Mạnh tay xử phạt hành vi kinh doanh, chuyển nhượng bất động sản có dấu hiệu trốn thuế

Mạnh tay xử phạt hành vi kinh doanh, chuyển nhượng bất động sản có dấu hiệu trốn thuế

Tình trạng mua, bán nhà, đất 2 giá (giá giao dịch, giá kê khai thuế khác nhau) để trốn thuế gây thất thu ngân sách. Quan điểm của ông như thế nào về vấn đề này?

Luật sư Nguyễn Văn Tuấn – giám đốc Công ty Luật TNHH TGS (Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội):

Hiện nay, tình trạng kê khai giá chênh lệch không đúng với thực tế trong hoạt động mua, bán nhà nhằm mục đích trốn thuế đang là một vấn đề nhức nhối đối với các cơ quan chức năng và đặc biệt là có tác động không tốt đến đời sống xã hội. Thực trạng này đã tác động tiêu cực đến đời sống xã hội, làm thất thu tiền thuế, gây nên sự thiếu minh bạch, công bằng trong thực hiện nghĩa vụ thuế.

Một trong những cách thức mà các bên thường sử dụng để giảm bớt các chi phí phải trả về nghĩa vụ nộp thuế và công chứng hợp đồng. Lợi dụng kẽ hở này, nhiều trường hợp khi tham gia mua bán, chuyển nhượng bất động sản đã lợi dụng, thỏa thuận với nhau về giá trị chuyển nhượng được ghi trong hợp đồng nhằm mục đích trốn thuế khi làm thủ tục đăng ký biến động tại cơ quan Nhà nước cấp có thẩm quyền.

Những hành vi này đã gây thất thu thuế cho Nhà nước và tiềm ẩn nhiều rủi ro pháp lý trong việc mua bán, chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Thậm chí, một thửa đất được giao dịch bán đi, bán lại cho nhiều người nhưng chỉ phải nộp thuế có một lần. Việc kê khai giá trị chuyển nhượng thấp hơn so với giá trị thật, nhằm mục đích trốn thuế là hành vi vi phạm pháp luật và có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội trốn thuế theo quy định tại Điều 200 Bộ luật hình sự 2015 với mức xử phạt từ 03 tháng đé 07 năm. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Thực tế, nhiều Dự án bất động sản “lách luật” bằng giá chênh. Tình trạng này diễn ra khá phổ biến nhiều năm qua. Vậy theo ông, cơ quan chức năng cần làm gì để siết chặt quản lý hoạt động kinh doanh, chuyển nhượng bất động sản của chủ đầu tư và các đơn vị môi giới, sàn giao dịch bất động sản?

Luật sư Nguyễn Văn Tuấn – giám đốc Công ty Luật TNHH TGS, thuộc Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội:

Trong những năm qua, dù các cơ quan quản lý đã có rất nhiều nỗ lực trong việc kiểm soát quá trình kê khai, nộp thuế của các đối tượng nộp thuế nhưng tình trạng trốn thuế trên thực vẫn diễn ra phức tạp và tinh vi. Để thực hiện được một cách có hiệu quả việc phòng, chống các hành vi gian lận, trốn thuế cần thực hiện một số giải pháp quan trọng nhằm góp phần hạn chế tình trạng thất thu thuế nhà nước.

Trước tình hình này, Bộ Tài chính cũng đề nghị Bộ Tư pháp, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các sở tư pháp phối hợp chặt chẽ với các cục thuế địa phương yêu cầu các tổ chức hành nghề công chứng hướng dẫn người dân, chủ đầu tư dự án bất động sản, doanh nghiệp kinh doanh, chuyển nhượng bất động sản kê khai trên hợp đồng công chứng theo giá thực tế mua bán, làm căn cứ tính thuế theo quy định của pháp luật, tránh thất thu Ngân sách nhà nước. Tổng cục Thuế được Bộ Tài chính giao chỉ đạo các cục thuế địa phương chủ động phối hợp cơ quan công an, sở tư pháp để đấu tranh xử lý có hiệu quả hành vi trốn thuế trong kinh doanh, chuyển nhượng bất động sản nhằm tăng cường công tác quản lý đối với hoạt động kinh doanh bất động sản, tập trung kiểm tra hồ sơ kê khai thuế của các doanh nghiệp, cá nhân; phối hợp với các sở, ngành để chống thất thu thuế đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản.

Theo đó, các cơ quan chức năng cần đặc biệt cần phối hợp chặt chẽ với các chi cục thuế tại địa phương để yêu cầu các tổ chức hành nghề công chứng hướng dẫn người dân, chủ đầu tư dự án bất động sản, doanh nghiệp kinh doanh, chuyển nhượng bất động sản, kê khai trên hợp đồng công chứng theo giá thực tế mua bán, để làm căn cứ tính thuế theo quy định của pháp luật, tránh thất thu ngân sách nhà nước.

