Luật sư giải đáp câu hỏi về vấn đề Bán hàng online (trực tuyến)
Luật sư giải đáp câu hỏi về vấn đề Bán hàng online (trực tuyến)

Luật sư giải đáp câu hỏi về vấn đề Bán hàng online (trực tuyến)

Nội dung bài viết

Bán hàng online (trực tuyến) là một hình thức kinh doanh rất phổ biến hiện nay. Tiến Sỹ, Luật sư Lê Ngọc Khánh – Hãng Luật TGS (Đoàn Luật sư TP.Hà Nội) sẽ trả lời một số câu hỏi xoay quanh đến vấn đề này.

luat su khanh

CÂU HỎI 1: Thưa luật sư, em kinh doanh, bán online hải sản nhỏ lẻ. Nhà em ở gần biển, sáng sớm, mẹ em ra bến tàu, nếu có hải sản ngon thì gửi lên cho em bán. Ngày nào biển động hoặc chất lượng hàng không ưng ý thì em không bán. Tính ra, mỗi tháng em bán được khoảng 50 đến 60 triệu tiền hàng, lãi khoảng 5 triệu. Vậy, em có phải đăng ký kinh doanh không? Em cảm ơn luật sư.

LUẬT SƯ TƯ VẤN:

Với vấn đề bạn thắc mắc việc bạn có phải đăng ký hộ kinh doanh loại mặt hàng này không, tôi xin tư vấn cho bạn như sau: Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP quy định:

“1. Cá nhân hoạt động thương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động được pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác nhưng không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là “Thương nhân” theo quy định của Luật Thương mại. Cụ thể bao gồm những cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại sau đây:

a) Buôn bán dong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các thương nhân được phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong

b) Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;

c) Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, nước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;

d) Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ;

đ) Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;

e) Các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.

2. Kinh doanh lưu động là các hoạt động thương mại không có địa điểm cố định”.

Cũng theo Điều 7 Luật Thương mại năm 2005 quy định nghĩa vụ đăng ký kinh doanh của thương nhân như sau: “Thương nhân có nghĩa vụ đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. Trường hợp chưa đăng ký kinh doanh, thương nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của mình theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật”.

⇒ Như vậy, trong trường hợp này bạn không cần tiến hành thủ tục đăng ký kinh doanh.

CÂU HỎI 2: Thưa luật sư, em có người bạn làm tiếp viên hàng không nên thường mua được mỹ phẩm và thực phẩm chức năng ở nước ngoài. Vì vậy, em có nhận gom oder mỹ phẩm và thực phẩm chức năng trên Facebook cá nhân để gửi bạn em mua về bán kiếm lời. Ngày 30/6, em đem số hàng về nhà, trị giá khoảng 100 triệu đồng thì lực lượng quản lý thị trường ập vào kiểm tra. Tại thời điểm này em không cung cấp được giấy tờ chứng minh nguồn gốc hàng hóa. Vì vậy, quản lý thị trường tạm giữ hết hàng hóa của em. Luật sư cho em hỏi họ làm như vậy có đúng luật không? Em phải làm gì để lấy được hàng về và em có bị phạt không?

LUẬT SƯ TƯ VẤN:

Hiện nay chưa có quy định cụ thể về kinh doanh hàng xách tay, hàng xách tay được xem là loại hàng hóa không có chứng từ nhập khẩu, phiếu gửi hàng không được xem là một loại chứng từ nhập khẩu do hàng hóa không thông qua kê khai hải quan.

Khoản 7 Điều 3 Nghị định 185/2013/NĐ-CP quy định:

“Hàng nhập lậu bao gồm:

a) Hàng hóa cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng nhập khẩu theo quy định của pháp luật;

b) Hàng hóa nhập khẩu thuộc danh mục hàng hóa nhập khẩu có điều kiện mà không có giấy phép nhập khẩu hoặc giấy tờ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định kèm theo hàng hóa khi lưu thông trên thị trường;

c) Hàng hóa nhập khẩu không đi qua cửa khẩu quy định, không làm thủ tục hải quan theo quy định của pháp luật hoặc gian lận số lượng, chủng loại hàng hóa khi làm thủ tục hải quan;

d) Hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị trường không có hóa đơn, chứng từ kèm theo theo quy định của pháp luật hoặc có hóa đơn, chứng từ nhưng hóa đơn, chứng từ là không hợp pháp theo quy định của pháp luật về quản lý hóa đơn;

đ) Hàng hóa nhập khẩu theo quy định của pháp luật phải dán tem nhập khẩu nhưng không có tem dán vào hàng hóa theo quy định của pháp luật hoặc có tem dán nhưng là tem giả, tem đã qua sử dụng.”

