Góp ý dự thảo Đề án: Hoàn thiện về pháp luật hợp đồng của Bộ Tư Pháp
góp ý dự thảo Đề án: "Hoàn thiện pháp luật về hợp đồng và giải quyết tranh chấp dân sự bằng phương thức trọng tài thương mại, hòa giải thương mại theo hướng thống nhất, đồng bộ, đảm bảo hiệu lực thực thi và bảo vệ quyền sở hữu tài sản"

Góp ý dự thảo Đề án: Hoàn thiện về pháp luật hợp đồng của Bộ Tư Pháp

Nội dung bài viết

Nhận được lời mời, đề nghị từ phía Bộ Tư Pháp về việc Tham luận, góp ý dự thảo Đề án: “Hoàn thiện pháp luật về hợp đồng và giải quyết tranh chấp dân sự bằng phương thức trọng tài thương mại, hòa giải thương mại theo hướng thống nhất, đồng bộ, đảm bảo hiệu lực thực thi và bảo vệ quyền sở hữu tài sản” của Bộ Tư pháp. Tiến sĩ Luật học Lê Ngọc Khánh – Đại diễn Hãng Luật TGS (Thuộc đoàn Luật sư thành phố Hà Nội) đã tham dự và có một số ý kiến góp ý về Dự thảo đề án tại buổi họp

tien-si-khanh-co-mat-tai-hoi-truong-buoi-tham-luạn

Buổi tham luận diễn ra vào lúc 13h30 ngày 27/12/2018 vừa qua, tại Hội trường B103, Nhà khách Chính Phủ số 10, Chu Văn An, Ba Đình, Hà Nội. Ngoài các đại diện Thuộc Bộ Tư Pháp còn có sự góp mặt của ông Nguyễn Văn Mạnh – Thuộc Văn Phòng Chính phủ tham dự cùng với đó là đại diện phía Công ty Luật TNHH TGS, Tiến sĩ Lê Ngọc Khánh,…cùng rất nhiều đại diện các doanh nghiệp cũng có mặt

toan-canh-hoi-truong-buoi-tham-luan

Đầu buổi họp, đại diện phía Bộ Tư Pháp lên khai mạc buổi Tham Luận góp ý dự thảo Đề án: “Hoàn thiện pháp luật về hợp đồng và giải quyết tranh chấp dân sự bằng phương thức trọng tài thương mại, hòa giải thương mại theo hướng thống nhất, đồng bộ, đảm bảo hiệu lực thực thi và bảo vệ quyền sở hữu tài sản”

dai-dien-phia-bo-tu-phap-phat-bieu-khai-mac-buoi-tham-luan

Đại diện phía Bộ Tư Pháp phát biểu khai mạc chương trình và bắt đầu buổi Tham luận

dai-dien-van-phong-chinh-phu-bat-bieu-tai-buoi-tham-luan

Ông Nguyễn Văn Mạnh – Đại diện Văn Phòng Chính Phủ phát biểu và đưa ra nhưng góp ý cho Dự thảo đề án

Tiến sĩ Khánh cũng nhất trí cao với dự thảo Đề án. Dư thảo Đề án đã đáp ứng được nhu cầu cấp thiết của cuộc sống, yêu cầu của xã hội và chủ trương, định hướng của Đảng, Nhà nước ta về hoàn thiện pháp luật về hợp đồng và giải quyết tranh chấp dân sự theo hướng thống nhất, đồng bộ. Đây là nhiệm vụ quan trọng và có tính dài hạn trong thời gian tới của cả Hệ thống chính trị, trong đó nòng cốt là Bộ Tư pháp.

tien-si-le-ngoc-khanh-phat-bieu-tai-buoi-tham-luan-du-thao-de-an

Tiến sĩ Lê Ngọc Khánh phát biểu và đưa ra một số ý kiến, góp ý nhất định nhằm hoàn thiện Dự thảo đề án

Dự thảo Đề án được xây dựng công phu, phản ánh được các nội dung cơ bản cần nghiên cứu, khảo sát, thể hiện Ban dư thảo đã có quá trình nghiên cứu, chuẩn bị rất kỹ lưỡng và khoa học. Bố cục của dự thảo Đề án đầy đủ, khoa học; ngoài phần khảo sát, đánh giá thực trạng pháp luật, thi hành pháp luật về hợp đồng và các phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng bằng hòa giải, trọng tài thương mại, dự thảo đề án còn có yêu cầu về các nhiệm vụ nghiên cứu, tổ chức phân công rất cụ thể.

