Hành vi tự ý chia sẻ link báo có xâm phạm quyền tác giả không?
Hành vi tự ý chia sẻ link báo có xâm phạm quyền tác giả không?

Hành vi tự ý chia sẻ link báo có xâm phạm quyền tác giả không?

Nghị định số 15/2020/NĐ-CP, có hiệu lực kể từ ngày 15/4/2020, quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử, có hiệu lực từ ngày 15/4/2020.

Tại điểm đ khoản 1 Điều 101 (Vi phạm các quy định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội) quy định: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện một trong các hành vi… đ) Cung cấp, chia sẻ các tác phẩm báo chí, văn học, nghệ thuật, xuất bản ấn phẩm mà không được sự đồng ý của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc chưa được phép lưu hành hoặc đã có quyết định cấm lưu hành hoặc tịch thu.

Hành vi tự ý chia sẻ link báo có xâm phạm quyền tác giả không?

Như vậy, việc chia sẻ link báo trên Facebook hoặc các mạng xã hội thì có vi phạm quy định trên không? Tại sao? Căn cứ pháp luật là gì ?

Luật sư Nguyễn Văn Tuấn – Giám đốc Công ty luật TNHH TGS (Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội) cho rằng, thực tế trong cuộc sống hàng ngày, không phải ai cũng có hiểu biết nhất định về luật sở hữu trí tuệ, hoặc biết nhưng không đầy đủ. Thường trong tiềm thức của mọi người, chỉ những hành vi tự ý sử dụng mà không được sự cho phép của tác giả thì mới là hành vi xâm phạm. Hay những bài văn, truyện, bài hát, … mới là đối tượng bảo hộ quyền tác giả, còn những bài báo họ viết ra cho mọi người đọc nên mình có thể tự do chia sẻ được.

Theo Luật sư Nguyễn Văn Tuấn chia sẻ tại Điều 14 Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2019, một trong những loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả đó là tác phẩm văn học (được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác), tác phẩm báo chí và các tác phẩm nghệ thuật như Tác phẩm âm nhạc, sân khấu, nhiếp ảnh,…

Đồng thời tại Điều 9 Nghị định 22/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi về quyền tác giả, quyền liên quan quy định “tác phẩm báo chí được bảo hộ là tác phẩm có nội dung độc lập và cấu tạo hoàn chỉnh, bao gồm các thể loại: Phóng sự, ghi nhanh, tường thuật, phỏng vấn, phản ánh, điều tra, bình luận, xã luận, chuyên luận, ký báo chí và các thể loại báo chí khác nhằm đăng, phát trên báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử hoặc các phương tiện khác.”

Điều kiện để một tác phẩm báo chí được đăng ký bảo hộ quyền tác giả chính là tác phẩm đó phải được sáng tạo trực tiếp bằng lao động trí tuệ của tác giả mà không có sự sao chép từ tác phẩm khác. Do đó, nếu tác phẩm báo đáp ứng được các điều kiện trên thì cũng thuộc đối tượng được bảo hộ quyền tác giả.

Tại Điều 28 Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2019 quy định về các hành vi xâm phạm quyền tác giả, trong đó có hành vi “Nhân bản, sản xuất bản sao, phân phối, trưng bày hoặc truyền đạt tác phẩm đến công chúng qua mạng truyền thông và các phương tiện kỹ thuật số mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả

Đối với hành vi tự ý chia sẻ bài báo trên mạng xã hội như Facebook, zalo,… mà không có sự cho phép của tác giả cũng là hành vi xâm phạm quyền tác giả.

Theo quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định về mức xử phạt hành chính trong trường hợp vi phạm về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội như sau:

Điều 101. Vi phạm các quy định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện một trong các hành vi sau:

đ) Cung cấp, chia sẻ các tác phẩm báo chí, văn học, nghệ thuật, xuất bản phẩm mà không được sự đồng ý của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc chưa được phép lưu hành hoặc đã có quyết định cấm lưu hành hoặc tịch thu;

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn hoặc thông tin vi phạm pháp luật do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này.”

