Ý kiến của Luật sư về vụ việc Văn Mai Hương bị hack camera

Luật sư TGS trả lời phỏng vấn đài truyền hình H1 về Luật Phòng chống tác hại của rượu bia

Nội dung bài viết

Câu hỏi 1: Thưa Luật sư, Luật sư có thể chia sẻ về thực trạng người uống rượu bia vi phạm Luật ATGT và các tội phạm xã hội khác gây ra từ việc sử dụng rượu bia? Với thực trạng như vậy thì Luật sư có thể cho biết sự cần thiết của việc ban hành Luật phòng chống tác hại của rượu bia đã có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2020?

Tình trạng sử sử dụng rượu, bia là rất phổ biến, đang ở mức cao và có xu hướng gia tăng nhanh chóng. Việc lạm dụng rượu bia có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người uống (bệnh ung thư, bệnh lý tim mạch, sơ gan, rối loạn tâm thần, sa sút trí tuệ…), có nguy cơ gây ra các vấn đề kinh tế – xã hội khác như: Gây lãng phí, tổn hại đến kinh tế, bỏ bê công việc, giảm năng suất làm việc; là nguyên nhân của nghèo đói, bạo lực gia đình, tai nạn giao thông, các hành vi vi phạm pháp luật, thậm chí là tội phạm, gây mất trật tự, an ninh (đánh nhau, gây rối trật tự công cộng, thậm chí là gây ra các vụ án mạng rất đau lòng), làm xói mòn về văn hóa, lối sống, đạo đức của con người và chất lượng giống nòi, gây ra những hệ lụy nhiều mặt, cũng như là gánh nặng cho các cá nhân, các gia đình và toàn xã hội.

Trong khi đó, các quy định về sản xuất, kinh doanh rượu bia còn nhiều hạn chế, công tác quản lý về nguồn gốc, chất lượng và sản lượng rượu bia chưa thật sự chặt chẽ, việc tiếp cận rượu bia vẫn rất dễ dàng. Điều đó, đòi hỏi chúng ta phải có những quy định mới về quản lý đối hoạt động sản xuất, kinh doanh rượu bia, để vừa đảm bảo rượu tiêu thụ có nguồn gốc hợp pháp, bảo đảm an toàn thực phẩm, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, cũng bảo đảm đáp ứng các yêu cầu phòng, chống tác hại của rượu, bia hiện nay.

Trong bối cảnh đó, thì sự ra đời của Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia năm 2019 là hết sức cần thiết và đáp ứng được những yêu cầu và đòi hỏi của thực tiễn hiện nay.

Ý kiến của Luật sư về vụ việc Văn Mai Hương bị hack camera

Câu hỏi 2Trong thời gian tới, Luật sư sẽ có những kế hoạch tuyên truyền phổ biến Luật phòng chống tác hại của rượu bia tới người dân và Doanh nghiệp như thế nào nhằm hạn chế những vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội sinh ra từ việc sử dụng rượu bia? Để Luật phòng chống tác hại của rượu bai đi vào đời sống một cách hiệu quả, theo Luật sư cần có những giải pháp gì?

Để Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia đi vào đời sống, thì trước hết các cơ quan chức năng, các tổ chức và đoàn thể xã hội cần phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền về tác hại của rượu, bia, cũng như những nội dung của luật, để nâng cao hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật của người dân.

Bên cạnh các quy định của Luật thì các cơ quan có thẩm quyền cần nhanh chóng ban hành các văn bản hướng dẫn phù hợp và sát với thực tiễn cuộc sống, để tạo ra các hành lang pháp lý đầy đủ nhất cho các quy định của Luật có thể đi vào cuộc sống.

Mặt khác, các cơ quan có thẩm quyền cũng phải xây dựng các kế hoạch và biện pháp để các quy định của pháp luật được thực thi một cách đầy đủ và chính xác trong thực tiễn, để tăng sức răn đe, cũng dần dần hình thành thói quen chấp hành luật trong nhân dân.

Câu hỏi 3Tác hại của rượu bia được quy định cụ thể trong Luật Phòng Chống tác hại của rượu bia như thế nào? Đâu là điểm được nhiều người dân quan tâm nhất?

Khoản 5 Điều 2 Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia năm 2019 quy định: “Tác hại của rượu, bia là ảnh hưởng, tác động có hại của rượu, bia đối với sức khỏe con người, gia đình, cộng đồng, an toàn giao thông, trật tự, an toàn xã hội, kinh tế và các vấn đề xã hội khác.”