Video Tiến sĩ Khánh – Đại diện Hãng Luật TGS tham luận tại buổi góp ý dự thảo Đề án: “Hoàn thiện pháp luật về hợp đồng và giải quyết tranh chấp dân sự bằng phương thức trọng tài thương mại, hòa giải thương mại theo hướng thống nhất, đồng bộ, đảm bảo hiệu lực thực thi và bảo vệ quyền sở hữu tài sản“:

Buổi họp diễn ra vô cùng trang trọng. Sau khi kết thúc, đại diện phía Công ty Luật TGS cũng đã gửi đến Bộ Tư Pháp những góp ý cụ thể vào Dự thảo đề án được các chuyên viên cao cấp, chuyên gia và Luật sự Hãng Luật TGS nghiên cứu. Một số ý kiến đóng góp từ phía Công ty Luật TGS:

A, HỢP ĐỒNG

1, Giao dịch dân sự vô hiệu:

Bộ luật dân sự 2015:

Điều 123. Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội

Giao dịch dân sự có mục đích, nội dung vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội thì vô hiệu.

Điều cấm của luật là những quy định của luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định.

Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng.

Luật quy định “trái đạo đức xã hội thì vô hiệu”. Tuy nhiên đạo đức xã hội ở mỗi vùng miền có sự khác nhau. Luật không quy định rõ khái niệm “Đạo đức xã hội” là như thế nào thì sẽ dẫn đến khả năng áp dụng tùy tiện của người xét xử.

2, Khái niệm luật chuyên ngành:

Trang 16 Dự thảo:

“Theo nguyên lý này, nếu về cùng một vấn đề dân sự cụ thể mà có sự khác nhau giữa BLDS với đạo luật chuyên ngành khác có liên quan thì phải cho phép áp dụng các quy định đặc thù của các đạo luật chuyên ngành đó”.

Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 và các văn bản luật khác, không có văn bản nào quy định khái niệm “Luật chuyên ngành”.

3, Mẫu hợp đồng:

Một số Văn bản quy phạm pháp luật quy định các mẫu hợp đồng. Theo tôi những hợp đồng mẫu chỉ là tham khảo và không nên coi là bắt buộc vì như vậy hạn chế quyền tự do thỏa thuận của các bên.

4, Mâu thuẫn luật:

Luật thương mại 2005:

Điều 4. Áp dụng Luật thương mại và pháp luật có liên quan

1. Hoạt động thương mại phải tuân theo Luật thương mại và pháp luật có liên quan.

2. Hoạt động thương mại đặc thù được quy định trong luật khác thì áp dụng quy định của luật đó.

3. Hoạt động thương mại không được quy định trong Luật thương mại và trong các luật khác thì áp dụng quy định của Bộ luật dân sự.”

Mâu thuẫn với Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015:

Điều 156. Áp dụng văn bản quy phạm pháp luật

1. Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng từ thời điểm bắt đầu có hiệu lực.

Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng đối với hành vi xảy ra tại thời điểm mà văn bản đó đang có hiệu lực. Trong trường hợp quy định của văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực trở về trước thì áp dụng theo quy định đó.

2. Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn.

3. Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật do cùng một cơ quan ban hành có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của văn bản quy phạm pháp luật ban hành sau.

4. Trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật mới không quy định trách nhiệm pháp lý hoặc quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn đối với hành vi xảy ra, trước ngày văn bản có hiệu lực thì áp dụng văn bản mới.

