IPO là gì? Tất tần tận những kiến thức quan trọng cần biết về IPO

Hiện nay, IPO được xem là một mốc quan trọng trong quá trình phát triển của mỗi doanh nghiệp. IPO là một trong những hoạt động giúp các công ty tăng uy tín và vốn rất nhanh, phát triển được doanh nghiệp của mình lên một tầm cao mới, thu được lợi nhuận tối ưu cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng hiểu rõ về IPO và những tác động mà nó đem lại, cũng như pháp luật điều chỉnh về IPO. Do đó, Luật sư Nguyễn Văn Tuấn – Giám đốc Công ty Luật TNHH TGS (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội) đã có những chia sẻ để làm sáng tỏ các vấn đề liên quan đến IPO.

IPO là gì?

IPO (hay còn gọi là Intial Public Offering), mang nghĩa gốc là “Phát hành lần đầu ra công chúng”. Thuật ngữ ngày được dùng để chỉ một cần ty lần đầu tiên huy động vốn rộng rãi từ công chúng thông qua việc lần đầu phát hành cổ phiếu và đưa lên sàn chứng khoán. Trong đó, công chúng được hiểu như một tập hợp các nhà đầu tư với giá trị chứng khoán chào bán đủ lớn. Sau lần đầu phát hành ra công chúng, công ty cổ phần sẽ chính thức trở thành một công ty đại chúng hay còn gọi là công ty cổ phần đại chúng.

Điều kiện IPO theo Luật Chứng khoán 2019, và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành?

Để tránh cho việc có quá nhiều các công ty phát hành cổ phiếu niêm yết cũng như đảm bảo tính an toàn cho các sàn chứng khoán, nhà nước đã phối hợp với các ơ quan chuyên môn có thẩm quyền để đưa ra những điều kiện vô cùng nghiêm ngặt đòi hỏi một công ty muốn lên sàn chứng khoán phải thoả mãn. Căn cứ theo Luật Chứng Khoán 2019, Luật Doanh nghiệp năm 2020 và các văn bản hướng dẫn thi hành, điều kiện để chào bán chứng khoán lần đầu ra công chúng bao gồm:

– Mức vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký chào bán từ 30 tỷ đồng trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán;

– Hoạt động kinh doanh của 02 năm liên tục liền trước năm đăng ký chào bán có lãi, đồng thời không có lỗ lũy kế tính đến năm đăng ký chào bán;

– Có phương án phát hành và phương án sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán cổ phiếu được Đại hội cổ đông thông qua;

– Tối thiểu là 15% số cổ phiếu có quyền biểu quyết của công ty phát hành phải được bán cho ít nhất 100 nhà đầu tư không phải là cổ đông lớn (trường hợp vốn điều lệ của tổ chức phát hành từ 1.000 tỷ đồng trở lên, tỷ lệ tối thiểu là 10% số cổ phiếu có quyền biểu quyết của tổ chức phát hành);

– Cổ đông lớn trước thời điểm I.P.O (chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng) của công ty phát hành phải cam kết cùng nhau nắm giữ ít nhất 20% vốn điều lệ của tổ chức phát hành tối thiểu là 01 năm kể từ ngày kết thúc đợt chào bán;

– Không thuộc trường hợp đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã bị kết án về một trong các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế mà chưa được xóa án tích;

– Có công ty chứng khoán tư vấn hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng, trừ trường hợp tổ chức phát hành là công ty chứng khoán;

– Có cam kết và phải thực hiện niêm yết hoặc đăng ký giao dịch cổ phiếu trên hệ thống giao dịch chứng khoán sau khi kết thúc đợt chào bán;

– Mở tài khoản phong tỏa nhận tiền mua cổ phiếu của đợt chào bán.

Lưu ý: Cổ phiếu của công ty trong lần đầu tiên được phát hành ra công chúng phải được thực hiện thông qua các phương tiện truyền thông, phương tiện thông tin đại chúng, bao gồm cả Internet.