Luật phòng chống tác hại của rượu bia có rất nhiều quy định mới, theo tôi thì vấn đề mà người dân cần lưu tâm trước hết, đó là: các quy định cấm quy định tại Điều 5 (Xúi giục, kích động, lôi kéo, ép buộc người khác uống rượu, bia; Người chưa đủ 18 tuổi uống rượu, bia; Bán, cung cấp, khuyến mại rượu, bia cho người chưa đủ 18 tuổi; sử dụng lao động là người chưa đủ 18 tuổi trực tiếp tham gia vào việc sản xuất, mua bán rượu, bia;  Điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn..v.v..);  các địa điểm không được uống và không được bán rượu bia; điều kiện về sản xuất và bán rượu bia, trong đó hộ gia đình, cá nhân sản xuất rượu thủ công phải làm thủ tục cấp giấy phép sản xuất, đăng ký với Ủy ban nhân dân cấp xã việc bán rượu cho cơ sở có giấy phép sản xuất rượu để chế biến lại, kê khai việc sản xuất rượu thủ công không nhằm mục đích kinh doanh v.v…

Câu hỏi 4Quyền và nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức trong việc phòng chống tác hại của rượu bia được quy định như thế nào trong Luật phòng chống tác hại của rượu bia?

Quyền và nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức trong phòng, chống tác hại của rượu, bia được quy định tại Điều 4 Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia năm 2019, theo đó: Cá nhân, tổ chức có các quyền và nghĩa vụ như sau:

  1. Được sống trong môi trường không chịu ảnh hưởng bởi tác hại của rượu, bia.
  2. Được cung cấp thông tin phù hợp, chính xác, khách quan, khoa học, đầy đủ về rượu, bia, nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng và tác hại của rượu, bia.
  3. Phản ánh, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia; tố cáo việc cơ quan, người có thẩm quyền không xử lý hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia.
  4. Tuân thủ quy định của pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia.

Câu hỏi 5: Mục đích, yêu cầu trong thông tin, giáo dục tuyên truyền về phòng chống tác hại của rượu bia từ năm 2020 là gì?

Mục đích, yêu cầu trong thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống tác hại của rượu, bia được quy định tại Điều 6 Luật phòng, chống tác hại cả rượu, bia năm 2019, theo đó:

  1. Thông tin, giáo dục, truyền thông nhằm nâng cao nhận thức, định hướng hành vi, thay đổi thói quen có hại để phòng, chống tác hại của rượu, bia đối với sức khỏe con người, gia đình, cộng đồng, an toàn giao thông, trật tự, an toàn xã hội, kinh tế và các vấn đề xã hội khác.
  2. Việc thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống tác hại của rượu, bia phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:

a) Chính xác, khách quan và khoa học;

b) Thường xuyên; phù hợp, dễ tiếp cận và hiệu quả đối với từng đối tượng, trình độ, lứa tuổi, giới tính; phù hợp với truyền thống, văn hóa, bản sắc dân tộc, tôn giáo và phong tục tập quán; chú trọng đối với học sinh, sinh viên, thanh niên, phụ nữ mang thai và cá nhân, tổ chức, hộ gia đình sản xuất rượu thủ công.

Câu hỏi 6Khi uống rượu bia say tại nhà hàng, quán nhậu thì nhà hàng hay quán nhậu phải hỗ trợ khách hàng những điểm gì theo quy định của Luật phòng chống tác hại rượu bia? Từ năm 2020, người dân không được uống rượu bia ở những điểm nào? Vì sao lại quy định những điểm đó không được uống rượu bia?

Theo quy định tại Điều 32 Luật phòng, chống tác hại của rượu bia quy định:. “Cơ sở bán rượu, bia tiêu dùng tại chỗ nhắc nhở và có hình thức thông tin phù hợp đối với khách hàng về việc không điều khiển phương tiện giao thông, hỗ trợ khách hàng thuê, sử dụng phương tiện giao thông công cộng sau khi uống rượu, bia.”

Theo quy định tại Điều 10 Luật phòng, chống tác hại của rượu bia thì các địa điểm không được uống rượu, bia, bao gồm:

  1. Cơ sở y tế.
  2. Cơ sở giáo dục trong thời gian giảng dạy, học tập, làm việc.
  3. Cơ sở, khu vực chăm sóc, nuôi dưỡng, vui chơi, giải trí dành cho người chưa đủ 18 tuổi.
  4. Cơ sở cai nghiện, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng, cơ sở giam giữ phạm nhân và cơ sở giam giữ khác.
  5. Cơ sở bảo trợ xã hội.
  6. Nơi làm việc của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập trong thời gian làm việc, trừ địa điểm được phép kinh doanh rượu, bia.
  7. Các địa điểm công cộng theo quy định của Chính phủ.