Bộ Tài chính vừa có công văn đề nghị Bộ Công an chỉ đạo cơ quan công an các địa phương phối hợp với các cục thuế điều tra xử nghiêm các hành vi kinh doanh, chuyển nhượng bất động sản có dấu hiệu trốn thuế, nhằm răn đe, ngăn chặn và truy thu thuế cho ngân sách Nhà nước. Giải pháp này liệu có khả thi?

Luật sư Nguyễn Văn Tuấn – giám đốc Công ty Luật TNHH TGS, thuộc Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội

Công tác chống thất thu thuế là một nhiệm vụ quan trọng luôn được Bộ Tài chính quan tâm chỉ đạo sát sao, góp phần ngăn chặn các hành vi vi phạm về thuế trong lĩnh vực bất động sản mà còn giúp hạn chế tối đa việc thất thoát Ngân sách nhà nước hàng năm.

Tại Công văn số 438/BTC-VP đề nghị Bộ Công an chỉ đạo cơ quan công an các địa phương phối hợp với các cục thuế điều tra xử nghiêm các hành vi kinh doanh, chuyển nhượng bất động sản có dấu hiệu trốn thuế, nhằm răn đe, ngăn chặn, truy thu thuế cho ngân sách Nhà nước và yêu cầu các địa phương siết chặt việc xử lý hình sự đối với những hành vi trốn thuế liên quan đến hoạt động kinh doanh bất động sản.

Theo đó, Tổng cục Thuế đã có nhiều văn bản yêu cầu các cục thuế tăng cường công tác quản lý đối với hoạt động kinh doanh bất động sản, trong đó tập trung kiểm tra hồ sơ khai thuế của các doanh nghiệp, cá nhân; phối hợp với các sở, ngành để chống thất thu thuế đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản. Những nỗ lực của các cơ quan chức năng cùng với những giải pháp nêu trên đã phần nào hạn chế được hành vi vi phạm trốn thuế trong giao dịch, chuyển nhượng bất động sản. Tuy nhiên, vẫn rất cần có sự tăng cường phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa các cơ quan, ban ngành tại địa phương như: Cơ quan tài nguyên và môi trường, cơ quan tài chính, tư pháp, công an, thanh tra…

Trước đó, thực hiện chỉ đạo của Bộ Tài Chính, Tổng cục Thuế đã có nhiều văn bản yêu cầu các cục thuế tăng cường công tác quản lý đối với hoạt động kinh doanh bất động sản, trong đó tập trung kiểm tra hồ sơ khai thuế của các doanh nghiệp, cá nhân; phối hợp với các sở, ngành để chống thất thu thuế đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản nhưng thực tế kết quả đạt được không như mong đợi? Theo ông đâu là nguyên nhân?

Luật sư Nguyễn Văn Tuấn – giám đốc Công ty Luật TNHH TGS, thuộc Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội

Mặc dù, đã có nhiều văn bản yêu cầu các cục thuế tăng cường công tác quản lý đối với hoạt động kinh doanh bất động sản, trong đó tập trung kiểm tra hồ sơ khai thuế của các doanh nghiệp, cá nhân; phối hợp với các sở, ngành để chống thất thu thuế đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản nhưng thực tế kết quả đạt được không như mong đợi có thể là do sự thỏa thuận của các bên tại các văn phòng công chứng dẫn đến việc kiểm soát giá trị chuyển nhượng gặp nhiều khó khăn.

Thực tế, việc chuyển nhượng có sự chênh lệch giữa giá trị thực tế và trị giá được các bên thỏa thuận ghi trong hợp đồng công chứng. Nhiều quy định liên quan đến việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất chưa sát với thực tế, tạo nhiều kẽ hở cho các đối tượng mua bán trốn tránh trách nhiệm kê khai không đúng giá trị chuyển nhượng, khiến cho việc truy thu thuế và kiểm tra các hợp đồng chuyển nhượng trên thực tế.

Việc giao dịch mua bán chuyển nhượng được thực hiện thông qua hợp đồng giao dịch dân sự do các bên tự thỏa thuận với nhau. Do đó, việc các cơ quan chức năng cấp có thẩm quyền giám sát việc kê khai thuế là điều không thể thực hiện. Bởi vì, việc xác định rõ sự chênh lệch giữa giá trị chuyển nhượng thực tế với giá trị chuyển nhượng đã được các bên thỏa thuận ghi trong hợp đồng thường chỉ được phát hiện khi các bên có tranh chấp hoặc khi thực hiện đăng ký biến động tại cơ quan Nhà nước cấp có thẩm quyền. Điều này đã tạo ra nhiều kẽ hở khiến một số người cố tình khai thấp giá trị chuyển nhượng trong hợp đồng để giảm bớt tiền thuế, phí phải nộp theo nghĩa vụ tài chính, gây thất thoát ngân sách nhà nước.