5. Việc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật trong nước không được cản trở việc thực hiện điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật trong nước và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó, trừ Hiến pháp.”

5, Nguyên tắc lợi thế:

Nên áp dụng nguyên tắc lợi thế cho người không có lỗi trong quan hệ hợp đồng nếu không ảnh hưởng đến người thứ ba (Giống như trong bóng đá). Có trường hợp theo quy định của luật hiện hành thì có những hợp đồng bị coi là vô hiệu toàn bộ hoặc một phần chỉ do lỗi của một bên. Bên nào có lỗi thì phải bồi thường nhưng cho phép bên kia có quyền lựa chọn tiếp tục thực hiện hợp đồng hoặc xử lý vô hiệu. Như Ví dụ 2.1.1.6  trong Dự thảo.

6, Sự kiện bất khả kháng:

Các Văn bản quy phạm pháp luật có nói đến khái niệm “Sự kiện bất khả kháng” nhưng Đ 156, BLDS 2015, để thuận tiện cho việc áp dụng Luật Hợp đồng nên nêu ra cụ thể các “Sự kiện bất khả kháng” và các trường hợp khác theo quy định của BLDS 2015.

7, Thanh lý hợp đồng:

Cần quy định trường hợp nào thì phải thanh lý hợp đồng và chế tài nếu không thanh lý hợp đồng, nội dung thanh lý hợp đồng. BLDS 2015 và Luật Thương mại 2005 không quy định về thanh lý hợp đồng nhưng thực tế các cơ quan Thanh tra, kiểm tra thường bắt bẻ các chủ thể tại sao không thanh lý hợp đồng.

8, Thẩm quyền quyết định quan hệ hợp đồng:

Cần phải quy định, giao cho Tòa án có thẩm quyền quyết định quan hệ hợp đồng nào không còn là tranh chấp giao dịch dân sự, chỉ khi đó mới được xem xét khởi tố vụ án hình sự. Tránh tình trạng hình sự hóa các giao dịch dân sự của các cơ quan điều tra.

9, Luật hợp đồng:

Đề án Luật Hợp đồng có thể hiểu đây là Luật chung về Hợp đồng không thể thay thế cho nền tảng là BLDS 2015 và chi tiết hóa Luật chuyên ngành về Hợp đồng nhưng mục 2.2.2 có tham vọng bổ sung cho BLDS 2015 và chi tiết hóa các Luật chuyên ngành về Hợp đồng là không hợp lý.

Đề án Luật Hợp đồng là dịp tổng kết, đánh giá lại BLDS 2015 và các Luật chuyên ngành liên quan đến Hợp đồng nhưng không nên vì sự thiếu sót của BLDS 2015 và các Luật chuyên ngành để lấy Luật Hợp đồng bổ sung thay cho tất cả. Điều đó sẽ gây ra sự không đồng bộ, pha loãng vai trò của Luật Hợp đồng./.

B, GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP BẰNG TRỌNG TÀI, HÒA GIẢI

I, GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP BẰNG TRỌNG TÀI

1, Việc xem xét, công nhận và cho thi hành bản án, quyết định của nước ngoài tại Việt Nam

1.1 Chủ thể yêu cầu về công nhận và cho thi hành bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài

– Đối với yêu cầu công nhận và cho thi hành

Theo khoản 1 Điều 425 BLTTDS 2015, “Người được thi hành hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền yêu cầu Tòa án Việt Nam công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, phán quyết của Trọng tài nước ngoài, nếu cá nhân phải thi hành cư trú, làm việc tại Việt Nam hoặc cơ quan, tổ chức phải thi hành có trụ sở chính tại Việt Nam hoặc tài sản liên quan đến việc thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, phán quyết của Trọng tài nước ngoài có tại Việt Nam vào thời điểm yêu cầu”.

