Làm gì khi bị nhắn tin, gọi điện ‘khủng bố’ đòi nợ dù không vay tiền?

Thời gian gần đây, nhiều trường hợp người dân dù không vay mượn, không bảo lãnh, thậm chí, không hề quen biết người vay mượn tiền qua các ứng dụng (app) cho vay tiền nhưng lại bị các đối tượng “khủng bố” đòi nợ bằng điện thoại, tin nhắn và thậm chí bị bêu xấu trên các trang mạng xã hội, thậm chí dọa đánh, giết… Việc đòi nợ qua điện thoại này đã làm không ít người cảm thấy phiền hà, bức xúc và ảnh hưởng đến cuộc sống, công việc, thậm chí hoang mang sợ hãi bởi những lời lẽ uy hiếp, đe dọa, khủng bố và xúc phạm của các đối tượng đòi nợ. Đây là một vấn đề nhức nhối khiến nhiều người không khỏi thắc mắc rằng, liệu các công ty tài chính có được phép khủng bố tin nhắn, điện thoại liên tục như vậy để đòi nợ?

Luật sư có suy nghĩ và nhận định như thế nào về sự việc nhiều người dân bị các đối tượng nắm được thông tin cá nhân và nhắn tin, gọi điện “khủng bố” nhằm mục đích đòi nợ mặc dù họ không vay tiền?

Theo Luật sư Đặng Phương Chi – Hãng Luật TGS, Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội:

Hiện nay, việc cho vay tiêu dùng là một hình thức khá phổ biến. Bởi quy trình vay này được thực hiện khá đơn giản, người đi vay chỉ cung cấp một số thông tin như: Sổ hộ khẩu, Căn cước công dân/Chứng minh nhân dân, thông tin liên lạc của người thân, đồng nghiệp, bạn bè,… mà không cần tài sản đảm bảo là đã có thể vay được tiền.

Vì vậy, khi mà người này cố tình hoặc quên không thanh toán khoản nợ thì người thân, bạn bè sẽ bị gọi điện thoại nhắc nhở thậm chí là bị đe dọa, chửi bới,… Thậm chí có những người khi nhận được điện thoại “khủng bố” còn không biết là mình quen của người vay tiền, bởi số điện thoại của họ chỉ được thêm vào một cách ngẫu nhiên để hợp thức hóa hồ sơ vay mà trong khi thực tế họ không có bất kỳ một mối quan hệ nào.

Dưới góc độ pháp lý, các đối tượng khủng bố người dân qua điện thoại có dấu hiệu của hành vi lợi dụng mạng máy tính, mạng viễn thông để cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân.

Vậy theo Luật sư nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng bị nhắn tin, đòi tiền liên tục dù không vay tiền? 

Theo Luật sư Đặng Phương Chi – Hãng Luật TGS, Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội:

Trên thực tế có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng dù không vay tiền nhưng vẫn bị các đối tượng liên tục nhắn tin, gọi điện đòi nợ có thể kể đến một số nguyên nhân chính như sau:

Thứ nhất, do người vay quên hoặc cố tình không thanh toán tiền vay thì người thân, bạn bè, đồng nghiệp,… của người vay sẽ bị “khủng bố” bằng điện thoại, tin nhắn,… cho dù bản thân không hề biết đến sự tồn tại của khoản vay đó.

Thứ hai, do tình trạng bị rò rỉ thông tin cá nhân. Hiện nay do công nghệ thông tin ngày càng phát triển, thông tin cá nhân có thể dễ dàng bị rò rỉ khi cá nhân tham gia các giao dịch mua bán hàng ngày hoặc tham gia các hội nhóm,… Một số đối tượng xấu có thể lợi dụng việc này để buôn bán thông tin cá nhân cho các tổ chức tín dụng bẩn để tạo những khoản vay ảo và yêu cầu người đó phải trả khoản nợ mà mình không vay.

Thứ ba, do bị đối tượng xấu sử dụng thông tin khoản vay trước đó. Tình trạng này khá phổ biến khi mà hoạt động vay tín chấp, vay trả góp đang rất phổ biến, rất nhiều cá nhân tham gia vay của các tổ chức tài chính, công ty tín dụng có lưu lại hồ sơ cá nhân. Sau đó các đối tượng xấu có được hồ sơ đó đã làm giả một hồ sơ khác tạo các khoản vay và chiếm đoạt số tiền đó.

Từ tình hình trên, những người dân đang bị khủng bố tinh thần từ những cuộc điện thoại doạ dẫm đòi tiền phải làm gì trong tình huống như thế?

Theo Luật sư Đặng Phương Chi – Hãng Luật TGS, Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội:

Những người dân khi đang bị các đối tượng gọi điện, nhắn tin khủng bố đòi tiền cần thực hiện một số biện pháp sau:

Thứ nhất, giải thích ngắn gọn về việc không quen hoặc không có trách nhiệm với khoản nợ mà các đối tượng đề cập và hỏi rõ thông tin đơn vị đòi nợ, nhắc nợ để nắm thông tin (Nên ghi âm cuộc gọi, lưu tin nhắn để làm bằng chứng).

Thứ hai, tuyệt đối không cung cấp bất kỳ thông tin gì cho các đối tượng này, không nên đôi co, giải thích hay năn nỉ vì không giải quyết được vấn đề gì cả.

Thứ ba, có yêu cầu bằng văn bản gửi tới công ty tài chính đã quấy rối, gọi điện giục nợ để khiếu nại về biện pháp đôn đốc, thu hồi nợ về đòi tiền cá nhân, tổ chức không có nghĩa vụ trả nợ.