Quy trình các bước để doanh nghiệp thực hiện IPO?

Thông thường, quy trình IPO của các doanh nghiệp tại Việt Nam được thực hiện như sau:

* Xin ý kiến của Hội đồng cổ đông

Khi muốn phát hành chứng khoán ra thị trường, công ty cần tổ chức đại hội cổ đông để xin ý kiến chấp thuận, và lên kế hoạch IPO, bao gồm:

– Thống nhất về mục đích huy động vốn

– Số vốn cần huy động là bao nhiêu?

– Số lượng và chủng loại chứng khoán cần được phát hành

– Số vốn thu được sẽ phân phối cho đối tượng nào?

* Thành lập Ban chuẩn bị

Khi đã nhận được ý kiến chấp thuận của Hội đồng quản trị và thống nhất được mục đích cũng như các vấn đề khác liên quan đến IPO, Hội đồng quản trị cần lập Ban chuẩn bị để xin phép IPO. Chức năng chủ yếu của ban này là chuẩn bị:

– Hồ sơ xin phép phát hành chứng khoán để nộp lên các cơ quan, đơn vị có liên quan đến việc phát hành chứng khoán

– Tìm hiểu và chọn lựa các đơn vị bảo lãnh phát hành (nếu cần)

– Liên hệ với đơn vị tư vấn, công ty kiểm toán để xây dựng phương án phát hành và phương án sử dụng vốn thu được từ IPO.

* Định giá chứng khoán

Ban chuẩn bị sẽ cùng với đơn vị tư vấn, công ty kiểm toán và tổ chức bảo lãnh (nếu cố) tiến hành việc định giá chứng khoán phát hành. Đây là một trong những khâu khó khăn và phức tạp nhất khi tiến hành IPO. Nếu chứng khoán được định giá quá cao, việc bán sẽ trở nên khó khăn; trong khi đó, nếu định giá quá thấp, tổ chức phát hành sẽ phải chịu nhiều thiệt hại.

Do đó, việc định giá cần hợp lý, đáp ứng được cả nhu cầu của người bán và người mua.

* Xác nhận báo cáo tài chính và chuẩn bị hồ sơ hợp lệ

Việc xác nhận báo cáo tài chính trong hồ sơ xin phép IPO sẽ được thực hiện bởi công ty kiểm toán. Bên cạnh việc xác nhận báo cáo tài chính, công ty phát hành chứng khoán cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, thủ tục, giấy tờ để nộp lên Ủy ban chứng khoán.

* Nộp hồ sơ lên Ủy ban chứng khoán

Doanh nghiệp chỉ được phép phát hành chứng khoán khi nhận được sự cho phép từ Ủy ban chứng khoán. Sau khi hồ sơ được nộp lên, doanh nghiệp cần đợi trong một khoảng thời gian để nhận được câu trả lời chính thức về việc IPO. Trong thời gian chờ đợi, doanh nghiệp có thể sử dụng nội dung trong bản báo cơ sơ bộ để thăm dò thị trường.

* Thông báo phát hành chứng khoán

Khi được cấp phép, công ty phát hành chứng khoán cần thông báo việc này trên các phương tiện truyền thông đại chúng bản cáo bạch chính thức và việc thực hiện phân phối chứng khoán theo thời gian quy định.                    

* Báo cáo kết quả đợt phát hành

Sau khi kết thúc đợt phân phối, tổ chức phát hành chứng khoán phải tiến hành đăng ký, lưu trữ, chuyển giao, thanh toán chứng khoán. Cuối cùng, tổ chức này phải báo cáo kết quả của đợt phát hành cho Ủy ban chứng khoán, đồng thời cần tiến hành đăng ký vốn với các cơ quan có thẩm quyền. 

IPO có còn hấp dẫn các doanh nghiệp?