Với quy định trên, người yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam là “Người được thi hành hoặc người đại diện hợp pháp của họ”. Tuy nhiên, để người được thi hành hoặc người đại diện hợp pháp của họcó quyền yêu cầu Tòa án Việt Nam công nhận và cho thi hành, điều luật còn đặt ra điều kiện: vào thời điểm yêu cầu thì cá nhân phải thi hành cư trú, làm việc tại Việt Nam hoặc cơ quan, tổ chức phải thi hành có trụ sở chính tại Việt Nam hoặc tài sản liên quan đến việc thi hành. Do đó, nếu thiếu điều kiện vừa nêu thì họ chưa được yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam.

1.2 Không xét xử lại vụ việc đã được giải quyết theo quy định nước ngoài.

Theo quy định tại Khoản 4 Điều 438 BLTTDS 2015: “khi xem xét đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành, Hội đồng không được xét xử lại vụ án đã được Tòa án nước ngoài ra bản án, quyết định”.

Toà án không được “xét xử lại” nhưng điều đó không có nghĩa là Toà án không được “xem xét lại”. Bởi lẽ, Toà án không được công nhận và cho thi hành quyết định nước ngoài tại Việt Nam khi việc công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài tại Việt Nam trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (khoản 8 Điều 439 BLTTDS 2015) hay khi việc công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của Trọng tài nước ngoài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (điểm b khoản 2 Điều 459 BLTTDS 2015). Do đó, khi xem xét áp dụng quy định vừa nêu, nhiều khi Toà án phải xem xét lại (không xét xử lại) vụ việc để biết được việc công nhận và cho thi hành có trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam hay không.

1.3 Việc áp dụng nguyên tắc có đi có lại khi xem xét yêu cầu công nhận và cho thi hành bản án quyết định của Tòa án nước ngoài tại Việt Nam.

Ngoài việc xem xét, công nhận và cho thi hành theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam và quốc gia đó là thành viên, BLTTDS 2015 còn có quy định  “bản án, quyết định về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động; quyết định về tài sản trong bản án, quyết định hình sự, hành chính của Tòa án nước ngoài mà nước đó và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chưa cùng là thành viên của điều ước quốc tế có quy định về công nhận và cho thi hành bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài trên cơ sở nguyên tắc có đi có lại” (điểm b khoản 1 Điều 423 BLTTDS 2015).

Việc xem xét, công nhận và cho thi hành bản án, quyết định của nước ngoài tại Việt Nam theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam và quốc gia khác là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại giữa Việt nam với các quốc gia khác là một trong những hoạt động tư pháp thể hiện thiện chí của Nhà nước Việt Nam trong xu thế hội nhập với thế giới.

Vấn đề không công nhận bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài vì lý do việc công nhận và cho thi hành QĐTANN tại VN sẽ “trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam”

Căn cứ “phán quyết trọng tài trái với các nguyên tắc cơ bản của Pháp luật Việt Nam” được quy định quá chung chung, không rõ ràng nên việc áp dụng một cách tùy tiện là không thể tránh khỏi. Hiện nay, gần như trong các Bộ luật, Luật ở nước ta đều có những quy định về “nguyên tắc”, vì thế bên yêu cầu có thể dễ dàng viện dẫn phán quyết trọng tài “trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam”. Thực tiễn giải quyết tranh chấp những năm qua cho thấy số phán quyết trọng tài không được công nhận vì lí do này là không nhỏ.

1.4 Phiên họp xét đơn yêu cầu

Khác với quy định tại Điều 227 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 ( Sự có mặt của các đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự) Điều 438 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015  chưa quy định rõ ràng về trường hợp người được thi hành, hoặc người đại diện hợp pháp của họ đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì Tòa án ra quyết định đình chỉ việc xét đơn yêu cầu Công nhận và cho thi hành ở Việt Nam Bản án và Quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, tuy nhiên sau đó chủ thể này có quyền kiện lại hay không thì chưa được đề cập.

2, Thời hiệu yêu cầu cho công nhận và thi hành.