Như vậy, khi bạn kinh doanh các loại mỹ phẩm và thực phẩm chức năng “xách tay” thì có thể sẽ bị phạt nếu phía cơ quan có thẩm quyền kiểm tra do không đưa ra được chứng từ nhập khẩu hợp lệ.

Hành vi kinh doanh mỹ phầm và thực phẩm chức năng mà không cung cấp được hóa đơn đầu vào, không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ của nguồn hàng thì bạn sẽ bị xử phạt hành chính về kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ theo điểm c khoản 1 Điều 21 Nghị định 185/2013/NĐ-CP. Cụ thể:

“1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị dưới 1.000.000 đồng,

c) Kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ”;

Tuy nhiên, mức phạt cụ thể thì cần phải căn cứ vào giá trị những lô hàng mà bạn hiện đang kinh doanh không xác định được nguồn gốc xuất xứ. Cụ thể trong trường hợp của bạn, lô hàng của bạn trị giá khoảng 100 triệu đồng sẽ bị xử phạt theo khoản 11, 12 hoặc 13 Điều 21 Nghị định 185/2013/NĐ-CP:

“11. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

12. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên.

13. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt quy định từ khoản 1 đến khoản 12 Điều này đối với người sản xuất, nhập khẩu thực hiện hành vi vi phạm hành chính hoặc hàng hóa vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Là lương thực, thực phẩm; phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, thuốc phòng bệnh và thuốc chữa bệnh cho người, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm”;

Về thẩm quyền xử phạt hành chính của cán bộ quản lý thị trường: theo quy định tại khoản 3 Điều 8 Pháp lệnh số 11/2016/UBTVQH13 thì lực lượng quản lý thị trường có nhiệm vụ và quyền hạn “Xử lý vi phạm hành chính”.

Do đó, việc cán bộ quản lý thị trường kiểm tra và xử lý vi phạm đối với lô mỹ phẩm và thực phẩm mà bạn không xuất trình được hóa đơn chứng minh nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa là có căn cứ pháp luật.

Bạn muốn lấy lại lô hàng trên, thì theo đúng quy định bạn phải xuất trình được hóa đơn chứng minh nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa, nếu không thì ngoài việc bị xử phạt theo những quy định đã nói ở trên, bạn sẽ phải chịu hình phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại Điều 21 Nghị định 185/2013/NĐ-CP:

“14. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này;

b) Tịch thu phương tiện là công cụ, máy móc hoặc vật khác được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này;

15. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc tiêu hủy hàng hóa vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này;

b) Buộc thu hồi tiêu hủy hàng hóa vi phạm đang lưu thông trên thị trường đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này;

c) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điều này”.

Nếu bạn tính hướng phát triển lâu dài và để tránh việc bị xử phạt cho những lần sau, cách tốt nhất là bạn nên hợp thức hóa việc kinh doanh hàng xách tay. Theo đó, bạn cần bổ sung những thủ tục pháp lý như:

– Bạn có thể đăng ký kinh doanh dưới hình thức Hộ kinh doanh doanh cá thể theo quy định của Luật doanh nghiệp 2014, Nghị định 78/2015/NĐ – CP, Nghị định 185/2013/NĐ – CP 

– Bổ sung các chứng từ nhập khẩu: Sản phẩm từ nước ngoài khi muốn nhập khẩu về Việt Nam một cách hợp pháp sẽ cần thông qua hải quan. Theo đó bạn sẽ cần tiến hành khai báo hải quan tại cửa khẩu khi hàng hóa cập bến.

– Nộp đủ các loại thuế đối với hàng hóa nhập khẩu về Việt Nam: Quyết định kinh doanh hợp pháp đồng nghĩa với việc tuân thủ các khoản thuế nhập khẩu theo quy định của pháp luật Việt Nam. Bạn sẽ cần phải nộp các khoản thuế sau:

+ Thuế nhập khẩu hàng hóa theo quy định;

+ Thuế giá trị gia tăng theo quy định;

+ Lệ phí hải quan theo quy định.

– Bổ sung giấy công bố sản phẩm nhập khẩu: Để chuyển từ kinh doanh hàng xách tay sang kinh doanh hợp pháp sản phẩm nhập khẩu bạn cần bổ sung thêm thủ tục công bố sản phẩm. Bởi sự khác nhau giữa một sản phẩm chuẩn, rõ nguồn gốc với một sản phẩm nhái, kém chất lượng trôi nổi trên thị trường nằm ở khâu này.