Luật Chứng khoán năm 2019 ra đời đã ban hành những quy định về điều kiện IPO chặt chẽ hơn trước đây, tạo ra những lớp “màng lọc” để loại bỏ bớt các dianh nghiệp nhỏ lẻ, năng lực còn yếu kém tham gia vào thị trường chứng khoán. Qua đó, giúp nâng cao chất lượng các cổ phiếu đưa vào thị trường cũng như độ an toàn của sàn giao dịch, bảo vệ tốt hơn quyền lợi của các nhà đầu tư. Về phía các doanh nghiệp, mặc dù việc siết chặt các điều kiện IPO khiến việc tham gia thị trường chứng khoán trở nên khó khăn hơn, các doanh nghiệp phải chuẩn bị dài hơi và công phu hơn nhưng điều đó không làm giảm sự hấp dẫn của sân chơi IPO này. Ngược lại, sự kiểm soát khắt khe sẽ càng tăng thêm độ hấp dẫn của TTCK và kích thích các doanh nghiệp làm ăn chân chính và có triển vọng phát triển dài hạn mong muốn IPO. Nói cách khác, IPO vẫn là mục tiêu và đích đến mà nhiều doanh nghiệp muốn chinh phục do những lợi ích to lớn mà nó mang lại.

Thứ nhất, thông qua IPO, doanh nghiệp có thể thu được nguồn vốn dồi dào từ công chúng (thay vì giới hạn số ít cổ đông như chào bán cổ phần riêng lẻ), đồng thời không tạo ra cho công ty những khoản nợ phải trả cùng các khoản lãi kèm theo (như khi phát hành trái phiếu). 

Thứ hai, IPO giúp nâng cao tính minh bạch, chuẩn mực trong quản trị doanh nghiệp bởi để thực hiện IPO, doanh nghiệp phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật về công ty đại chúng, đặc biệt là điều kiện về năng lực tài chính và quản trị doanh nghiệp. Sau khi trở thành công ty đại chúng, công ty sẽ phải tuân thủ các chuẩn mực về quản trị công ty đại chúng, trong đó đặt ra yêu cầu rất cao về tính minh bạch, chuyên nghiệp, hiệu quả, tăng cường tính tuân thủ, trách nhiệm báo cáo, giải trình và bảo vệ quyền lợi của các cổ đông, nhà đầu tư cũng như phải chịu sự quản lý, kiểm tra  thanh tra, giám sát chặt chẽ, thường xuyên của UBCKNN, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) và đặc biệt là của hàng vạn cổ đông, nhà đầu tư trên thị trường.

Thứ ba, việc IPO và niêm yết cổ phiếu trên TTCK còn là cơ hội để các doanh nghiệp tăng tài sản của mình, quảng bá thương hiệu, uy tín của mình với các đối tác, cổ đông, nhà đầu tư và với các cơ quan quản lý nhà nước. Qua đó đem đến các cơ hội đầu tư, kinh doanh lớn hơn cho doanh nghiệp.

Những thách thức đối với doanh nghiệp IPO?

Bên cạnh những lợi ích mà IPO mang lại cho các doanh nghiệp, việc IPO và trở thành công ty đại chúng cũng mang lại những thách thức to lớn có thể kể đến sau:

Thứ nhất, trình tự, thủ tục thông qua, quyết định những vấn đề quan trọng của doanh nghiệp rất khắt khe.

Do yêu cầu đảm bảo tính minh bạch nên việc triệu tập và tổ chức các cuộc họp Đại hội đồng cổ đông và Hội đồng quản trị của công ty đại chúng phải thực hiện theo trình tự, thủ tục rất chặt chẽ được pháp luật quy định. Do vậy, việc thông qua những vấn đề quan trọng của công ty đại chúng sẽ không thể linh hoạt như đối với các công ty chưa đại chúng. Mặt khác, công ty đại chúng còn chịu sự giám sát chặt chẽ của UBCKNN để đảm bảo sự quản lý nhà nước trong hoạt động chứng khoán. Do vậy, quyền chủ động của công ty đại chúng sẽ bị hạn chế hơn so với công ty chưa đại chúng trong một số lĩnh vực. Chẳng hạn, trong việc phát hành tăng vốn điều lệ, ngoài nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông về việc tăng vốn, công ty đại chúng còn phải nộp hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu tại UBCKNN và công ty chỉ được chào bán cổ phiếu khi có văn bản chấp thuận của UBCKNN. 