Để xử nghiêm các hành vi kinh doanh, chuyển nhượng bất động sản có dấu hiệu trốn thuế có cần nâng mức xử phạt hay thêm chế tài xử lý nhằm răn đe, ngăn chặn và truy thu thuế cho ngân sách Nhà nước không, thưa ông?

Luật sư Nguyễn Văn Tuấn – Giám đốc Công ty Luật TNHH TGS, thuộc Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội

Trốn thuế tác động tiêu cực đến nền kinh tế, gây ra bất bình đẳng xã hội, làm xói mòn cơ sở thuế và thất thu ngân sách. Việc trốn thuế chủ yếu xuất phát từ cơ chế chính sách pháp luật còn thiếu chặt chẽ, chế tài xử phạt chưa nghiêm minh.

Tại điểm b khoản 1 Điều 15 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP, ngày 05/12/2020 của chính phủ đã quy định rõ căn cứ ấn định thuế trong trường hợp kê khai giá chuyển nhượng, mua bán nhà đất thấp hơn giá thị trường. Vì thế, việc ban hành bảng giá đất của UBND cấp tỉnh phải sát giá thị trường. Thực hiện áp dụng các chế tài xử lý, mức xử phạt mạnh tay đối với những đối tượng có hành vi vi phạm trong hoạt động kinh doanh, chuyển nhượng bất động sản.

Ban hành thêm chế tài xử phạt mạnh tay đối với cá nhân, doanh nghiệp phát sinh hành vi trốn thuế. Ngoài việc phân cấp, phân quyền cho các địa phương trong việc tăng cường kiểm soát chống thất thu thuế cần phải có sự điều chỉnh, sửa đổi quy định đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động công chứng, chứng thực hợp đồng chuyển nhượng quyền sửu dụng đất nhằm ngăn chặn thất thu thuế. Nếu cá nhân, cơ quan, tổ chức nào vi phạm thì cần xử lý nghiêm. Đặc biệt là các trường hợp công chứng viên, cán bộ tư pháp xã, phường xác nhận sai giá trị thực tế chuyển nhượng trên hợp đồng mua bán, chuyển nhượng nếu đủ căn cứ xác định có thông đồng, bao che, làm lơ để xảy ra thiệt hại cho ngân sách nhà nước hoặc các tổ chức, cá nhân.

Chính quyền địa phương các cấp cần phải tăng cường thực hiện các chương trình giáo dục pháp luật, tuyên truyền pháp luật về thuế cho người dân. Việc giáo dục ý thức pháp luật về thuế cũng nên chú trọng đến việc công khai bản án và hình phạt của những đối tượng vi phạm nghiêm trọng thông qua các phương tiện truyền thông. Việc xây dựng hình ảnh trốn thuế là xấu xa và trái đạo đức có thể khiến nhiều người đang có ý định vi phạm phải ngần ngại.

»BÁO TRÍ ĐƯA TIN:

Báo điện tử Kinh tế & Đô thị – Cơ quan chủ quản: UBND TP Hà Nội đăng tải ý kiến Luật sư Nguyễn Văn Tuấn – Giám đốc Công ty Luật TNHH TGS: https://kinhtedothi.vn/siet-chuyen-nhuong-nha-dat-hai-gia-chong-that-thu-ngan-sach.html

Báo tri thức và cuộc sống: https://tamnhin.trithuccuocsong.vn/manh-tay-xu-phat-hanh-vi-kinh-doanh-chuyen-nhuong-bat-dong-san-co-dau-hieu-tron-thue-117209.html

call-to-like

Đội ngũ luật sư bào chữa – Công ty Luật TGS

lstuan

 

Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS

Ông là một luật sư giỏi có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai. Luật sư đã tham gia tranh tụng nhiều vụ án tranh chấp đất đai, vụ án hình sự, kinh tế, thương mại,.. trên toàn quốc.

lshunga

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám Đốc Công ty Luật TGS

Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng là một luật sư giỏi, đã từng công tác tại Công ty Luật TNHH NHB và nhiều công ty luật có thương hiệu khác, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Đất đai, hình sự, dân sự.

lshungb

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Luật sư Công ty Luật TGS

Luật sư Đức Hùng từng công tác tại nhiều tổ chức hành nghề luật sư uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tranh tụng hình sự, đất đai, tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình.

lsson

 

Luật sư Hà Huy Sơn – Luật sư Công ty Luật TGS

Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực hình sự. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Hình Sự, luật sư Hà Huy Sơn đã gây dựng được cho mình thương hiệu riêng và sự uy tín vững chắc đối với khách hàng.

tu van
ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS Law
  • Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Điện thoại: 0984.769.278
  • Email: contact.tgslaw@gmail.com
  • Hotline: 0985.928.544 - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!