệu, Kiểu dáng, Sáng chế, hiện bà là Trưởng Phòng Nhãn hiệu của văn phòng luật TGS.

oanh

 

Nguyễn Thị Oanh – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ

Là một chuyên viên giỏi trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ, doanh nghiệp. Đặc biệt bà Oanh chuyên tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về giấy phép con như: giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động, kiểm nghiệm mỹ phẩm,.....

huongtran

 

Đặng Phương Chi – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ

Là một chuyên gia trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đặc biệt bà Hương là chuyên gia tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về nhãn hiệu, thương hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, bản quyền tác giả,...

tu van
ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS Law
  • Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Điện thoại: 0984.769.278
  • Email: contact.tgslaw@gmail.com
  • Hotline: 0985.928.544 - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!