Thứ hai, yêu cầu về báo cáo và công bố thông tin.

Theo quy định của Luật Chứng khoán 2019 (Điều 20) và Thông tư số 96/2020/TT-BTC của Bộ Tài chính, công ty đại chúng phải thực hiện công bố thông tin định kỳ và bất thường. Công ty phải lập website và thực hiện nghĩa vụ công bố thông tin qua website, thiết lập hệ thống và thực hiện công bố thông tin qua hệ thống công bố thông tin của UBCKNN, bố trí người ủy quyền thực hiện công bố thông tin…Ngoài ra, công ty đại chúng còn phải thực hiện hàng loạt nghĩa vụ tài chính và các chi phí bắt buộc như: phí quản lý công ty đại chúng, phí lưu ký chứng khoán và quản lý chứng khoán lưu ký, chi phí kiểm toán các báo cáo tài chính bán niên và thường niên, v.v…

Thứ ba, mô hình quản trị công ty đại chúng đòi hỏi rất khắt khe về tính chuẩn mực và minh bạch.

Mô hình quản trị công ty đại chúng có những tiêu chuẩn về quản trị cũng như thành viên chặt chẽ và cao hơn so với các công ty chưa đại chúng. Đồng thời, việc bầu, miễn nhiệm, bổ sung các chức danh trong công ty đại chúng cũng đòi hỏi phải tuân theo đúng quy định của Luật Doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành đối với công ty đại chúng. Thủ tục này rất chặt chẽ và đòi hỏi nhiều thời gian. 

Nhìn chung, IPO là một “chìa khoá” hữu hiệu để các doanh nghiệp có thể tăng trưởng và phát triển nhanh chóng. Tuy nhiên, nó chỉ thực sự hiệu quả đối với các doanh nghiệp có tiềm năng tài chính, chiến lược bài bản và tầm nhìn dài hạn, đúng pháp luật thì mới hứu hẹn những thương vụ IPO thành công và nhận được những lợi ích to lớn mà IPO đem lại. Vì vậy, các doanh nghiệp cần cân nhắc và biết được doanh nghiệp mình đang ở vị trí nào, không ngừng phát triển và xây dựng doanh nghiệp đáp ứng được các điều kiện theo quy định pháp luật để có thể thực hiện IPO hiệu quả và thành công.

call-to-like

Đội ngũ luật sư đất đai – Hãng Luật TGS LAWFIRM

lstuan

 

Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS

Ông là một luật sư giỏi có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai. Luật sư đã tham gia tranh tụng nhiều vụ án tranh chấp đất đai, vụ án hình sự, kinh tế, thương mại,.. trên toàn quốc.

lshunga

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám Đốc Công ty Luật TGS

Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng là một luật sư giỏi, đã từng công tác tại Công ty Luật TNHH NHB và nhiều công ty luật có thương hiệu khác, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Đất đai, hình sự, dân sự.

lshungb

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Luật sư Công ty Luật TGS

Luật sư Đức Hùng từng công tác tại nhiều tổ chức hành nghề luật sư uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tranh tụng hình sự, đất đai, tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình.

lsson

 

Luật sư Hà Huy Sơn – Luật sư Công ty Luật TGS

Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực hình sự. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Hình Sự, luật sư Hà Huy Sơn đã gây dựng được cho mình thương hiệu riêng và sự uy tín vững chắc đối với khách hàng.

tu van
ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS Law
  • Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Điện thoại: 0984.769.278
  • Email: contact.tgslaw@gmail.com
  • Hotline: 0985.928.544 - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!