Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu là gì
Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu là gì

Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu là gì ?

Để bảo hộ cho nhãn hiệu thì cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu cần làm thủ tục với cơ quan chức năng có thẩm quyền và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (hay còn gọi là văn bằng bảo hộ nhãn hiệu) khi đáp ứng được các yêu cầu bảo hộ.

Vậy giấy chứng nhận nhãn hiệu là gì, có hiệu lực bao lâu và Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu có lợi ích là gì ? Bài viết dưới đây sẽ nêu cụ thể.

Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu
Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu

Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu là gì ?

Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hay còn gọi là Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu do Cục Sở hữu trí tuệ cấp cho các nhân, tổ chức đăng ký có hồ sơ hợp lệ, đây chính là cơ sở pháp lý để xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu.

>>Tham khảo: Hướng dẫn làm thủ tục đăng ký nhãn hiệu mới nhất

Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu ghi nhận các thông tin của nhãn hiệu được bảo hộ gồm:

– Số Giấy chứng nhận;

– Chủ Giấy chứng nhận;

– Số đơn;

– Ngày nộp đơn;

– Ngày cấp;

– Mẫu nhãn hiệu bảo hộ;

– Nhóm ngành bảo hộ;

Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu có lợi ích gì ?

Dưới đây là một số lợi ích của nhãn hiệu đã được cấp Văn bằng bảo hộ  như:

– Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu là bằng chứng thép để chứng minh quyền sở hữu đối với nhãn hiệu khi có tranh chấp về nhãn hiệu xảy ra. Đây có thể được coi là loại chứng từ pháp lý hợp pháp để bảo vệ tư cách của chủ thể sở hữu nhãn hiệu đã được bảo hộ.

– Phòng tránh tình trạng xâm phạm nhãn hiệu như làm giả, làm nhái hay sử dụng nhãn hiệu trùng, tương tự với nhãn hiệu của mình đang sở hữu.

– Tạo uy tín cho khách hàng, đối tác về sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, có thương hiệu đã được bảo hộ.

– Tạo sự chuyên nghiệp trong kinh doanh, là công cụ truyền thông hiệu quả.

Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực bao lâu ?

Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu có hiệu lực trên toàn lãnh thổ Việt Nam ngay từ ngày cấp. Về hiệu lực bảo hộ, theo quy định tại Khoản 6 Điều 93 Luật Sở hữu trí tuệ thì nó chỉ có thời hạn là 10 năm kể từ ngày nộp đơn đăng ký.

Chủ văn bằng có thể gia hạn hiệu lực khi hết thời gian bảo hộ, pháp luật không giới hạn số lần gia hạn và mỗi lần 10 năm.

>>Tham khảo thêm: Thủ tục gia hạn văn bằng bảo hộ nhãn hiệu

Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu bị hủy bỏ hiệu lực trong trường hợp nào ?

Ngoài việc hiểu được Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu là gì thì chủ sở hữu cũng cần nắm được các trường hợp văn bằng bảo hộ sẽ bị hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ hiệu lực, cụ thể:

– Các trường hợp văn bằng bảo hộ sẽ bị hủy bỏ toàn bộ hiệu lực gồm:

+ Người nộp đơn không có quyền đăng ký;

+ Người nộp đơn không được chuyển nhượng quyền đăng ký;

+ Nhãn hiệu không đáp ứng được các điều kiện bảo hộ.

– Giấy chứng nhận nhãn hiệu bị hủy bỏ một phần hiệu lực trong trường hợp phần đó không đáp ứng được điều kiện bảo hộ;

Khi nào Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu bị chấm dứt hiệu lực bảo hộ ?

Văn bằng bảo hộ sẽ bị chấm dứt hiệu lực ngay lập tức nêu thuộc 1 trong các trường hợp dưới đây:

– Chủ văn bằng không nộp phí duy trì hoặc phí gia hạn hiệu lực bảo hộ;

– Chủ văn bằng tuyên bố từ bỏ quyền sở hữu nhãn hiệu;

– Chủ văn bằng không còn tồn tại hoặc không còn hoạt đọng kinh doanh mà không có người kế thừa hợp pháp theo quy định;

– Nhãn hiệu không được chủ sở hữu hoặc người được chủ sở hữu cho phép sử dụng trong thời hạn 05 năm liên tục trước hôm có yêu cầu chấm dứt hiệu lực bảo hộ mà không có lý do chính đáng (trừ trường hợp sử dụng được bắt đầu hoặc bắt đầu lại trước ít nhất 03 tháng tính đến ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực bảo hộ);

– Chủ Văn bằng bảo hộ đối với nhãn hiệu tập thể không kiểm soát hoặc kiểm soát không hiệu quả việc thực hiện quy chế sử dụng nhãn hiệu đó;

– Chủ Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận vi phạm quy chế sử dụng nhãn hiệu hoặc không kiểm soát, kiểm soát không hiệu quả viêc thực hiện quy chế sử dụng nhãn hiệu đó.

Trên đây là toàn bộ tư vấn của Luật TGS về Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu là gì, cũng như các vấn đề liên quan đến Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu. Nếu còn câu hỏi nào, xin vui lòng gửi qua Email: contact@tgslaw.vn hoặc liên hệ trực tiếp tới hotline: 024.6682.8986 để được Luật sư giải đáp và tư vấn chi tiết.

call-to-like

Đội ngũ luật sư – Công ty Luật TGS

lstuan

 

Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS

Luật sư Tuấn đạt được nhiều kinh nghiệm tư vấn pháp luật trong các lĩnh vực như khai thác khía cạnh thương mại của Quyền Sở hữu trí tuệ, viễn thông, đầu tư, doanh nghiệp, bất động sản…

thu

 

Nguyễn Thị Hường – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ/Doanh nghiệp

Là chuyên gia pháp lý về lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đã tham gia tư vấn cho các Khách hàng trong và ngoài nước về các vấn đề về đăng ký bảo hộ và giải quyết tranh chấp về Nhãn hiệu, Thương hiệu, Kiểu dáng, Sáng chế, hiện bà là Trưởng Phòng Nhãn hiệu của văn phòng luật TGS.

oanh

 

Nguyễn Thị Oanh – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ

Là một chuyên viên giỏi trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ, doanh nghiệp. Đặc biệt bà Oanh chuyên tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về giấy phép con như: giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động, kiểm nghiệm mỹ phẩm,.....

huongtran

 

Đặng Phương Chi – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ

Là một chuyên gia trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đặc biệt bà Hương là chuyên gia tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về nhãn hiệu, thương hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, bản quyền tác giả,...

tu van
ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS Law
  • Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Điện thoại: 0984.769.278
  • Email: contact.tgslaw@gmail.com
  • Hotline: 0985.928.544 - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!