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 432 BLTTDS 2015, trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài có hiệu lực pháp luật, người được thi hành, người có quyền, lợi ích hợp pháp liên quan hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền gửi đơn đến Bộ Tư pháp Việt Nam theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước có Tòa án đã ra bản án, quyết định cùng là thành viên hoặc Tòa án Việt Nam có thẩm quyền quy định tại Bộ luật này để yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự đó.Trường hợp người làm đơn chứng minh được vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan mà không thể gửi đơn đúng thời hạn nêu trên thì thời gian có sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan đó không tính vào thời hạn gửi đơn (khoản 2 Điều 432 BLTTDS 2015).

Liên quan đến vấn đề này, khoản 1 Điều 30 Luật Thi hành án dân sự năm 2008 (sửa đổi năm 2014) có quy định trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, người được thi hành án, người phải thi hành án có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền ra quyết định thi hành án.

 Quy định trên được hiểu thời hiệu 3 năm là thời hạn để người được thi hành theo bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài tiến hành các thủ tục yêu cầu nhằm trao cho bản án, quyết định của Toà án nước ngoài khả năng được thi hành tại Việt Nam, còn thời hiệu 5 năm vừa nêu được áp dụng sau khi bản án, quyết định của Toà án nước ngoài đã nhận được khả năng thi hành tại Việt Nam.

Điểm b khoản 1 Điều 433 BLTTDS 2015 còn có quy định đơn yêu cầu phải nêu địa chỉ nơi cư trú hoặc nơi làm việc của người phải thi hành; nếu người phải thi hành là cơ quan, tổ chức thì ghi đầy đủ tên và địa chỉ trụ sở chính của cơ quan, tổ chức đó; trường hợp người phải thi hành là cá nhân không có nơi cư trú hoặc nơi làm việc tại Việt Nam, người phải thi hành là cơ quan, tổ chức không có trụ sở chính tại Việt Nam thì trong đơn yêu cầu phải ghi rõ địa chỉ nơi có tài sản và các loại tài sản liên quan đến việc thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài tại Việt Nam.

3, Về thời hiệu thi hành phán quyết Trọng tài

Theo pháp luật về thi hành án dân sự (Điều 30 Luật THADS sửa đổi bổ sung năm 2014 và Điều 4 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật THADS) thì thời hiệu yêu cầu thi hành án là 5 năm kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật. Trường hợp thời hạn thực hiện nghĩa vụ được ấn định trong bản án, quyết định thì thời hạn 5 năm được tính từ ngày nghĩa vụ đến hạn. Đối với bản án, quyết định thi hành theo định kỳ thì thời hạn 5 năm được áp dụng cho từng định kỳ, kể từ ngày nghĩa vụ đến hạn.

Theo khoản 5 Điều 61 Luật TTTM thì phán quyết trọng tài là chung thẩm và có hiệu lực kể từ ngày ban hành. Tuy nhiên, Khoản 2 Điều 66 Luật TTTM năm 2010 lại quy định:  Đối với phán quyết của Trọng tài vụ việc, bên được thi hành có quyền làm đơn yêu cầu Cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền thi hành phán quyết trọng tài sau khi phán quyết được đăng ký theo quy định tại Điều 62 của Luật TTTM, và thời hạn đăng ký là 1 năm kể từ ngày ban hành phán quyết. Vấn đề đặt ra là thời hiệu yêu cầu thi hành án được tính bắt đầu từ thời điểm nào là chính xác: kể từ ngày có phán quyết trọng tài hay từ khi phán quyết đó được đăng ký tại tòa án? Có thể thấy, sự không thống nhất giữa các quy định pháp luật nói trên đã khiến cho thời hiệu thi hành phán quyết trọng tài vụ việc chỉ còn chưa được 4 năm kể từ ngày phán quyết trọng tài có hiệu lực chứ không phải 5 năm. Do đó cần có quy định cụ thể hơn về vấn đề này.