Thứ tư, gửi đơn tố cáo tới cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng hoặc các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước trên địa bàn Tỉnh để kiến nghị giải quyết hành vi vi phạm pháp luật của công ty tài chính hoặc gửi đơn tố cáo lên cơ quan Công an, nếu công ty tài chính tiếp có hành vi sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để quấy rối, đe dọa tinh thần,…

Thứ năm, sử dụng tính năng có sẵn trên điện thoại để chặn các cuộc gọi, tin nhắn làm phiền để giảm phiền hà. Đối với các trang mạng xã hội thì cá nhân có thể khóa các bình luận tin nhắn đến từ người lạ.

Việc gọi điện “khủng bố” dọa nạt nhằm mục đích đòi nợ khi nạn nhân không vay tiền có vi phạm pháp luật hay không? Nếu có thì các đối tượng này sẽ phải chịu mức phạt như thế nào thưa Luật sư?

Theo Luật sư Đặng Phương Chi – Hãng Luật TGS, Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội:

Việc gọi điện “khủng bố” dọa nạt nhằm mục đích đòi nợ khi nạn nhân không vay tiền có vi phạm pháp luật.

Theo quy định tại điểm g khoản 3 Điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP thì sẽ phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với hành vi: “Cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác;”.

Ngoài ra, tùy vào mức độ, tính chất và có đủ căn cứ, hành vi quấy rối qua điện thoại sẽ bị xử lý hình sự theo các tội danh quy định tại Bộ luật Hình sự.

Tóm lại, hành vi gọi điện khủng bố, đe dọa người khác dù vì mục đích nào thì đều là hành vi phạm pháp luật và bị xử lý theo quy định pháp luật. Trong trường hợp có đủ cơ sở xử lý về hình sự, cơ quan điều tra sẽ khởi tố vụ án hình sự và khởi tố bị can đối với người vi phạm. Trong trường hợp vi phạm có dấu hiệu phạm tội hình sự nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, cơ quan công an ra quyết định xử phạt hành chính đồng thời áp dụng một số biện pháp khác theo quy định của pháp luật buộc người vi phạm chấm dứt hành vi.

Vậy thưa luật sư, khi có nhu cầu vay tiền thì người dân cần làm gì để có thể đảm bảo quyền lợi cũng như không để lộ thông tin cá nhân, tránh bị các đối tượng lợi dụng đòi nợ? 

Theo Luật sư Đặng Phương Chi – Hãng Luật TGS, Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội:

Để vừa đảm bảo nhu cầu vay tiền, vừa bảo vệ người thân, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, người dân khi có nhu cầu vay tiền phải tìm hiểu, lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ uy tín, thể hiện đầy đủ các thông tin trên website như: Tên công ty, mã số doanh nghiệp, địa chỉ, các chính sách cụ thể về lãi suất vay với các hình thức phù hợp. Tuyệt đối không vay qua app không rõ nguồn gốc, không được nhân danh đơn vị hoặc cung cấp số điện thoại của cơ quan, đồng nghiệp để vay tiền.

Đặc biệt khi người dân có nhu cầu vay tiền cần chú ý có thêm điều khoản bảo mật thông tin ở trong hợp đồng. Theo đó hai bên nên cam kết thực hiện nghiêm túc những nội dung sau đây:

– Không được phép sao chép, cung cấp một phần hay toàn bộ thông tin bảo mật cho bất kỳ bên thứ ba nào biết khi chưa có sự chấp thuận bằng văn bản của bên có quyền sở hữu đối với thông tin bảo mật.

– Không được sử dụng thông tin bảo mật mà các bên đã cung cấp cho nhau phục vụ cho các mục đích khác ngoài nội dung dự án hai bên thực hiện.

– Cung cấp danh sách những người liên quan được phép nắm giữ thông tin bảo mật, tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc thực hiện dự án. Đồng thời, cam kết bảo đảm những người này sẽ không tiết lộ thông tin bảo mật cho bất kỳ bên thứ ba nào khác, trừ khi có yêu cầu của cơ quan chức năng hoặc được sự chấp thuận bằng văn bản của cả hai bên.

»» BÁO CHÍ ĐƯA TIN:

Ý kiến của Luật sư Đặng Phương Chi – Hãng Luật TGS, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội đã được đăng tải trên chuyên trang của Báo Điện Tử Công Lý – CƠ QUAN CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO :https://baove.congly.vn/nguoi-dan-bi-nhan-tin-goi-dien-khung-bo-doi-no-du-khong-vay-tien-383992.html

call-to-like

Đội ngũ luật sư đất đai – Hãng Luật TGS LAWFIRM

lstuan

 

Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS

Ông là một luật sư giỏi có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai. Luật sư đã tham gia tranh tụng nhiều vụ án tranh chấp đất đai, vụ án hình sự, kinh tế, thương mại,.. trên toàn quốc.

lshunga

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám Đốc Công ty Luật TGS

Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng là một luật sư giỏi, đã từng công tác tại Công ty Luật TNHH NHB và nhiều công ty luật có thương hiệu khác, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Đất đai, hình sự, dân sự.

lshungb

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Luật sư Công ty Luật TGS

Luật sư Đức Hùng từng công tác tại nhiều tổ chức hành nghề luật sư uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tranh tụng hình sự, đất đai, tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình.

lsson

 

Luật sư Hà Huy Sơn – Luật sư Công ty Luật TGS

Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực hình sự. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Hình Sự, luật sư Hà Huy Sơn đã gây dựng được cho mình thương hiệu riêng và sự uy tín vững chắc đối với khách hàng.

tu van
ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS Law
  • Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Điện thoại: 0984.769.278
  • Email: contact.tgslaw@gmail.com
  • Hotline: 0985.928.544 - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!