Theo nghị định số 15/2018/NĐ-CP mọi sản phẩm nhập khẩu trước khi tiến hành lưu thông trên thị trường sẽ cần đăng ký công bố sản phẩm, công bố tiêu chuẩn chất lượng thực phẩm hoặc đăng ký lưu hành mỹ phẩm nhập khẩu với cơ quan chức năng. Nếu không thực hiện, đơn vị kinh doanh sẽ chịu mức phạt hành chính từ 40-50 triệu đồng khi cơ quan chức năng kiểm tra.

CÂU HỎI 3: Xin luật sư cho em hỏi: Em đang bán hàng online thực phẩm như hoa quả sấy, bánh kẹo, sữa. Trước đây em chỉ làm nhỏ lẻ thôi, nhưng một năm gần đây em mở rộng kinh doanh nên nhiều khách hàng cần xuất hóa đơn. Giờ em muốn đăng ký kinh doanh để xuất hóa đơn cho khách thì luật sư cho em hỏi loại hình kinh doanh nào đơn giản, phù hợp với em nhất? Em phải đến đâu để đăng ký? Chi phí có nhiều không? Em cảm ơn luật sư !

LUẬT SƯ TƯ VẤN:

Nếu quy mô kinh doanh nhỏ, bạn muốn kinh doanh theo loại hình kinh doanh đơn giản nhất thì bạn có thể lựa chọn đăng ký hộ kinh doanh cá thể để kinh doanh và sử dụng hóa đơn quyển hoặc hóa đơn bán lẻ từng số xin cấp tại cơ quan thuế. Cụ thể trình tự như sau: theo điều 71 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP:

“1. Cá nhân, nhóm cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình gửi Giy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh. Nội dung Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh gồm:

a) Tên hộ kinh doanh, địa chỉ địa điểm kinh doanh; số điện thoại, số fax, thư điện tử (nếu có);

b) Ngành, nghề kinh doanh;

c) Số vốn kinh doanh;

d) Số lao động;

đ) Họ, tên, chữ ký, địa chỉ nơi cư trú, số và ngày cấp Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân thành lập hộ kinh doanh đối với hộ kinh doanh do nhóm cá nhân thành lập, của cá nhân đối với hộ kinh doanh do cá nhân thành lập hoặc đại diện hộ gia đình đối với trường hợp hộ kinh doanh do hộ gia đình thành lập.

Kèm theo Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh phải có bản sao hợp lệ Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình và bản sao hợp lệ biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập.

2. Khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan đăng kýkinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu có đủ các điều kiện sau đây:

a) Ngành, nghề kinh doanh không thuộc danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh;

b) Tên hộ kinh doanh dự định đăng ký phù hợp quy định tại Điều 73 Nghị định này;

c) Nộp đủ lệ phí đăng ký theo quy định.

Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người thành lập hộ kinh doanh.

3. Nếu sau 03 ngày làm việc, kể từ ngày nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh mà không nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh thi người đăng ký hộ kinh doanh có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

4. Định kỳ vào tuần làm việc đầu tiên hàng tháng, cơ quan đăng ký kinh doanh cấphuyện gửi danh sách hộ kinh doanh đã đăng ký tháng trước cho cơ quan thuế cùng cấp, Phòng Đăng ký kinh doanh và cơ quan quản lý chuyên ngành cấp tỉnh.

Theo Thông tư 176/2012/TT-BTC lệ phí đăng ký kinh doanh cá thể hiện nay là 100.000 đồng/lần. Trường hợp bạn muốn xuất hóa đơn VAT, bạn có thể tiến hành thủ tục đăng ký thành lập mới doanh nghiệp tại Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư thuộc tỉnh, thành phố nơi bạn có dự định đặt trụ sở công ty; Trước khi đăng ký thành lập mới, bạn cần phải làm thủ tục giải thể hộ kinh doanh của bạn.

CÂU HỎI THỨ 4: Chào luật sư. Tôi dự định lập 1 website bán áo thiết kế. Tôi có phải nộp thuế không và nếu có thì phải nộp những loại thuế nào? Xin cảm ơn luật sư !

LUẬT SƯ TƯ VẤN:

Căn cứ quy định của pháp luật, cá nhân bán hàng online (Sau đây gọi chung là cá nhân kinh doanh) sẽ phải nộp ba loại thuế khi bán hàng online, gồm: Thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân và lệ phí môn bài.

Thứ nhất, Lệ phí môn bài. Trong trường hợp thu nhập hàng năm của bạn thỏa mãn những điều kiện sau đây:

Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Nghị định 139/2016/NĐ-CP quy định, mức thu lệ phí môn bài như sau:

“2. Mức thu lệ phí môn bài đối với cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ như sau:

a) Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 500 triệu đồng/năm: 1.000.000 đồng/năm;

b) Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 300 đến 500 triệu đồng/năm: 500.000 đồng/năm;

c) Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 100 đến 300 triệu đồng/năm: 300.000 đồng/năm.”

Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 139/2016/NĐ-CP đối với cá nhân, hộ kinh doanh bán hàng online sẽ được miễn lệ phí môn bài khi có doanh thu hàng năm từ 100 triệu đồng trở xuống. Tức là, theo quy định hiện hành, lệ phí môn bài sẽ được thu căn cứ trên tổng doanh thu của hộ, cá nhân kinh doanh chứ không phụ thuộc vào thu nhập như trước đây nữa.Lệ phí môn bài cũng chia làm ba bậc thay thế cho sáu bậc như trước đây. Lệ phí môn bài nộp theo năm, thời hạn nộp cuối cùng nộp tiền lệ phí môn bài là ngày 30/01 hàng năm, trường hợp mới đứng ra kinh doanh thì thời hạn nộp là ngày cuối cùng của tháng đầu tiên mới đứng ra kinh doanh

Thứ hai, Về thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân (Thuế khoán)

Căn cứ theo quy định tại thông tư 92/2015/TT-BTC, cá nhân có hoạt động kinh doanh phải nộp thuế GTGT và TNCN (sau đây gọi chung là thuế khoán) khi có mức doanh thu trên 100 triệu đồng/năm.

Đối với hoạt động bán hàng online là hoạt động phân phối cung cấp hàng hóa tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là 1%; tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 0,5%.

Về tính thuế, áp dụng theo công thức: 

Số thuế GTGT phải nộp

=

Doanh thu tính thuế GTGT

x

Tỷ lệ thuế GTGT

Số thuế TNCN phải nộp

=

Doanh thu tính thuế TNCN

x

Tỷ lệ thuế TNCN

Doanh thu tính thuế được xác định theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư 92/2015/TT-BTC như sau:

” 2. Căn cứ tính thuế

Căn cứ tính thuế đối với cá nhân nộp thuế khoán là doanh thu tính thuế và tỷ lệ thuế tính trên doanh thu.

a) Doanh thu tính thuế

a.1) Doanh thu tính thuế giá trị gia tăng và doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân là doanh thu bao gồm thuế (trường hợp thuộc diện chịu thuế) của toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.”

Bạn xác định doanh thu của mình, làm tờ khai kê khai với cơ quan thuế theo quy định tại Điều 6 thông tư 92/2015/TT-BTC để cơ quan thuế khoán doanh thu tính thuế cho bạn. Thời hạn nộp tờ khai thuế khoán (mẫu 01/CNKD) là ngày 05/12 hàng năm, trường hợp cá nhân mới ra kinh doanh phải kê khai lần đầu trong thời gian 10 ngày kể từ ngày đứng ra kinh doanh.

Trường hợp cá nhân kinh doanh có sử dụng hóa đơn (Hóa đơn bán hàng do Cơ quan thuế phát hành), thì phải tiến hành tính thuế một lần trên hóa đơn và kê khai theo mẫu 01/BC- SDHD-CNKD theo quý, thời hạn kê khai là ngày thứ 30 của tháng đầu quý sau.

call-to-like

Đội ngũ luật sư – Công ty Luật TGS

lstuan

 

Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS

Luật sư Tuấn đạt được nhiều kinh nghiệm tư vấn pháp luật trong các lĩnh vực như khai thác khía cạnh thương mại của Quyền Sở hữu trí tuệ, viễn thông, đầu tư, doanh nghiệp, bất động sản…

thu

 

Nguyễn Thị Hường – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ/Doanh nghiệp

Là chuyên gia pháp lý về lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đã tham gia tư vấn cho các Khách hàng trong và ngoài nước về các vấn đề về đăng ký bảo hộ và giải quyết tranh chấp về Nhãn hiệu, Thương hiệu, Kiểu dáng, Sáng chế, hiện bà là Trưởng Phòng Nhãn hiệu của văn phòng luật TGS.

oanh

 

Nguyễn Thị Oanh – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ

Là một chuyên viên giỏi trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ, doanh nghiệp. Đặc biệt bà Oanh chuyên tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về giấy phép con như: giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động, kiểm nghiệm mỹ phẩm,.....

huongtran

 

Đặng Phương Chi – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ

Là một chuyên gia trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đặc biệt bà Hương là chuyên gia tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về nhãn hiệu, thương hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, bản quyền tác giả,...

tu van
ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS Law
  • Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Điện thoại: 0984.769.278
  • Email: contact.tgslaw@gmail.com
  • Hotline: 0985.928.544 - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!