4, Về thẩm quyền thi hành phán quyết, quyết định của Trọng tài

Theo Điều 8 Luật TTTM năm 2010, cơ quan THADS có thẩm quyền thi hành phán quyết trọng tài là cơ quan THADS cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi Hội đồng Trọng tài ra phán quyết. Trên thực tế các trung tâm trọng tài thường tập trung tại các thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ chí Minh. Theo đó các phán quyết trọng tài chủ yếu được ban hành tại các trung tâm trọng tài đặt tại hai thành phố này.

Các doanh nghiệp thường có hoạt động kinh doanh tại khắp các tỉnh, thành phố trên cả nước, việc quy định cơ quan THADS có thẩm quyền thi hành phán quyết trọng tài là cơ quan THADS cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi Hội đồng Trọng tài ra phán quyết có thể dẫn tới khó khăn cho các doanh nghiệp không có trụ sở kinh doanh tại hai thành phố này khi nộp đơn yêu cầu thi hành phán quyết.

Mặt khác, theo quy định tại Điều 55 Luật THADS sửa đổi bổ sung năm 2014 thì thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự phải uỷ thác thi hành án cho cơ quan thi hành án dân sự nơi người phải thi hành án có tài sản, làm việc, cư trú hoặc có trụ sở. Như vậy, cơ quan THADS cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi Hội đồng Trọng tài ra phán quyết có thể lại phải ủy thác thi hành án đến nơi người phải thi hành án có tài sản, làm việc, cư trú hoặc có trụ sở, dẫn đến thời gian tổ chức thi hành án bị kéo dài.

Do đó cần xem xét nên mở rộng phạm vi cơ quan thi hành án có thẩm quyền thi hành phán quyết trọng tài, bao gồm cả cơ quan thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi bên phải thi hành phán quyết có tài sản hoặc có trụ sở chính .Quy định như vậy sẽ góp phần giảm tải cho các cơ quan THADS nơi tập trung nhiều vụ việc Trọng tài thương mại và cũng tạo điều kiện thuận lợi hơn cho bên được thi hành phán quyết trọng tài.

II, GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP BẰNG HÒA GIẢI

Ở Việt Nam đang tồn tại hai hình thức hòa giải đó là hòa giải trong tố tụng và hòa giải ngoài tố tụng.Hòa giải trong tố tụng được thực hiện bởi những quy định pháp luật chặt chẽ, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện và đảm bảo thi hành bằng sức mạnh cưỡng chế.Hòa giải ngoài tố tụng được thực hiện một cách manh mún, thiếu sự điều chỉnh của pháp luật cũng như mô hình thực hiện.Bên cạnh việc xây dựng pháp luật điều chỉnh về hòa giải ngoài tố tụng thì việc xây dựng mô hình cơ quan hòa giải ngoài tố tụng đóng một vai trò quan trọng để hòa giải đạt hiệu quả.

Một số đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hòa giải ngoài tố tụng:

1, Đào tạo đội ngũ hòa giải viên.

Hòa giải viên được đào tạo kỹ năng hòa giải, được bồi dưỡng thường xuyên trong quá trình hoạt động cả về trình độ chuyên môn lẫn kỹ năng nghiệp.

Thứ nhất, xây dựng tiêu chuẩn chọn lựa những chuyên gia am hiểu về lĩnh vực kinh doanh thương mại như tài chính ngân hàng, bất động sản, bảo hiểm,… và khuyến khích họ trở thành hòa giải viên thương mại.

Thứ hai, tận dụng nguồn nhân lực từ đội ngũ luật sư và thẩm phán đã về hưu.

Thứ ba, xây dựng chương trình đào tạo đội ngũ hòa giải viên phù hợp.

Thứ tư, hình thành tổ chức được quyền cấp công nhận cho một cá nhân có đủ khả năng để hành nghề hòa giải.

Thứ năm, xây dựng cơ chế nhằm kiểm tra tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp của những người hành nghề hòa giải viên.