Do đó, kể từ ngày 15/4/2020, các cá nhân lợi dụng mạng xã hội, có hành vi tự ý chia sẻ tác phẩm báo chí, văn học, nghệ thuật, xuất bản phẩm mà không được sự cho phép của tác giả, hoặc thậm chí chia sẻ những tác phẩm đã bị tịch thu, cấm lưu hành có thể bị xử phạt từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, đồng thời buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn hoặc thông tin vi phạm pháp luật do thực hiện hành vi vi phạm này.

Nếu bạn muốn chia sẻ một bài báo hay tới bạn bè? Vậy hãy tuân thủ đúng luật, xin phép và được sự đồng ý của tác giả/chủ sở hữu quyền tác giả trước khi chia sẻ bất kì tác phẩm, bài viết nào đó.

Ngoài ra, luật sở hữu trí tuệ hiện nay cũng quy định một vài trường hợp sử dụng tác phẩm mà không phải xin phép tác giả, cụ thể:

Điều 25. Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao

1. Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao bao gồm:

a) Tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân;

b) Trích dẫn hợp lý tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để bình luận hoặc minh họa trong tác phẩm của mình;

c) Trích dẫn tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để viết báo, dùng trong ấn phẩm định kỳ, trong chương trình phát thanh, truyền hình, phim tài liệu;

d) Trích dẫn tác phẩm để giảng dạy trong nhà trường mà không làm sai ý tác giả, không nhằm mục đích thương mại;

đ) Sao chép tác phẩm để lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu;

e) Biểu diễn tác phẩm sân khấu, loại hình biểu diễn nghệ thuật khác trong các buổi sinh hoạt văn hóa, tuyên truyền cổ động không thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào;

g) Ghi âm, ghi hình trực tiếp buổi biểu diễn để đưa tin thời sự hoặc để giảng dạy;

h) Chụp ảnh, truyền hình tác phẩm tạo hình, kiến trúc, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng được trưng bày tại nơi công cộng nhằm giới thiệu hình ảnh của tác phẩm đó;

i) Chuyển tác phẩm sang chữ nổi hoặc ngôn ngữ khác cho người khiếm thị;

k) Nhập khẩu bản sao tác phẩm của người khác để sử dụng riêng.”

Nếu các cá nhân sử dụng tác phẩm đã công bố thuộc một trong các trường hợp trên, thì không cần phải xin phép và trả thù lao cho tác giả nhưng phải đảm bảo không được làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường tác phẩm, không gây phương hại đến các quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả; phải thông tin về tên tác giả và nguồn gốc, xuất xứ của tác phẩm.

Ý kiến của Luật sư Nguyễn Văn Tuấn cũng đã được Báo Pháp luật Việt Nam đăng tải, xem tại đây: https://baophapluat.vn/tu-van-365/vo-tu-chia-se-link-bai-bao-len-facebook-coi-chung-bi-xu-phat-512023.html

Ý kiến của Luật sư đăng trên Báo Môi Trường & Đô thị Việt Nam: https://www.moitruongvadothi.vn/phap-luat/van-ban-chinh-sach-hoi-dap/hanh-vi-tu-y-chia-se-link-bao-co-xam-pham-quyen-so-huu-tri-tue-a68888.html

call-to-like

Đội ngũ luật sư đất đai – Hãng Luật TGS LAWFIRM

lstuan

 

Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS

Ông là một luật sư giỏi có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai. Luật sư đã tham gia tranh tụng nhiều vụ án tranh chấp đất đai, vụ án hình sự, kinh tế, thương mại,.. trên toàn quốc.

lshunga

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám Đốc Công ty Luật TGS

Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng là một luật sư giỏi, đã từng công tác tại Công ty Luật TNHH NHB và nhiều công ty luật có thương hiệu khác, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Đất đai, hình sự, dân sự.

lshungb

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Luật sư Công ty Luật TGS

Luật sư Đức Hùng từng công tác tại nhiều tổ chức hành nghề luật sư uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tranh tụng hình sự, đất đai, tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình.

lsson

 

Luật sư Hà Huy Sơn – Luật sư Công ty Luật TGS

Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực hình sự. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Hình Sự, luật sư Hà Huy Sơn đã gây dựng được cho mình thương hiệu riêng và sự uy tín vững chắc đối với khách hàng.

tu van
ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS Law
  • Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Điện thoại: 0984.769.278
  • Email: contact.tgslaw@gmail.com
  • Hotline: 0985.928.544 - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!