Luật cấm uống rượu bia tại các địa điểm nêu trên là vi nếu uống rượu bia tại đây thì sẽ ảnh hưởng không tốt, thậm chí gây nguy hiểm cho hoạt động của các cơ sở này, cũng như đảm bảo tính lành mạnh, sư phạm cho môi trường giáo dục, tính nghiêm túc, kỷ luật và hiệu quả trong khi làm việc tại các cơ quan, tổ chức. 

tác hại của rượu bia

Câu hỏi 7: Từ 1/1/2020, người đi xe đạp uống rượu bia có bị phạt hay không? Chế tài xử phạt như thế nào thưa Luật sư?

Theo quy định của Luật phòng chống tác hại của rượu, bia, nghiêm cấm hành vi điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn, bất kể đó là phương tiện gì, kể cả xe đạp.

Chính phủ đã ban hành Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, có hiệu lực từ 1/1/2020, thay thế Nghị định số 46/2016 của Chính phủ. Trong Nghị định này, lần đầu tiên Chính phủ quy định người đi xe đạp, xe đạp điện có thể bị phạt 80.000- 600.000 đồng khi điều khiển xe có nồng độ cồn.

Câu hỏi 8Thưa Luật sư, với những quy định về chế tài xử phạt người uống rượu bia vi phạm Luật Phòng chống tác hại của rượu bia và những văn bản QPPL khác có liên quan, theo Luật sư thì chế tài xử phạt đó đã đủ sức răn đe, giáo dục cho người dân hay chưa? Kiến nghị của Luật sư như thế nào về vấn đề này?

Hiện này, Nghị định số 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ đã nâng mức xử phạt đối với các hành vi sử dụng rượu, bia khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông, với mức phạt cao nhất có thể lên đến 40 triệu đồng và tước GPLX đến 24 tháng.

Tuy nhiên, đối với các hành vi phạm khác thì chúng ta vẫn chưa có các Nghị định hướng dẫn. Do đó, theo tôi thì để Luật có thể nhanh chóng đi vào cuộc sống thì các cơ quan chức năng cần sớm ban hành các quy định hướng dẫn về các hành vi vi phạm, cũng như áp dụng mức xử phạt và các biện pháp xử lý cụ thể.

Mặt khác, bên cạnh việc áp dụng các chế tài nghiêm khắc thì chúng ta vẫn cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền và giáo dục, để có thể thay đổi nhận thức và hình thành thói quen và văn hóa ứng xử tích cực của người dân trong việc sử dụng rượu, bia một cách lành mạnh, có kiểm soát.

Cụ thể: Đối với người điều khiển xe ô tô vi phạm nồng độ cồn ở mức cao nhất (mức 3), Nghị định phạt tiền từ 30 – 40 triệu đồng, tước quyền sử dụng GPLX 22 – 24 tháng đối với người điều khiển phương tiện có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở. Nghị định 46/2016 trước đây quy định xử phạt từ 16 – 18 triệu đồng và tước GPLX 4 – 6 tháng.

Đối với người điều khiển xe mô tô từ 6-8 triệu đồng, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 22-24 tháng. Người điều khiển xe đạp, xe thô sơ từ 400-600.000 đồng. Đối với người điều khiển ô tô mà trong cơ thể có chất ma túy Nghị định cũng tăng mức phạt tương tự.

call-to-like

Đội ngũ luật sư đất đai – Hãng Luật TGS LAWFIRM

lstuan

 

Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS

Ông là một luật sư giỏi có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai. Luật sư đã tham gia tranh tụng nhiều vụ án tranh chấp đất đai, vụ án hình sự, kinh tế, thương mại,.. trên toàn quốc.

lshunga

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám Đốc Công ty Luật TGS

Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng là một luật sư giỏi, đã từng công tác tại Công ty Luật TNHH NHB và nhiều công ty luật có thương hiệu khác, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Đất đai, hình sự, dân sự.

lshungb

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Luật sư Công ty Luật TGS

Luật sư Đức Hùng từng công tác tại nhiều tổ chức hành nghề luật sư uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tranh tụng hình sự, đất đai, tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình.

lsson

 

Luật sư Hà Huy Sơn – Luật sư Công ty Luật TGS

Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực hình sự. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Hình Sự, luật sư Hà Huy Sơn đã gây dựng được cho mình thương hiệu riêng và sự uy tín vững chắc đối với khách hàng.

tu van
ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS Law
  • Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Điện thoại: 0984.769.278
  • Email: contact.tgslaw@gmail.com
  • Hotline: 0985.928.544 - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!