2, Tuyên truyền về hòa giải thương mại để nâng cao nhận thức về ý nghĩa và hiệu quả của hòa giải.

Để tuyên truyền lợi ích của hòa giải kinh doanh thương mại và khuyến khích sử dụng hòa giải như một biện pháp giải quyết tranh chấp hàng đầu thì cần có những cách thức tuyên truyền hiệu quả như:

Thứ nhất, hình thành đội ngũ tuyên truyền là luật sư, trọng tài viên, thẩm phán.

Thứ hai, xây dựng hình thức tuyên truyền phù hợp. Hình thức được lựa chọn để tuyên truyền có thể là truyền hình, phát thanh, báo chí, biểu ngữ hoặc internet.Thứ ba, tổ chức các cuộc thi liên quan đến hòa giải kinh doanh thương mại, tuyên truyền cho hoạt động hòa giải.

Thứ ba, tổ chức các cuộc thi liên quan đến hòa giải kinh doanh thương mại, tuyên truyền cho hoạt động hòa giải.

Ngoài những lỗi ngữ pháp, lỗi đánh máy chúng tôi sẽ sửa trực tiếp trên bản dự thảo, chúng tôi thấy tại Phần 3 “các nhiệm vụ cụ thể”, Mục III về các nhiệm vụ thực hiện nội dung Đề án, có nhiệm vụ thứ 9 Rà soát, xác định các quy định về hợp đồng mang tính nguyên tắc chung, quy định về hợp đồng cần có hướng dẫn cụ thể của BLDS năm 2015 và đề xuất cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản hướng dẫn , cơ quan chủ trì là Bộ Tư pháp, cơ quan phối hợp là Tòa án nhân dân tối cao. Chúng tôi thấy nhiệm vụ này chưa cụ thể và kết quả nghiên cưu, thực hiện sẽ không thuận lợi vì rất dễ trùng dẫm với các nhiệm vụ khác trong Mục III.

Trên đây là một vài ý kiến nhằm đóng gió cho dự thảo Đề án “Hoàn thiện pháp luật về hợp đồng và giải quyết tranh chấp dân sự bằng phương thức trọng tài thương mại, hòa giải thương mại theo hướng thống nhất, đồng bộ, đảm bảo hiệu lực thực thi và bảo vệ quyền sở hữu tài sản” để Ban nghiên cứu Đề án tham khảo.

Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn sự theo dõi của các đồng chí và quý vị đại biểu !

Mọi vấn đề thắc mắc liên hệ tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 1900.8698 để được Luật sư hỗ trợ chi tiết

>>Xem thêm: Lớp bồi dưỡng kiến thức về pháp luật hợp đồng – Bộ tư pháp

call-to-like

Đội ngũ luật sư đất đai – Hãng Luật TGS LAWFIRM

lstuan

 

Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS

Ông là một luật sư giỏi có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai. Luật sư đã tham gia tranh tụng nhiều vụ án tranh chấp đất đai, vụ án hình sự, kinh tế, thương mại,.. trên toàn quốc.

lshunga

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám Đốc Công ty Luật TGS

Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng là một luật sư giỏi, đã từng công tác tại Công ty Luật TNHH NHB và nhiều công ty luật có thương hiệu khác, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Đất đai, hình sự, dân sự.

lshungb

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Luật sư Công ty Luật TGS

Luật sư Đức Hùng từng công tác tại nhiều tổ chức hành nghề luật sư uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tranh tụng hình sự, đất đai, tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình.

lsson

 

Luật sư Hà Huy Sơn – Luật sư Công ty Luật TGS

Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực hình sự. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Hình Sự, luật sư Hà Huy Sơn đã gây dựng được cho mình thương hiệu riêng và sự uy tín vững chắc đối với khách hàng.

tu van
ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS Law
  • Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Điện thoại: 0984.769.278
  • Email: contact.tgslaw@gmail.com
  • Hotline: 0985.928.544 - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!